Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.
-
Cao Đài Giáo hướng dẫn nhân sinh giải quyết cùng một lúc hai mặt Thế Đạo và Thiên Đạo trong ...
-
Truyền kỳ về Bát Tiên có lẽ bắt đầu từ triều đại nhà Đường, và câu chuyện cũng thay đổi ...
-
Lúc ra đi, Mẹ đã trang bị cho mỗi đứa con một cái túi “ VẠN BỬU NAN” đựng 8 ...
-
Troisième Ere Universelle du Salut Divin de Dai Dao Organisme de Diffusion du Dai Dao Questions et Réponses sur le CAODAÏSME Traduit du vietnamien par L’église Cao ...
-
1. VŨ TRỤ 宇 宙 – THIÊN ĐỊA 天 地 001. Thiên địa chi gian, kỳ do thác thược hồ? Hư ...
-
Ngài Bác Nhã Thiền Sư trong bài Chánh Pháp Nhãn Tạng – Niết Bàn Diệu Tâm đã cho chúng ta ...
-
Người chèo đò ở Sangam chỉ xuống dòng nước đục ngầu của sông Hằng, nơi gặp dòng nước màu xanh ...
-
"Jésus Thánh Chúa đã từ lâu, Rửa tội nhơn sanh đổ máu đào, Dựng thế bằng lời ...
-
Trong một lần lâm đàn trợ giúp các vị hướng đạo thực thi đạo sự, Đức Quảng Đức Chơn Tiên ...
-
Đức Bát Nhã Thiền Sư & Đức Quan Thế Âm Bồ Tát dạy tại Minh Lý Thánh Hội & Huờn ...
-
Trong những kỳ lễ cúng Tứ Thời chúng ta đều có đọc kinh VÌ THIÊN ĐẾ do Đức Đạo Tổ ...
-
9. TU KỶ 修 己 – ĐÃI NHÂN 待 人 191. Xí giả bất lập, khóa giả bất hành. Tự hiện ...
Thuần Chơn
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 03/01/2010
Diệt trừ niệm lự
***
Điều tối kỵ nhứt đối với thiền gia là niệm lự, vì Thiền là phải diệt trừ niệm lự. Cốt yếu của Thiền là vô niệm, lấy sự thanh tịnh làm tôn chỉ. Nếu tâm còn niệm lự, còn vọng động thì làm sao thanh tịnh được mà đạt máy huyền cơ, khởi mạch khí Tiên Thiên hằng hữu nơi người. Đức Lão Tổ có bảo tịnh viên trong khóa tu 28.4.01 về nhà trong 3 tháng hãy cố gắng diệt trừ niệm lự.
Ta hãy định nghĩa hai chữ niệm lự và tại sao thiền cần thiết phải diệt trừ niệm lự ? Và tìm cách nào để diệt trừ được niệm lự ?
Niệm lự là gì ? Niệm là nhớ lại, là nghỉ đến; lự là lo lắng,nghĩ ngợi, suy tính. Tóm lại Niệm lự làm cho tâm vọng động, đảo điên nghĩ nhớ lo lắng đủ điều thì làm sao tâm được lặng lẻ, lắng yên, thanh tịnh được?
Chúng ta hãy bình tâm lắng nghe lời khuyên nhủ của Đức Bảo Pháp Chơn Quân về việc này vì nó rất cần thiết cho tịnh viên muốn đạt được kết quả trước khi nhập vào tịnh đường:
"Chư tịnh viên nên suy nghĩ, sư vô vi, đạo vô vi, ắt phải đòi hỏi nơi người học đạo có một tâm chí kiên trì chuyên nhứt. Bước vào đơn phòng để thiền định, thì phải dứt bỏ mọi niệm lự, duyên cảnh nơi tâm. Ngoài Đạo tâm không còn điều gì đáng suy nghĩ, ngòai pháp tâm không có gì đáng chăm lo, ngoài sự tâm thanh tịnh, không còn có gì để nhớ nhung vươn vấn.
Được như vậy, thì ngày ngày sáng suốt, bá bịnh tiêu trừ, mới dễ dàng tu đơn kiết thánh được"
Để trấn an đức tin, vững vàng xin hãy nghe Thánh Ý của Đức Như Ý Đạo Thoàn Chơn Nhơn vì tình thương ưu ái hướng dẫn dắt dìu chúng ta trên đường tu tịnh. Ngài cắt nghĩa thiền định là gì ?
"Thiền là tâm vô niệm, định là dừng lại tất cả. Vào thiền mà tâm chưa dứt niệm, đời sống vật chất lại chi phối rất nhiều làm tinh thần mờ mệt, thân thể nặng nề tê nhức, ngứa ngái đủ điều, định chưa được nên bị hôn trầm, ngủ gà, ngủ gật… Đó là bịnh chung của hành giả"
Đức Chơn Nhơn còn dạy thêm rất kỹ : "Điểm đích trước tiên của người tu luyện công phu là lấy sự thanh tịnh làm tông. Thanh tịnh nơi đây không có ý nghĩa ngồi sửng như cây khô, như vách đá bất giác vô tri, mà thanh tịnh là giữ cho tâm đừng xao xuyến, ý đừng động, để noi theo cái lý vận hành của trời đất giáng thăng để sống, để làm cho tự thân, cho bổn phận vi nhân."
Xin tạm giải : ngoài trời đất thì có cái lý vận hành giáng thăng không ngừng nghỉ, trong nội thân ta phải vận chuyển hô hấp khí để điều hòa với nhịp điệu thiên nhiên để sống cho tự thân, để trừ bệnh tật, đó là bí quyết của công phu thiền định mà chúng ta đã được Ơn Trên chỉ dạy chu đáo tận tình. Đức Lão Tổ có dạy: "Hãy để lòng thanh tịnh, thanh tịnh cho đến khi nào cảm nhận thấy các thứ sân, si, kỳ thị, độc tôn vị kỷ, dị biệt và bất nhứt không còn chỗ nào xuất hiện, thì mọi việc sẽ an bày ổn định, từ cá nhân cho đến tập thể, vì các thứ ấy là nguồn gốc cho bản ngã. Diệt trừ thứ đó rồi thì bản ngã không còn, vô minh chẳng có, trí huệ phát sanh, nên thông suốt thì có gì làm ngăn ngại trên bước đường sứ mạng Thiên ân" (Đông Phương Lão Tổ).
Phương pháp để trừ niệm lự là tọa thiền mà chư Phật tiên đã chỉ truyền cho chúng ta tu tập tùy theo căn cơ mỗi vị.
Phải lưu ý để dè chừng lục căn; tai nghe mà chẳng phân biệt, mắt nhìn thấy sắc trần mà chẳng phân biệt;mũi ngửi mùi trần mà chẳng phân biệt, lưỡi nếm vị trần mà chẳng phân biệt; thân chạm vật trần mà chẳng phân biệt. Chính vì phân biệt mà có ưa, ghét, thân, thù, khao khát ước vọng để kết thành nghiệp quả luân hồi.
Chúng ta tâm niệm lời dạy của Đức Bảo Pháp Chơn Quân để kết luận buổi tu học :
"Người tu hành chơn chánh cần phải có một tâm chuyên nhứt,Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 15-02 Nhâm Tuất vô kỷ, vô cầu, vô niệm thì quỉ vô thường sẽ bất lực trước thần lực của hành giả". Chúng ta hãy tin chắc là "nếu chúng ta công phu đại định được thì đương nhiên chúng ta đạt được thần lực khả dĩ đẩy lui được tà khí vây hãm chúng ta.". Khi tọa thiền chúng ta cần lưu lý lời khuyên của Đức Như Ý Đạo Thoàn :
"Vào thiền định mắt, tai gìn giữ
Vì ngó nghe, niệm lự mới sanh
Biết rồi các cửa đóng canh,
Giữ cho thần khí lưu hành động cơ".
Các cửa là lục căn, sáu cửa ngõ ra vào là nhãn, nhĩ,tỉ, thiệt, thân, ý. Hễ cửa mở thì lục trần xâm nhập vào làm niệm lự đảo điên xáo trộn, tâm trung không được thanh tịnh để công phu thiền có hiệu quả. Kinh nói :
"Đóng sáu cửa ngăn ngừa bảy tướng"
là đóng sáu căn đó để ngăn ngừa không cho bảy tướng giặc là thất tình: hỉ, nộ,ái, ố, ai, lạc, cụ xâm nhập vào thành tức là tâm nội. Trong hai cửa ngõ nguy hiểm nhứt là cửa mắt và tai, nên Ơn Trên có dạy : "thính thị khôn động, tình không nhiễm trần".
Tai, mắt không động đậy thì tâm không nhiễm bụi trần.
"Khi khí ấy trở thành chánh khí,
Khiến cho loài tà mị lánh xa,
Bấy giờ ta biết được ta,
Cao Đài nội tại, ta là chủ ông"
Nói tóm lại, chúng ta muốn diệt trừ niệm lự thì phải tọa thiền, hồi quang phản chiếu (nội quán) ngó thẳng vào tâm nội để soi chiếu cho thấy chơn tánh, nhà Phật gọi là minh tâm kiến tánh.
Đức Thái Thượng Lão Quân cũng nói : "Ngô tòng vô lượng kiếp, nội quán đắc đạo, nãi chí hư vô". Tạm dịch : Ta từ vô lượng kiếp tới nay, dùng nội quán mà đắc đạo, mà tới được Hư Vô.
Sách Tính mạng khuê chỉ có viết " quán tâmkhông dễ, chỉ chỉ là đình chỉ, dừng lại, chận niệm lại còn khó hơn quán tâm là nhìn vào xem xét cái tâm niệm khó hơn. Cho nên chỗ niệm khởi đầu là căn cơ sinh tử".
Kết luận : Chư tịnh viên chúng ta phải chú tâm vào lời dạy của Đức Lão Tổ Tôn Sư: ….từ cấp Sơ cơ cho đến luyện kỷ huờn đơn, chư đệ muội phải nhớ: trước sau đều không một niệmTâm vô nhứt niệm (Huệ Năng), có như thế để thân tâm thanh lãng, hiệp thần tú khí"
Đông Chí Bính Tuất (2006)
Phụ lục :
Kinh Khởi tín luận của Phật giáo có nói :
"Ly niệm là cốt yếu của sự tu hành.Vô niệm là đạt đến mức chứng nhập chơn như".
Mời đọc thêm:
[ Mời đọc thêm: L' Initiation a la meditation caodaiste (Mục Thư Viện - Tủ sách Cao Đài]