Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.
-
CAO thượng bổn nguyên Đạo chí thành , ĐÀI tiền chực rước đám lương sanh. GIÁO minh chơn lý ...
-
Đôi khi tôi tự hỏi: điều gì đã làm nên sự sống của tôi? Có phải do công cha nghĩa mẹ ...
-
“Mình đã vào Đạo, đã hy sinh rượu ngon thịt béo để trai lạt, đã hy sinh giờ giấc thụ ...
-
Quan niệm của Lãn Ông về Thận có rất nhiều điểm tương tự với những khái niệm mới mẽ nhất ...
-
Điều thứ hai mươi của Tân Luật có qui định Chức sắc giữ Thánh thất mỗi ngày phải làm tiểu ...
-
Quan điểm MỖI NGƯỜI CHÚNG TA ĐÓNG GÓP ĐƯỢC GÌ CHO NHÂN LOẠI? Một nhà tư vấn chính sách , Simon Anholt, ...
-
Kỷ niệm lễ Khai Minh, Nén hương nguyền lâng lâng tâm đạo, Nhớ người xưa gian khổ theo Thầy hằng chỉ giáo ...
-
Hội Thánh Cao Đài Ban Chỉnh Đạo – Tòa Thánh Bến Tre Lược ghi một số sự kiện lịch sử
-
LỜI GIỚI THIỆU Đức Lý Thái Bạch Đại Tiên Trưởng là Nhất Trấn Oai Nghiêm trong Tam Trấn Oai Nghiêm Đại ...
-
Ca dao Việt Nam có câu: “Tu đâu cho bằng tu nhà; Thờ cha kính mẹ mới là chơn tu.” Kinh Tứ ...
-
Tuy căn trí chúng sanh vô lượng, pháp môn vô lượng; hành giả không nhứt thiết phải khảo sát và ...
-
TÓC CÀI HOA SỨ ...
CQPTGLĐĐ
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 24/06/2010
Tổng quan về Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ
Tuy cơ cứu độ do đức háo sanh của Thượng Đế mở ra, nhưng nhất nhất đều dựa vào những nguyên lý tự nhiên và đương nhiên của Càn Khôn vũ trụ.
Trước nhất là nguyên lý Thiên Địa vạn vật đồng nhất thể, mà qua đó, giáo lý Đại Đạo nêu lên một Đại bản thể Đại Linh Quang là nguồn gốc phóng phát vô vàn Tiểu Linh Quang đồng thể, những hạt giống tâm linh được gieo vào cơ tiến hóa của vạn vật.
Chính nhờ có mối tương quan Đại Linh Quang – Tiểu Linh Quang mà vạn vật luôn luôn được hấp dẫn, thúc đẩy và có khả năng tiến hóa trở nên một chủ thể hoàn thiện.
Trên đường tiến hóa, đạt đến địa vị làm người là đã trở nên một chủ thể tối linh trong vạn vật, có khả năng tương cảm tương ứng với Thượng Đế Đại Linh Quang, có quyền năng góp phần cùng Tạo Hóa tạo dựng, dưỡng dục quần sanh. Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo đã dạy:
"Trời với người tuy hai mà một,
Máy Trời ban, then chốt do người;
Linh Quang trong sạch tốt tươi,
Trược trần ô nhiễm, ra người phàm phu." Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo; Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, Tuất thời, 15-07 Quý Sửu (13-08-1973); Thánh Giáo Nguyên Bổn
Đức Quan Âm Bồ Tát dạy:
"Nên Đạo nên người tự bấy lâu,
Phải lo tìm lại chốn nguồn đầu;
Thiên nhơn hiệp nhứt đều do ở,
Tâm của chính người biết nhiếp thâu." Đức Quan Âm Bồ Tát; Minh Đức Tu Viện, Ngọ thời, 13-01 Ất Mão (23-02-1975); Thánh Giáo Nguyên Bổn
Do đó giáo lý Đại Đạo chấp nhận quan niệm "Tam tài đồng đẳng".
Trên cơ sở Trời Người đồng nhất và Tam tài đồng đẳng, con người đương nhiên có sứ mạng làm người rất cao quý. Chính thế gian là môi trường lập công bồi đức và rèn luyện để con người có thể tiến hóa ngày càng cao cho đến khi thoát khỏi luân hồi, vào hàng thượng đẳng thiêng liêng. Đó là sứ mạng vi nhân mà mỗi người phải hoàn thành giữa gia đình, xã hội, dân tộc và đồng loại:
"Sứ mạng cao cả được đặt định cho loài thượng đẳng chúng sinh ở cõi này là sứ mạng vi nhân, được thay Trời mà quản cai muôn vật trong luật tắc sinh hóa, và có đủ quyền năng tự giải thoát để tiến hóa." Đức Đông Phương Chưởng Quản; Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, Hợi thời, 01-01 Quý Hợi (13-01-1983); Thánh Giáo Nguyên Bổn
Trong Tam kỳ phổ độ, những bậc nguyên nhân được Đức Chí Tôn ban trao quyền pháp còn thọ nhận sứ mạng trọng đại hơn nữa, đó là sứ mạng đại thừa hay "thế thiên hành hóa" cứu độ nhân sanh.
Nhằm cứu độ nhân loại một cách toàn diện, Đức Chí Tôn dùng tôn chỉ "Tam giáo quy nguyên, ngũ chi phục nhứt" để lập thành chánh pháp Đại Đạo. Ấy là quy nguyên Tam giáo, Ngũ chi để có đủ quyền pháp thực hiện mục đích "Thế đạo đại đồng, thiên đạo giải thoát".
Trên mục tiêu "Thế đạo đại đồng", giáo lý Đại Đạo chủ trương phục hồi nhân bản, tạo thế nhân hòa. Vì chỉ khi nào mỗi người quay lại sống đúng cương vị con người đích thực với đầy đủ nhân tính và thuơng yêu, tôn trọng mọi người, đối xử xứng đáng với nhân vị của họ, thế gian mới trở nên đời thánh đức hay thế giới đại đồng:
"Nhân bản có sáng chói, con người mới cảm thấy mình là con người." Đức Lê Văn Duyệt Đại Tiên; Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, Tý thời, 14 rạng 15-02 Canh Tuất (21-03-1970); Thánh Giáo Nguyên Bổn
Trên mục tiêu "Thiên đạo giải thoát", Đức Chí Tôn ban trao Tân pháp Cao Đài, dùng pháp môn tánh mạng song tu độ dẫn các hàng môn đệ cầu đạo giải thoát. Đây là những người bước vào Thiên đạo. Trong Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, Thiên đạo là Thiên đạo đại thừa, tức hành giả phải song hành "tự độ – độ tha", có nghĩa muốn thực hành thiên đạo thành công đắc quả, phải nhận lãnh sứ mạng tận độ chúng sanh:
"Thiên Đạo trường lưu khắp vạn loài,
Chuyển cơ tiến hóa nhiệm mầu thay;
Đại Thừa sứ mạng hành thiên đạo,
Nào quản hè đông nẻo dặm dài." Đức Đông Lâm Tiên Trưởng; Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, Tuất thời, 15-10 Đinh Tỵ (25-11-1977); Thánh Giáo Nguyên Bổn
Điểm đặc biệt của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ là thế Thiên nhân hiệp nhứt. Chính Đức Chí Tôn nắm giữ chánh pháp và đặt quyền pháp vào cơ đạo, đồng thời, ban trao quyền pháp cho hàng sứ mạng hầu thực hiện mục tiêu phổ độ. Quyền pháp mở đầu đại cuộc khai minh Đại Đạo là tôn giáo Cao Đài:
"Đại Từ Phụ dựng Cao Đài nơi vùng Đông Nam Á này để làm quyền pháp. Chính sứ mạng quyền pháp nầy thúc đẩy mọi sở vật thực tại tôn giáo kết thành thực thể Đạo Cứu Thế trong Tam Kỳ Phổ Độ, cũng như cái ngòi gà trong quả trứng vậy." Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo; Nam Thành Thánh Thất, Tý thời, 01-01 Kỷ Dậu (16-02-1969); Thánh Giáo Nguyên Bổn
Quyền pháp chính là cái gạch nối giữa "Thiên" và "Nhân" để lập thành thế pháp vận hành Thiên lý, chuyển cơ quy nguyên phục nhất đến vạn giáo, vạn linh.
Tổng quát, Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ là đại cuộc hi hữu của thiên cơ nhằm kết thúc một chu kỳ lịch sử của thế giới nhân loại đã trải qua Thượng nguơn, Trung nguơn, đến Hạ nguơn.
Hi hữu, vì Đức Chí Tôn đang xoay chuyển để cuộc phân hóa của vạn giáo và vạn sanh được quy nhất về Đại Đạo do chính Ngài làm chủ, đồng thời thanh lọc, tuyển chọn những đối tượng tiến hóa để xây dựng đời Thượng nguơn mới. Đó là nguyên lý Nhất tán vạn – vạn quy nhất của Đạo.
Hi hữu hơn nữa là cuộc vận chuyển phản bổn hoàn nguyên nầy tuy do Thượng Đế định đoạt nhưng lại xoay quanh cái trục càn khôn nối liền hai trung tâm quyền pháp là Thái Cực Thánh Hoàng và ngôi Hoàng Cực của vạn linh:
"Hoàng Cực tức là ngôi Trung Hòa giữa Thiên Địa vạn vật vậy. (…) Đời có được an bình, có lập được Thượng Nguơn Thánh Đức, là chính mỗi con người phải nhận chân một Di Lạc thực sự ở con người. Từ bi, bác ái, công bình, chánh trực, đại đồng, năm căn bản này sẽ thị hiện Di Lạc Thiên Tôn. Nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, đó là ngôi Hoàng Cực." Đức Vạn Hạnh Thiền Sư; Trúc Lâm Thiền Điện, 07-04 Canh Tuất (11-05-1970); Thánh Giáo Nguyên Bổn
Đó là vạn linh hiệp với Chí linh, mới hoàn thành cơ đạo.
Thế nên, Đại Đạo được biểu trưng bằng Thiên Nhãn là Ngôi Nhứt nguyên chủ tể, có thần lực sáng soi, hiệp nhứt với chân tâm con người tịnh khiết hầu đưa chúng sanh vào cuộc tái tạo dinh hoàn.
Vì vậy, hai chữ Cao Đài vừa có nghĩa là trung tâm vũ trụ, vừa là thang tiến hóa của vạn sanh, vừa là Chân lý vĩnh cửu để tất cả quy về, viên thành trong Đại Bản Thể tức Thượng Đế Chí Tôn, mà chỉ trong cơ cứu độ kỳ ba, là cơ hội ngàn năm một thuở, Cao Đài thị hiện để lập thành Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.
Mời đọc thêm Bài Pháp Văn:" Notions fondamentales du Caodaisme"