Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.
-
Con người hôm nay và con người hôm qua – con người của ngàn xưa – dường như không khác ...
-
LIỄU giải (1) cho đời nhẹ tội khiên(2 TÂM người Bồ Tát(3) rộng vô biên CHƠN như bất động,(4) chơn như ...
-
Cuộc đời con người không dễ sống được như ý mình, nếu như không gặp được môi trường thuận lợi. ...
-
"Văn hóa đạo đức có những gì tốt đẹp sâu sắc trong lãnh vực triết học, đạo lý, thần linh ...
-
LTS:Tháng 10-2006, tại Hội nghị APEC diễn ra ở nước ta, 21 vị nguyên thủ quốc gia đã mặc ...
-
Trước kia Thầy có dạy : "Đạo còn thì Hiệp Thiên Đài còn.". Quả thật vậy ! Sáu ...
-
Ngôi Vĩnh Nguyên Tự được xây cất vào năm Mậu Thân (1908) tại xã Long An, quận Cần Giuộc, tỉnh ...
-
Danh từ "Khai Minh Đại Đạo" đã được Ơn Trên sử dụng từ lâu. Cụm từ này, có thể lần ...
-
CUNG TÝ là cung khởi đầu, cho nên trong Dịch Học phân ra ngôi TAM TÀI như sau : THIÊN ...
-
Từ ngàn năm trước chúng sanh đã biết đến uy danh của Đức Quan Thế Âm Bồ Tát qua những ...
-
Vol. XXXIII Part II 1970 BULLETIN OF THE SCHOOL OF ORIENTAL AND AFRICAN STUDIES UNIVERSITY OF LONDON Published by THE SCHOOL OF ORIENTAL AND AFRICAN STUDIES
-
ĐÔI ĐIỀU TÂM ĐẮC VỀ VIỆC CHUYỂN BIẾN TỪ TRUNG THÀNH THÁNH THẤT ĐẾN TRUNG TÔNG THÁNH TỊNH. Huệ Ý Cách đây 70 ...
Võ Đức Nhẫn
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 03/03/2010
Đức hy sinh
Nhưng ngày nọ, cậu bé trở lại chỗ cây táo với vẻ mặt buồn rầu, cây táo kêu to:
- Hãy đến chơi với ta.
- Cháu đã chán chơi quanh gốc cây. Giờ cháu chỉ thích đồ chơi và cháu đang cần tiền để mua.
- Ta rất tiếc là không có tiền nhưng cậu có thể hái tất cả táo của ta và đem bán. Cậu sẽ có tiền. Cậu bé rất mừng, Nó hái tất cả táo trên cây và bỏ đi... Cây táo buồn bã vì chẳng thấy cậu bé quay lại nữa.
Một hôm cậu bé- giờ đã là một chàng trai- trở lại và cây táo kêu lên:
- Hãy đến chơi với ta
- Cháu không có thời gian để chơi. Cháu còn phải làm việc để nuôi sống gia đình. Gia đình cháu đang cần một mái nhà. Bác có giúp gì cho cháu không?
- Ta xin lỗi, ta không có nhà. Nhưng cậu có thể chặt tất cả cành của ta để dựng nhà.
Chàng trai chặt hết cành của cây táo rồi lại bỏ đi. Cây táo cảm thấy cô đơn và buồn tủi.
Rồi vào một buổi trưa hè nóng bức, chàng trai quay lại. Cây táo vui mừng kêu lên:
- Hãy đến chơi với ta.
- Cháu đang buồn. Cháu cần một chiếc thuyền để chèo đi thư giãn.
- Ta không có thuyền, nhưng cậu có thể chặt thân cây của ta để làm thuyền.
Thế là chàng trai chặt đứt thân cây táo, đẽo làm thuyền và chèo đi.
Nhiều năm sau, chàng trai giờ đã là người có tuổi quay lại.
- Xin lỗi ta chẳng còn gì cho cậu nữa. Cái duy nhất còn lại là thân khô trụi và bộ rễ đang chết dần mòn của ta. Cây táo nói trong nước mắt.
- Cháu chỉ cần ngồi nghỉ. Cháu đã quá mệt mỏi sau những năm tháng trôi qua.
- Ôi, thế thì gốc cây già cỗi này là nơi rất tốt cho cậu dựa vào và nghỉ ngơi. Hãy đến đây với ta.
Chàng trai ngồi xuống, cây táo mừng rơi nước mắt
Câu chuyện “ cây táo” cũng là câu chuyện của chúng ta, của cha mẹ và con cái.
1/ Hy sinh là quyền thiêng liêng của con người:
Cha mẹ, nhất là mẹ, hết lòng thương yêu và hy sinh tất cả mọi thứ, mọi niềm vui hạnh phúc để mang lại những điều tốt đẹp nhất cho con mình. Có yêu thương nên mới có hy sinh. Hy sinh là quyền thiêng liêng của con người, là sự hiến dâng tất cả những gì riêng tư cho người khác. Sự hy sinh không chỉ nẩy nở trong huyết thống gia đình mà nó còn được nuôi dưỡng lớn mạnh vượt ra ngoài phạm vi xã hội để trở thành ý thức dân tộc với hạt giống là lòng yêu nước thương nòi. Thật vậy, có thể nói tinh thần hy sinh đã góp phần làm nên sức mạnh Việt Nam ở mọi thời đại, trước mọi kẻ thù.
Ngày xưa, người anh hùng Lê Lai đã hy sinh thân mình để cứu Chúa, Lê Lai hy sinh để giúp Lê Lợi hoàn thành 10 năm kháng chiến cứu nước hay vị Nữ Vương Trưng Trắc hy sinh tình riêng, hy sinh cả mạng sống phu quân để quyết tâm đánh đuổi giặc ngoại xâm giữ yên bờ cõi, đem lại thái bình cho nước nhà. Còn đó biết bao tấm gương cao cả “vì nước quên mình” để lại dấu son trong trang sử Việt.
Ngàn năm sau, Đức Trưng Vương Thánh Nữ còn nhắc nhở chúng ta:
Nếu không có kẻ quên mình,
Bao chừ đem lại thái bình trời Nam.
2/ Hy sinh là đức tính của Người thiên ân sứ mạng:
Bước sang thế kỷ 20, Đức Thượng Đế khai mở Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ đã chọn đất nước Việt Nam để gieo mối đạo vàng, chọn dân tộc Việt Nam để ban trao sứ mạng. Phải chăng có yếu tố dân tộc Việt Nam là một dân tộc có đủ đức tin và lòng quả cảm hy sinh để làm nên đại cuộc?
Mở trang sử Cao Đài, ta thấy ở thời kỳ sơ khai đầy gian khó và hiểm nguy, các vị tiền khai cùng hàng ngũ tín đồ đã xả thân vì đạo, đã hy sinh cho lý tưởng thanh cao. Họ đã hiến dâng cả tài sản, tâm lực, tánh mạng để làm nên giá trị Cao Đài hôm nay.
Người đi trước quên mình vì đạo,
Mong ai sau hoài bão tương lai,
Xương minh giáo lý Cao Đài,
Mở cơ tận độ trong ngoài vạn bang.
Trước niềm tin và sự kỳ vọng của những người đi trước, các thế hệ tiếp nối phải có bổn phận kế thừa xứng đáng đạo nghiệp thiêng liêng mà tiền nhân đã dày công gầy dựng.
Sau 40 năm cơ đạo bị phân hóa và mọi nỗ lực vận động nhằm hiệp nhứt, thống nhất về hội thánh và nhơn sự không thành, Ơn trên đã cho chuyển qua thống nhất về giáo lý tức tinh thần vậy. Năm 1965, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý được hình thành với vai trò là “một nhịp cầu nối liền tình huynh đệ, là một điện đài thâu và phát những động năng thúc đẩy sự thống nhứt giáo lý” để phổ truyền chánh pháp Đại Đạo cứu độ nhân sanh. Trước sứ mạng đặc biệt và trọng đại này, Đức Chí Tôn có dạy:
Thầy sắc ban Văn Phòng Giáo Lý,
Cho con nào có chí hy sinh,
Vì chánh đạo dám quên mình,
Đem tài phục vụ nhân sinh buổi này.
Vậy, đức hy sinh có phải là tiêu chuẩn, là phẩm chất của người nhân viên Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý? Đúng như vậy, nên Đức Lý Giáo Tông đã khẳng định: “Sứ mạng phổ thông giáo lý chỉ trao cho những ai có đức hy sinh đúng lời nguyện của Đức Đại Tiên Lê Văn Duyệt.” Chúng ta đã nguyện hứa những gì với Ơn Trên?
Nguyện đem cả tài danh quyền chức,
Nguyện xem thường vật chất hồng mao,
Quyết tâm xây dựng phong trào,
Hóa hoằng Chánh Pháp xóa màu tang thương.
Nguyện chung sức mở đường đại chúng,
Đem Đạo mầu công dụng mọi nơi;
Cho người thông cảm cùng người,
Dẹp tan sắc phái phục hồi tình thương.
Nguyện nung nấu can trường thiết thạch,
Nguyện giữ gìn son sắt thủy chung,
Hy thân nguyện nước non cùng,
Mở mang đạo lý vẫy vùng trần la.
Để thực hiện lời nguyện hứa trên, đòi hỏi chúng ta phải hy sinh nhiều thứ. Hy sinh tiền tài vật chất, thì giờ, công sức, quyền thế sự nghiệp không khó. Nhưng hy sinh về nội tâm là bản ngã cố chấp, lòng vị kỷ, tánh tham sân si, tự cao tự ái là khó khăn vô cùng và đây cũng là rào cản lớn lao trên bước đường tu thân hành đạo của mỗi người, nên Đức Mẹ Vô Cực Tư Tôn đã ân cần dạy bảo:
“Mình đã vào Đạo, đã hy sinh rượu ngon thịt béo để trai lạt, đã hy sinh giờ giấc thụ hưởng để đi đó đi đây, thức hằng đêm này qua đêm khác để hành đạo, đã hy sinh tiền bạc và sức khỏe để phụng sự đạo mà không thể hy sinh lòng tự ái tự cao, không thể hy sinh mọi chấp ngã do tai nghe mắt thấy hay sao? Nếu hy sinh những phương diện kia mà không hy sinh những phương diện này về nội tâm thì chẳng khác nào như nước đổ lá môn hoặc nước rót vào giỏ (…).”
Có hy sinh thì mới có hòa hiệp, có hòa hiệp rồi thì mới có thể chung sức chung lòng xương minh giáo lý phổ độ nhơn sanh, đem tình thương giáo lý cảm hóa người đời. Sự hy sinh luôn có tác dụng giúp người độ đời.
3/ Hy sinh làm sáng tỏ lẽ công bình:
Vào 2010 năm trước, Chúa Giê-Su đã hy sinh xuống trần trong một đêm đông đầy giá rét, đã hy sinh chịu đựng những năm tháng gian khổ hiểm nguy trong cảnh dầu sôi lửa bỏng và cuối cùng đã hy sinh thọ tử trên thập tự giá vì tội ác của con người. Đức Chúa hy sinh để chuộc lấy tội lỗi cho loài người, và để loài người thấy được lẽ công bình của Tạo hóa.
Dù rằng Giáo chủ toàn linh,
Cũng do cái luật công bình mà thôi.
Khi sáng lập ra vũ trụ, thế gian thì Đức Thượng Đế cũng đã dụng tình thương và luật công bình để bảo tồn, trưởng dưỡng, hóa sinh muôn loài.
Háo sanh là đức của Trời,
Công bình là luật trị người thế gian.
Nhưng vì con người quá ham mê vật chất, đam mê quyền lực, đấu tranh giành giật làm đảo lộn luân thường đạo lý gây nhiều tội ác, nghiệp quả xấu chất chồng, sự sống ngày càng bị đe dọa. Các Đấng Cứu Thế phải nhiều phen xuống trần dụng đức hy sinh để bảo vệ sự sống cho con người và làm sáng tỏ lẽ công bình cho thế gian.
Đức Gia Tô giáo chủ có dạy:
“Các Đấng Cứu Thế ngày xưa đã hy sinh với lẽ công bình thì ngày nay không có khác. Ta hy sinh trong sự công bình của Đức Chúa Trời cũng như các hướng đạo Việt Nam đã và sẽ hy sinh trong luật công bình của Trời tức Đấng Cao Đài cứu thế ngày nay vậy. Hy sinh để làm sáng tỏ lẽ công bình cho thế gian, cho nhân loại…”
Xin mượn lại câu chuyện xưa để suy gẫm. Chuyện kể rằng:
Ở xứ Locride có vị hoàng đế là Zénécus cai trị nước rất nghiêm minh. Nhà vua có ban ra chỉ dụ: ai phạm tội tà dâm phải bị móc đi hai con mắt. Dân chúng lo sợ, cố gắng giữ mình không dám phạm luật. Nhưng rồi ít lâu sau, cũng có một người phạm tội. Được tin, nhà vua bèn cho dẫn phạm nhân đến để trị tội. Nhưng nhà vua rất đỗi bàng hoàng đau xót vì người phạm nhân đầu tiên ấy lại chính là người con trai của mình, vị hoàng tử mà nhà vua rất mực yêu thương. Vậy phải xử sao đây? Tha tội cho con ư? Còn gì là phép nước luật công để trị dân trị nước. Còn hạ lệnh móc đi đôi tròng mắt của con mình thì lòng cha sao đành nỡ! Sau đó, mặc dù quần thần ra sức cản ngăn nhưng nhà vua vẫn:
Đành lặng lẽ tự mình móc mắt,
Mắt của mình và mắt của con,
Đôi tròng đủ trước bệ son,
Cho nghiêm phép nước, cho còn tình thương.
Có gương hy sinh để nhắc nhở người hy sinh. Hy sinh để đem lại tình thương và công lý. Hy sinh để cảm hóa con người trở lại đường ngay nẻo thiện. Hy sinh để lập lại đời thánh đức cho mai sau.
Ngày 25 tháng 01 năm 2010