Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.
-
Linh Quang Tự hay Linh Quang Phật Đường là ngôi tổ đình phái Phổ Tế chi Minh Sư.
-
Thánh giáo Đức Hà Tiên Cô dạy chư tịnh viên. Đây là bài giáo pháp rất đặc biệt, là một cẩm ...
-
Nói đến Cao Đài, chúng ta thường nghĩ đến đạo Cao Đài. Nói đến vũ trụ, chúng ta thường nghĩ ...
-
Vạn Hạnh (Hán tự: 萬行) (938 – 1025) là tên một vị thiền sư người Việt có nhiều đóng góp ...
-
GIỚI KHẨU KINH (Trích Minh Thiện Chơn Kinh-Ngọc Linh Thánh Tịnh "Phụng Lầu" ấn tống năm Kỷ Hợi 1959) * * * . ...
-
Vào mùa Giáng sinh năm nay (2013), trong khi khắp nơi đang hướng về kỷ niệm ngày xuống thế của ...
-
Tóm lược. Dựa trên những nét đẹp đạo đức trong truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam, kết hợp ...
-
Đức tin Cao Đài xác minh vũ trụ tâm linh có những giai tầng tiếp diễn con đường tiến hóa ...
-
Lễ nhạc và thánh thi Cao Đài Trong buổi sơ khai của đạo Cao Đài, Đức Chí Tôn đã dạy chư ...
-
Mở đầu Nhìn lại lich sử tôn giáo thế giới, qua Nhất kỳ, Nhị kỳ Phổ Độ, Đức Thượng Đế đã ...
-
Trước khi Lão muốn chỉ đường vẽ lối cho các phận sự Ngọc Minh Đài, Lão muốn nói với toàn ...
-
BỐN BÀI THÁNH GIÁO ĐẦU TIÊN SẼ LẦN LƯỢT HỌC TRONG NĂM 2017 -ĐINH DẬU
CQPTGLĐĐ
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 24/06/2010
Tánh Mạng Song Tu
Tu tánh tức là luyện thần để cho điểm Tiểu Linh Quang trở nên sáng suốt linh diệu, có đủ quyền năng sánh cùng Trời Đất trong thế Tam Tài.
Tuy nhiên, sự luyện thần chỉ hoàn chỉnh khi được chuẩn bị và hổ trợ bởi việc luyện kỷ để chế phục thất tình lục dục, tạo điều kiện cho thần tĩnh lặng, phàm tánh trở thành Chơn Tánh, Nguyên Tánh.
2. Tu mạng
Tu mạng là luyện khí và luyện tinh, mà chủ yếu là luyện khí.
Tuy có sự minh định về tu tánh và tu mạng, nhưng đó là hai việc không thể tách rời nhau, vì phải luôn có sự kết hợp đồng bộ giữa tinh, khí, thần trong quá trình tu luyện.
Thần có tĩnh lặng mới có thể chủ động dẫn khí hậu thiên (dưỡng khí thông thường) trong từng hơi thở để chế luyện thành Khí Tiên Thiên, là cơ sở tạo nên Nhị Xác Thân. Tác dụng đầu tiên là thân sanh khoẻ mạnh, hình thể tươi nhuận và tinh thần trở nên linh hoạt sáng suốt hơn, sự sống và sức sống càng phát triển. Khí Tiên Thiên càng tích lũy được nhiều, sự sống càng dài lâu.
Nếu tu tánh để tạo nguyên thần, thì tu mạng để có nguyên khí. Thần khí đầy đủ là âm dương hiệp nhất, có khả năng kết hợp cùng Trời Đất.
"Thời mạt kiếp, cơ tận độ sắp bày, người tu hành nhơn đó mà lập công bồi đức để đoạn nghiệp tiền khiên và song song với sứ mạng cứu độ, phải công phu tu tánh luyện mạng để giải thoát luân hồi, tạo cho mình được khả dĩ xứng đáng vào hàng Thần, Thánh, Tiên Phật." Đức Như Ý Đạo Thoàn Chơn Nhơn; Vĩnh Nguyên Tự, Hợi thời, 18-01 Nhâm Tuất (11-02-1982); Thánh Giáo Nguyên Bổn.
3. Tánh mạng song tu và con đường phản Bổn hoàn Nguyên
Đức Đông Phương Lão Tổ có dạy:
"Đại Đạo thì rất giản dị, chỉ có âm dương, thần khí, tánh mạng đó thôi. Người biết có tánh mạng, biết dụng chỗ âm dương, thần khí để nuôi dưỡng tánh mạng, thì sự sống mới hòa nhịp được với thiên nhiên để tâm hồn được sáng suốt vững vàng, sẽ hòa hợp được với đời hầu xây dựng đời an lạc thái bình." Đức Đông Phương Lão Tổ; Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, Tuất thời, 04-06 Tân Dậu (05-07-1981); Thánh Giáo Nguyên Bổn.
Thế gian là môi trường thuận lợi nhất để học tập, rèn luyện. Thân xác là phương tiện thích hợp nhất cho sự rèn luyện tại thế gian để phàm tánh và thân mạng thăng hoa thành chơn tánh, chơn mạng trường tồn bất hoại, linh diệu biến thông. Kết quả ấy sẽ đem lại lợi ích cho người tu hành lúc còn sống cũng như sau khi thoát xác.
Lúc sống thì thân thể khỏe mạnh, tâm trí sáng suốt, trên thông lý trời, dưới đạt lý đất, chung quanh thì thấu suốt lòng người; đối với xã hội thì hành động ích lợi cho nhân sanh, giáo dân vi thiện, đưa bước đồng loại trở lại quê xưa, hoàn thành sứ mạng đại thừa thiên đạo. Lúc bỏ xác là đã đủ điều kiện trở về cõi an lạc vô sanh bất diệt. Đó là tinh thần:
"Thân tuy ở cõi ta bà,
Mà tâm linh đã thoát ra cửa phiền." Đức Quan Thế Âm Bồ Tát; Thánh Thất Bình Hòa, Ngọ thời, 08-04 Canh Tuất (12-05-1970); Thánh Giáo Sưu Tập 1970-1971, tr 66.
hoặc:
"Diệt vô minh, Niết Bàn kiến đắc
Tận vô minh, xã tắc thanh bình
Người người không cụ không kinh
Vì bao thảm trạng điêu linh giận hờn." Đức Quan Thế Âm Bồ Tát; Thánh Thất Bình Hòa, Ngọ thời, 08-04 Canh Tuất (12-05-1970); Thánh Giáo Sưu Tập 1970-1971, tr 66.
Tuy nhiên, nói như thế không phải là đòi hỏi mọi người phải đạt được trình độ ấy. Nhân sanh căn trí vô lượng. Phương pháp tu tánh luyện mạng vẫn có nhiều mức độ để ai cũng có thể theo được và có lợi ích cho bản thân. Nếu người biết tiết chế lòng tham dục, biết sống cuộc đời điều độ, tự bảo dưỡng mình theo đạo lý, ít nói, ít buồn, ít giận, không xa hoa cũng chẳng khắc khổ,... tức là đã tạo cho mình một cuộc sống hạnh phúc ở thế gian vì không cảm thấy thiếu thốn, cũng không bệnh hoạn.
"Siêng lo hành đạo lập công phu,
Bất cứ người nào cũng dễ tu;
Sự sống hàng ngày chen đạo lý,
Khỏi cần thạch động với non vu." Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo; Ngọc Minh Đài, Tuất thời, 15-01 Kỷ Dậu (03-03-1969); Thánh Giáo Nguyên Bổn.
4. Kết luận
Tu tánh luyện mạng theo tân pháp đại ân xá của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, nhân sanh có nhiều khả năng tiến hóa trong cuộc sống tại thế gian và ngay cả sau khi bỏ xác phàm:
"Thượng Đế vị nhân sanh mà khai đạo pháp để con cái của Thầy học hỏi và hành theo đúng chánh pháp, đến ngày công quả viên mãn sẽ trở về hiệp nhứt cùng Thầy. Lúc bấy giờ, con là Thầy, là Phật, Tiên, Thánh, Thần. Đó là đường lối tuyệt đích của Đại Đạo." Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế; Thiên Lý Đàn, 14-02 Ất Tỵ (15-02-1965); Thánh Giáo Nguyên Bổn.