Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
  • Tranh Đông Hồ / Sưu tầm

    Tranh "Nhân nghĩa"Tranh Đông Hồ, hay tên đầy đủ là tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ, là một dòng ...


  • Cao Đài nội tại / Như Ý Đạo Thoàn Chơn Nhơn

    Thánh giáo tại Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, Tuất thời, 14 tháng 3 Mậu Ngọ (20-4-1978) NHƯ Ý ĐẠO ...


  • Ngày nay trên thế giới, hầu hết các nhà khoa học của các ngành Khoa Học Nhân Văn như Lịch ...


  • “Có cái có trong tình tạo hóa, Không là không đạo cả lưu hành, Biết đường sanh diệt, diệt sanh; Hoàn nguyên phản ...


  • Thái Cực Đồ Thuyết (Tiếp Theo)


  • Trước khi bàn về “Xu hướng hành đạo của đạo Cao Đài trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập ...


  • “Thành công không do những cái đã nắm đặng ở trong tay; thất bại không do những cái đã vuột ...


  • Cao Đài - nguyên lý về tính nhất thể / Nhóm nghiên cứu Phong-Tâm-Thọai

    Cao Đài – nguyên lý về tính nhất thể trong tôn giáo Cao Hoàng Phong, Võ Văn Tâm, Nguyễn Quang Thoại Là ...


  • Tỳ Thổ / Thiện Chí

    Dưỡng sinh và Đạo pháp là những hành trang rất quan trọng cho người cầu tu giải thoát. Các môn ...


  • TANH MANG SONG TU / Thiện Chí

    Dìu dắt cùng nhau buổi thế tàn, Đừng quên sứ mạng đến phàm gian, Tình thương vô cực trên dành sẵn, Dưới ...


  • Trí và Thức / Tường Chơn

    Trí và Thức là hai lãnh vực mà có nhiều người học đạo chưa phân biệt được rõ ràng. Thực ...


  • THẤY TÁNH / Nhip cầu Giáo lý

    Những người tu theo Chánh Pháp Đại Đạo trong buổi Tam Kỳ cần ý thức sâu xa, đừng thiên đừng ...


28/07/2008
Chí Thật

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 25/01/2010

Đức Của Người Quân Tử

Trong phần trình bày của mình, đạo đệ lần lượt thưa qua cùng quý đạo trưởng, quý huynh tỷ, các phần có liên quan đến việc tu thân hành đạo, dựa trên cơ sở Dịch học, đồng thời kết hợp với lời dạy của Thiêng Liêng qua các nguồn Thánh giáo.
Trước tiên chúng ta tìm hiểu hai chữ quân tử được hiểu như thế nào?

Đức Văn Tuyên Khổng Thánh dạy:

THÁNH SƯ dạy chữ quân tử cũng là một lý rất thâm vi. Vậy quân tử là gì ? Nghĩa là vua con, đúng theo nghĩa từ chữ, chẳng khác nào hai chữ thiên tử của nhà vua. Đến thời kỳ này thực hiện rõ rệt của Tam Giáo, vì chính chư môn đồ nam nữ đây đều là thiên tử, chớ không phải một vị thiên tử như thời xưa. Thiên tử đây đồng nghĩa với phật tử, tiên tử, thánh tử của Tam Giáo đó vậy. THÁNH SƯ giải rõ chữ quân tử là tự mình làm vua lấy mình. Cũng như Đức Từ Phụ làm chủ trong đại vũ trụ này, thì mỗi chư hiền đồ cũng được là chủ cái tiểu vũ trụ, là xác thân của mỗi môn đồ. Nếu vị nào biết làm một vị minh quân cai trị được thân tâm có đủ quần thần bá quan văn võ, cùng lê dân ở trong thể xác của môn đồ được rồi thì đối với việc gia đình xã hội quốc gia thiên hạ xử sự về đường chánh trị có khó chi.
Nhưng ở đời này, có mấy ai làm được quân tử ? Như chư môn đồ đây đã vào cửa đạo tức là đã biết giác ngộ trên đường thiên lý, chặn đứng con đường nhơn dục lại, nhưng cần phải cố gắng tiến mãi mãi lên, không giờ phút nào rời rạc đạo tâm.

Vậy hôm nay THÁNH SƯ chỉ rõ con đường đạo lý, chư môn đồ nên nghiệm kỹ khắc cốt vào lòng, hằng đêm nên học lại để biện luận thêm ra cho sát nghĩa lý. THHTQ2 tr 82

Đức Lý Giáo Tông dạy:

Không ham thế sự lớp trò hề,
Vào đạo tìm phương thuốc giải mê;
Từng gác lợi danh cho rỗi rãi,
Hằng quên sự nghiệp để yên bề.
Đã không núng dạ vì phi thị,
Đâu nỡ nao lòng bởi trách chê;
Quân tử thà cam trong sứ mạng,
Chớ không lỗi hẹn với câu thề.
NMĐ, Tuất thời Mùng 1 tháng 3 Đinh Mùi (10.4.1967)

Đức Lê Đại Tiên dạy:

Đấng quân tử nên tìm đạo lý,
Kẻ trượng phu gìn kỹ tinh hoa;
Chớ chuộng trò giả tướng phù hoa,
Rồi muôn kiếp khó thoát ra vạn hữu.
Cơ sàng sảy năm lừa bảy lọc,
Cuộc trộn pha đá ngọc khôn phân;
Đạo thì cho ra kẻ tu chân,
Đời thì phải an dân tế chúng.
NMĐ, 10. 05 Giáp Dần (29. 06. 1974)


Qua lời dạy của các Đấng, thì người quân tử cũng như người sứ mạng có một bổn phận, một trách nhiệm với nhân sanh trước Thượng Đế vô cùng trọng đại. Chính vì thế, đòi hỏi ở các bậc trượng phu, các hàng quân tử, hay thành phần Thiên ân sứ mạng phải tiến đức tu nghiệp mới mong hành tròn sứ mạng được giao phó.

Đức ở đây, không đề cập đến việc lập đức hay công đức, mà liên hệ đến tánh hạnh, đức độ của người quân tử phải được huân tập thuần thành. Trong 64 quẻ kinh Dịch, ở phần Đại tượng truyện, trong đó có 53 quẻ dạy cho người quân tử về cách đối nhân xử thế, tùy thời mà ứng dụng thích nghi với từng trường hợp cụ thể, xử sự thế nào cho đúng đạo lý, thuận lòng người.

Đức Lý Giáo Tông dạy:

Tài với đức nếu chưa đầy đủ,
Tâm hạnh lành phong phú cũng hay.


Qua lời dạy của Đức Lý Giáo Tông, tâm hạnh đức của người tu rất hệ trọng, nó đóng một vai trò quyết định cho sự thành bại trên đường thực thi sứ mạng.

Đức Bát Nhã Thiền Sư Tam Tông Pháp Chủ dạy:

Than ôi! Khắp trên toàn cầu thế giới có được mấy quốc gia lành mạnh đạo đức, có được bao nhiêu Hiền Thánh Tiên Phật. Chính xã hội Việt Nam ngày nay thọ lãnh đại hồng ân như thế nào ? Sự giác ngộ sẽ đến cho ai ? mà ai là người giác ngộ để trở về cái bổn phận vi nhân. Làm được hiền nhân quân tử trượng phu thục nữ thì xã hội sẽ lành mạnh, quốc gia cường thạnh, dân tộc an vui, làm được Thánh Tiên Phật thì thế gian là thiên đàng, là cực Lạc. Minh Lý Thánh Hội, Tuất thời, Mùng 3 tháng 3 Giáp Dần (26.3.1974)

Đức Văn Tuyên Khổng Thánh dạy

Quân tử không phân nam hay nữ,
Nam nữ đồng quân tử chung danh;
Tư tưởng lời nói thực hành,
Đúng theo Thiên lý, thì thành tử quân.
THHTQ2 tr 85

Đức Lý Giáo Tông dạy:

"Người sứ mạng có thể nói là trổi hơn bậc Hiền nhân Quân tử… nếu không được hơn các Hiền nhân Quân tử, ít nhứt cũng bằng chớ không lẽ chịu thua."

Lời dạy của Đức Giáo Tông, thiết nghĩ quý huynh tỷ, hầu như ai cũng biết. Riêng đối với đạo đệ đã không ít lần trích dẫn đoạn Thánh giáo này trong những bài thuyết trình của mình. Mới đọc thoáng qua, chúng ta cảm nhận có hai đối tượng được đề cập đến, một là người quân tử; hai là người sứ mạng. Nhưng mấy hôm rày đạo đệ lại loé lên một ý niệm trong lời dạy của Đức Giáo Tông rằng: quân tử và sứ mạng chỉ là một người. Khi đối nhân tiếp vật thì chúng ta ứng xử với tư cách là người quân tử, nam thì gìn tam cang ngũ thường… nữ thì giữ tam tùng tứ đức… và một số đức lành khác, làm thế nào tròn bổn phận một vi nhân tại thế. Lúc thọ lãnh nhiệm vụ trước Thượng Đế trên đuờng hoàng hóa Đạo Trời, phổ độ nhân sanh thì thể hiện đúng tầm, xứng bậc người Thiên ân sứ mạng.

Đức Nguyễn Ngọc Tương dạy:

Mang một kiếp râu mày nam tử,
Nợ vi nhân phải xử sao tròn?
Sá gì chút nghiệp cỏn con,
Mà không xây dựng nước non thanh bình. VNT, M1. 09. Giáp Dần (15.10.1974)

Hai câu trên đề cập đến hàng hiền nhân quân tử, hai câu dưới liên hệ đến bậc Thiên ân người sứ mạng.

Bởi thế, THÁNH SƯ khi mở Đạo, trước dạy tám đề mục là :

Cách vật,
Trí Tri
Thành Ý
Chánh Tâm
Tu Thân
Tề Gia
Trị Quốc
Bình Thiên Hạ (THHTQ2 tr 82)
(1 – 2 – 3 – 4 – 5 – 6 : quân tử; 7 – 8 : sứ mạng).

Đạo đệ xin phép không theo thứ tự của các quẻ Dịch, mà chỉ trình bày những phần có liên quan đến việc tu thân hành đạo.

Thiết nghĩ rằng cái đức hạnh đầu tiên chúng ta phải tìm học hiểu để thực hành, đó là đức khiêm. Bởi vì, đây là hạnh đức đầu tiên của Thầy dạy cho chúng ta bằng tấm gương của Thầy.

Thầy hạ mình làm gương dạy trẻ,
Thầy khai mở đạo mầu cứu thế;
Thầy hạ mình dạy trẻ gọi Thầy,
Thầy dạy con khiêm nhường đức tánh.
Đức tánh này là hạnh chơn tu,
Các con nam nữ cần âu;
Trau giồi đức tánh nhớ câu hạ mình.
THHTQ2 tr30

Đại tượng truyện quẻ khiêm viết:

" Địa trung hữu sơn, khiêm. Quân tử dĩ biều đa ích quả, xứng vật bình thi.
* Biều: rút bớt ; Ích : bù thêm ; Xứng : cân nhắc ; Thi : bày ra, đặt ra, đem dùng cho người hay vật gọi là thi; Thí : giúp cho người.
Nghĩa là: Trong đất có núi là tượng của quẻ Khiêm. Người quân tử noi theo đó để bớt nhiều thêm ích, cân xứng sự vật cho đồng đều nhau.
Nghĩa rộng: Khiêm là có mà không ở chỗ có (không giữ cái có). Khôn trên là đất; cấn dưới lá núi.
Núi vốn cao, đất vốn thấp. Lấy thấp mà giấu cái cao, bên ngoài trống mà bên trong lại đặc. Đó là tượng của quẻ khiêm.

Quân tử thấy tượng đó biết rằng người có lòng cao ngạo nhiều, lòng ty hạ(khiêm tốn) ít. Bởi đó mà tâm trạng và việc làm, mỗi mỗi đều không cân xứng. Vậy nên bỏ bớt phần cao ngạo có nhiều mà thêm lên phần ty hạ có ít.

Trong khi ứng sự tiếp vật, cân nhắc chỗ cao thấp, sang hèn, lớn nhỏ nặng nhẹ, nhân việc mà chế định thích nghi, làm cho bình quân vậy.

Nên chi người quân tử có khiêm thì có tài không ỷ tài, có đức không cậy đức, không ngã tướng, nhơn tướng, khí kiêu ngạo được tiêu hóa; tâm người quân tử thường bình (yên lặng), mà tâm bình thì tự nhiên việc ứng sự tiếp vật cũng bình. Trong được bình, ngoài được bình nên đức quân tử ngày càng cao, tâm càng ngày càng thấp, bề ngoài tuy thấp, mà bên trong thì thấy có dư.
Thế là quẻ khiêm ích lợi thiệt nhiều vậy.Khổng Dịch Xiển Chơn, tr 26, do cố đạo trưởng Minh Thiện dịch

Kết luận :

Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế dạy:

Lời Thầy dạy, từ trên đến đưới,
Con nữ nam tiến tới Đạo huỳnh,
Gìn lòng khiêm nhượng hạ mình,
Khỏi điều thất bại, Đạo Huỳnh rạng danh.
Tổ tiên sách sử con tường,
Tự cao với đức khiêm nhường ra sao ?
THHTQ2 tr 31


CQPTGLĐĐ 27. 07. 2008
25. 06. Mậu Tý

Chí Thật
CHƠN TU / Chí Thật



Công phu / Chí Thật


Nên Người chẳng phải dễ gì đâu,
Nên Phật Thánh Tiên lại khó cầu,
Biết sửa một ly là đắc quả,
Con ôi Diêu Điện Mẹ đang sầu.

Đức Diêu Trì Kim Mẫu, Thiên Lý Đàn, 01-02 Mậu Thân, 27-01-1968

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây