Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.
-
ĐẤNG CHÍ TÔN luôn luôn ngự trong tâm thanh tịnh của chư đệ muội. Phật thánh tiên luôn luôn hộ trì, ...
-
BỘ THIẾT GIÁP CỦA NGƯỜI TU Trong Thánh Ngôn Hiệp Tuyển, Quyển 1, Thầy đã dạy như sau: "Bởi vậy cho ...
-
Mùa tu Thu Phân năm Mậu Tý, chúng ta được hướng dẩn về "Rèn tâm vô niệm". Ngày 19.9.2008. Vô niệm là ...
-
Hằng ngày ở nhà, mỗi khi bận việc, má thường bảo tôi thay má châm nước cúng Thầy. Nhờ vậy ...
-
“Ta là ánh sáng đã đến thế gian, để bất cứ ai tin Ta, người ấy sẽ không ở trong ...
-
Sinh ra trong một gia đình có 7 anh chị em, ông Lê Đình Nghiên thuộc thế hệ thứ ba ...
-
Troisième Ere Universelle du Salut Divin de Dai Dao Organisme de Diffusion du Dai Dao Questions et Réponses sur le CAODAÏSME Traduit du vietnamien par L’église Cao ...
-
THÁI hoà xuân khởi Phục[1] và Lâm, THƯỢNG trí[2] gieo trồng khắp cõi tâm; LÃO noãn non già theo đúng độ, QUÂN bình ...
-
Tư tưởng Đạo gia 道家思想 ● Lê Anh Minh dịch 15. DANH LỢI 名 利 – ĐẮC THẤT 得 失 337. Danh ...
-
Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, Tuất thời, Rằm tháng 9 Giáp Dần (29.10.1974) KIM QUANG ĐỒNG TỬ, Tiểu Thánh chào chư Thiên ...
-
Quan niệm của Lãn Ông về Thận có rất nhiều điểm tương tự với những khái niệm mới mẽ nhất ...
-
Đến chiều tối 22-12, "ông đồ thời @" Trịnh Tuấn đã thực hiện được hơn 2.200 câu thơ Truyện Kiều ...
Ban Biên Tập tổng hợp
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 07/06/2013
Tôn giáo và văn hóa điêu khắc Chăm (Champa)
Phế tích Phật Viện Đồng Dương
(Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)
Người Chăm theo hai tôn giáo chính là Bà la môn và Hồi giáo. Trong Hồi giáo lại chia ra Hồi giáo cũ (Bà ni) và Hồi giáo mới (Ixlam). Hai tôn giáo Bà la môn và Hồi giáo tồn tại độc lập, và trải qua quá trình lịch sử, đã hòa nhập với tín ngưỡng bản địa, tạo nên một thứ tôn giáo địa phương. Ngoài ra còn một số ít người Chăm còn theo đạo Công giáo và Tin Lành. Trong quá khứ Phật giáo từng đóng một vị trí khá quan trọng trong đời sống tinh thần của người Chăm, tồn tại và phát triển song song với đạo Bà la môn từ đầu thế kỷ trước công nguyên đến thế kỷ thứ IX
Bà la môn (Bà chăm)
Đạo Bà la môn du nhập vào Chăm Pa từ khoảng thế kỷ thứ II, III, tồn tại và biến đổi trong cộng đồng người Chăm cho đến ngày nay. Sử sách Trung Quốc cho biết, đạo Bà la môn du nhập vào Chăm Pa rất sớm. Ba trong bốn bia ký bằng chữ Phạn có niên đại thế kỷ VII được tìm thấy ở Quảng Nam và Phú Yên ở triều đại Bhadresvaravamin cũng ghi nhận điều này. Đạo Bà la môn được truyền bá đến Chăm pa nói riêng và Đông Nam Á nói chung bằng hai con đường: đường thủy và đường bộ. Đường thủy thì từ cảng Coromandel thông qua eo biển Malaka (Mã Lai), và đường bộ thì từ Atxan đi vào Mianma rồi qua khu vực đồng bằng sông Mêkông. Người Chăm gọi đạo Bà la môn (đã Chăm hóa) là Bà chăm. Đạo Bà chăm phổ biến ở Ninh Thuận và Bình Thuận
Hồi giáo cũ (Bà ni)
Trong các thế kỷ XII-XVI, hoạt động hàng hải của người Chăm phát triển mạnh họ tiếp xúc mua bán với các nước Indonesia, Malaysia, Malacca (là những nước theo Hồi giáo) Hồi giáo bắt đầu vào Chăm Pa theo con đường này. Trong giai đoạn đầu sự truyền đạo mới chỉ xảy ra ở cấp thượng lưu xã hội (triều đình và các người quyền quý), sau năm 1471 (năm thủ đô Vijaya thất thủ, quân Chiêm bị bắt sống hơn 3 vạn người, bị giết 4 vạn người, vua Chiêm là Trà Toàn bị bắt đem về Đại Việt, kinh đô bị phá hủy hoàn toàn), niềm tin vào Bà la môn của người Chăm Pa giảm sút, một bộ phận người Chăm Pa chuyển sang Hồi giáo. Người Chăm gọi Hồi giáo (đã Chăm hóa) là Bà ni. Đạo Bà ni phổ biến ở Ninh Thuận và Bình Thuận.
Hồi giáo mới (Ixlam)
Hồi giáo mới (Ixlam) mới du nhập vào đồng bào Chăm từ Trung Đông. Người Chăm theo Ixlam phổ biến ở An Giang. Những người theo Hồi giáo này có sự liên lạc với Hồi giáo quốc tế, hàng năm có người hành hương đến thánh địa Mecca. Tại mỗi thôn, người theo Ixlam đều có thánh đường riêng. Người Chăm gọi những người theo Ixlam này là Hồi giáo mới. Hoạt động của cộng đồng Chăm Ixlam theo Hồi giáo chính thống, chỉ tôn thờ thánh Ala, cầu nguyện mỗi ngày 5 lần. Tín đồ là nam đều tắm rửa sạch sẽ, y phục chỉnh tề đến thánh đường làm lễ trưa thứ sáu hàng tuần. Tín đồ nữ được làm lễ tại nhà. Các tín đồ thực hiện nghiêm túc giáo lý giáo luật của Hồi giáo, thực hiện các bổn phận của tín đồ như nhịn ăn tháng Ramadan. Các tín đồ đã hành hương đến thánh địa Mecca được mang tước hiệu Hadji và được tín đồ khác kính trọng.
Phật giáo
Phật giáo Đại thừa do những thương gia Ấn Độ du nhập vào Chăm pa từ những năm trước công nguyên, phát triển và hưng thịnh nhất vào thế kỷ thứ IX. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy rất nhiều tượng Phật trong các di chỉ vùng Indrapura (Đồng Dương, Thăng Bình, Quảng Nam ngày nay), Vijaya (Nhơn Hậu, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định ngày nay), Kauthara (khu vực đồng bằng duyên hải nhỏ hẹp từ Phú Yên Cam Ranh ngày nay), và Panturanka (vùng Phan Rang, Phan Thiết ngày nay). Đặc biệt là các nữ thần phái Mật Tông mà phổ biến nhất là Bồ Tát Prana Paramita, Bồ Tát Avalokitesvara (Bồ Tát Quán Thế Âm) và Lokesvara (Nam Phật) những vị Bồ Tát này là Phật Amitahba hay A Di Đà hiện thân để cứu độ chúng sinh. Một số tượng Phật bằng đồng cũng được tìm thấy tại động Phong Nha. Vào năm 875 nhà vua Indravarman II cho xây dựng tại Indrapura (Quảng Nam) một tu viện Phật giáo lấy tên là Laskmida Lokeskvara . Đây chính là di tích Phật viện Đồng Dương ngày nay.
VĂN HÓA ĐIÊU KHẮC CHĂM
. . .Đài thờ Mỹ Sơn E1 có niên đại vào khoảng thế kỷ thứ VII - VIII, là hiện vật gốc độc bản, tiêu biểu cho loại hình đài thờ tại khu di tích Chămpa ở Mỹ Sơn. Đài thờ Mỹ Sơn E1 là đài thờ duy nhất còn lại tương đối nguyên vẹn, là một cứ liệu quan trọng cho việc nghiên cứu các vấn đề văn hóa, tín ngưỡng, điêu khắc và kiến trúc của di tích Mỹ Sơn nói riêng và Chămpa nói chung.
Đài thờ Mỹ Sơn E1
Về nội dung và nghệ thuật điêu khắc, đây là đài thờ Chămpa duy nhất được tìm thấy có miêu tả nhiều nhân vật, cảnh sinh hoạt, thiên nhiên, động vật... là căn cứ để nghiên cứu về đời sống tâm linh, đời sống xã hội của Chămpa cổ đại, đặc biệt là về quan hệ giao lưu văn hóa giữa các nước trong khu vực. Cách thức điêu khắc trên đài thờ Mỹ Sơn E1 được các nhà nghiên cứu nghệ thuật xem là tiêu biểu cho một phong cách ổn định sớm nhất trong lịch sử phát triển nghệ thuật điêu khắc Chămpa, gọi là phong cách Mỹ Sơn E1.
Về kiến trúc, đài thờ Mỹ Sơn E1 cũng là một cứ liệu tiêu biểu cho loại hình đài thờ có kích thước lớn và có chạm khắc chung quanh, gồm nhiều mảnh ghép lại, có gờ mộng bên trên, được xem là tiêu biểu cho giai đoạn đầu của việc xây dựng các tháp Chăm, khi mà kiến trúc Chăm chủ yếu được xây dựng bằng gỗ.
Bảo vật thứ hai được TP Đà Nẵng trình Chính phủ công nhận là Đài thờ Trà Kiệu. Đài thời này có niên đại vào khoảng thế kỷ thứ VII - VIII, là hiện vật gốc độc bản, tiêu biểu cho sự tồn tại của một khu kinh thành và thờ tự của Chămpa cách đây hơn 1.000 năm ở Trà Kiệu.
Đài thờ Trà Kiệu
Đặc biệt, hiện vật đài thờ này còn giữ được nguyên vẹn bốn mặt, trên đó có chạm khắc thể hiện hoàn chỉnh một chủ đề trong thần thoại, là cơ sở quan trọng cho các chuyên gia khi nghiên cứu, so sánh về tín ngưỡng, phong cách nghệ thuật Chămpa.
Bảo vật thứ ba là Tượng Bồ Tát Tara. Bảo vật này có niên đại vào thế kỷ thứ IX, là hiện vật gốc độc bản. Theo kết quả khai quật khảo cổ, vào khoảng cuối thế kỷ thứ IX, tại Đồng Dương (Quảng Nam) đã có một Phật viện lớn. Các di tích nền móng cho thấy đây là Phật viện lớn nhất của Vương quốc Chămpa. Văn bia tìm thấy ở Đồng Dương có nói đến việc vua Chămpa Indravarman II đã cho xây dựng ở đây một Phật viện và một đền thờ để thờ Bồ Tát Laksmindra Lokesvara vào năm 875. Hiện vật này là tượng Bồ Tát bằng đồng, tiêu biểu cho việc thờ Bồ Tát tại Phật viện Đồng Dương.
Về mặt kỹ thuật và nghệ thuật: Hiện vật này được đúc hoàn chỉnh, không có dấu vết khuôn đúc với một kỹ thuật đặc biệt (hiện nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định được). Một giả thuyết cho đây là kỹ thuật đúc bằng khuôn sáp nay đã thất truyền, sau đó được gia công bằng kỹ thuật chạm khắc. Đặc biệt, hiện vật có những phần khắc lõm để nạm ngọc và kim loại quý trên trán, lông mày, hai tròng mắt. Các chi tiết trang trí và hình thể được các nhà nghiên cứu xem là đặc trưng tiêu biểu của phong cách Đồng Dương.
Với những giá trị to lớn và độc đáo nêu trên, UBND TP Đà Nẵng gửi hồ sơ chi tiết về 3 hiện vật Đài thờ Mỹ Sơn E1, Đài thờ Trà Kiệu, Tượng Bồ tát Tara và đề nghị Bộ VHTT-DL trình Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận 3 hiện vật trên là bảo vật quốc gia.
Nếu được Thủ tướng Chính phủ chấp nhận thì đây là 3 bảo vật quốc gia đầu tiên của TP Đà Nẵng.
Công Bính (Dân Trí)
http://chuadieuphap.com.vn