Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
  • Question I am also interested in hearing more about ways in which Caodaism is becoming "globalized"----linked to communities in other countries ...


  • Ca dao Việt Nam có câu: “Tu đâu cho bằng tu nhà; Thờ cha kính mẹ mới là chơn tu.” Kinh Tứ ...


  • Cựu Ước / Wikipedia EncyclopediaTiếng Việt

    Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Cựu Ước, còn gọi là Kinh thánh Do Thái, là phần đầu của toàn bộ ...


  • Tư tưởng Đạo gia 道家思想 ● "Tư tưởng đạo gia" là những bài dịch Hán Văn từ những kinh sách ...


  • Chử Đồng Tử / Sưu tầm

    Thuở ấy, ở làng Chử Xá (thuộc tỉnh Hưng Yên ngày nay) có người tên là Chử Cù Vân và ...


  • Cao Đài Nhứt Bổn / Ban Biên Tập

    Cao Đài nhứt bổn Từ khi con người có mặt trên địa cầu, điều mong muốn đầu tiên là sự sống, ...


  • Tiếng Phạn / Sưu tầm

    Ấn Độ và một số vùng của Nam Á và Đông Nam Á; nhiều học giả Phật học tại các ...


  • KẾ SÁCH TÂM LINH / Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo

    . . . Như chư hiền đã biết, bất cứ lãnh vực nào, nhất là lãnh vực Đạo Giáo giáo, ...


  • Đức Chí Tôn dạy : “Con dừng chân nghe tiếng gọi sau lưng để trở về với Đạo. Đạo là yên ...


  • CUỘC THÁCH ĐỐ / Thiện Chí

    Ngươi dám đóng lại khung trời Đại Đạo,? Có biết từ đâu ngươi đã sinh ra? Cái nốt bụi được mặt trời ...


  • Chân truyền giáo huấn về con đường Tu cứu độ cửu huyền thất tổ được tóm lược qua lời của ...


  • Con đường đi đến chỗ trực nhận cái tâm tuy muôn nghìn lối nẻo, song tựu trung lại chỉ có ...


05/05/2021
Chí Thật

CHƠN TU

    

CHƠN TU

 

Trong một lần lâm đàn Thầy để lời gởi gắm đến chư môn đệ như sau:

                                      Bởi đời tạm xôn xao nhân sự,

                                      Biết Đạo rồi con giữ chơn tu,

                                      Mới mong thoát cảnh sương mù,

                                      Bao quanh con trẻ mờ lu linh hồn.[1]

Chơn tu và Tu chơn về mặt ngữ nghĩa có đồng nghĩa hay có gì khác biệt chăng? Chơn tu được hiểu nom na là những bậc tu hành chơn chánh và chữ chơn được hiểu theo hai nghĩa: Chơn là chơn chất[2] (thiệt thà không xảo quyệt). Chơn là chơn chánh[3] (lòng dứt tán loạn, thường thường thanh tịnh), còn danh từ Tu chơn được Đức Hộ Pháp viết trong: “Con Đường Thiêng Liêng Hằng Sống”, ngày 13.8 Mậu Tý (16.9.1948) như sau:

          Trong cửa đạo Cao Đài có ba cách về với Đức Chí Tôn, hay có ba cách lập vị mình:

·       Cách thứ nhứt: Các chơn hồn mượn xác phàm phải đi theo phẩm trật Cửu Thiên Khai Hóa, tức là theo Hội Thánh CTĐ, dùng tài sức mình lập công để đạt Đạo, nghĩa 1à phải đi từ bậc tín đồ lên Lễ Sanh, Giáo Hữu, Giáo Sư, v.v…(…)

·       Cách thứ hai: Lập vị mình theo Thập Nhị Đẳng Cấp Thiêng Liêng tức là theo Hội Thánh Phước Thiện.(Minh đức-Phật tử)

·       Cách thứ ba: Cách thứ ba là cách Tu chơn hay là cách tịnh luyện cũng thế.”

Tu chơn nói cho đầy đủ là Trường Tu Chơn Đạo.

Như vậy, danh từ chơn tu hàm chứa cả ý nghĩa Thế đạo và Thiên Đạo.

Đức Lý Giáo Tông dạy:

“Chư hiền đệ hiền muội! Dường như Bần Đạo cũng có lưu ý và thổ lộ nhiều lần nhưng hiền đệ hiền muội nghe rồi lại quên. Đó là hai tiếng chơn tu. Biết rằng phù sanh là giả tạm, đời người so với vũ trụ như hột cát trong bãi sa mạc, biết được ngày nay mà không biết được ngày mai. Thế thường người đời hay hoạch định chương trình xây dựng những gì hữu hình như sự nghiệp danh vọng tử tôn cho thân tộc, nhưng trong chỗ xây dựng đó thiếu nhân nghĩa đạo đức, chẳng khác nào xây đền đài trên sa mạc.

 

Còn trong cửa đạo thì lại khác. Chỉ cần chánh tâm hành chánh đạo, xả thân giúp đời, theo lòng Tạo Hóa, hòa hiệp với thiên nhiên. Sự gì sắp đến sẽ đến, mọi việc sẽ an bài, dầu mình không tự lo tư hữu, cũng có Tạo Hóa an bài cho, được sanh trong vòng trưởng dưỡng và bảo tồn theo định luật vũ trụ. Hôm nay Bần Đạo đã dạy kể ra cũng khá dài, chư đệ muội cố gắng ghi nhận hoặc hành sự để vẹn tròn công quả trong thời kỳ tuyệt vọng của nhân loại.”[4]

Hình Ảnh Bậc Chơn Tu

Đức Lý Giáo Tông dạy:

Không ham thế sự lớp trò hề,

Vào đạo tìm phương thuốc giải mê,

Từng gác lợi danh cho rỗi rãi,

Hằng quên sự nghiệp để yên bề.

Đã không núng dạ vì phi thị,

Đâu nỡ nao lòng bởi trách chê,

Quân tử thà cam trong sứ mạng,

Chớ không lỗi hẹn với câu thề.[5]

Đức Hưng Đạo Đại Vương dạy:

“Sách sử thường ghi biết bao nhiêu người sống trong nhung lụa ngọc ngà, giàu sang cả thiên hạ, thế mà họ còn vứt đi, tìm chỗ thâm sơn cùng cốc, vui với đạo mầu. Chúa cũng nói: “Dầu được uy quyền giàu sang cả thế gian, mà đánh mất linh hồn cũng không thèm nhận.” Ôi, linh hồn quý hóa thay! Vì vậy mà nước ta về đời Trần, Lý, các vua chúa đều bỏ ngôi mà theo Đạo, hoặc lấy Đạo mà dạy dân, thì đạo hữu cũng nên bình tâm suy nghĩ, sớm sớm dẹp bớt thế tình, lo đường tu thân học Đạo. Dẹp thế tình, không phải buông trôi phận sự con người, mà phải sống bằng bổn phận làm người trọn đạo, hết lòng thờ cha kính mẹ, làm gương mẫu cho gia đình, thuận vợ thuận chồng, dạy con theo một đạo nghĩa ở đời, sống trong danh mà danh không buộc trói, ngồi trong lợi mà lợi chẳng làm mờ tâm, tuy tại gia mà lòng thoát tục, sống hợp quần mà gà hạc khác nhau.

Đạo không phải biểu bỏ đời, song Đạo hóa đời mà đời không hay biết. Tuy ở nhà như mọi người, mà khác người ở chỗ lấy nhà làm phận sự, không phải nhà là trói thân với nơi địa ngục.”[6]

 

Đức Hà Tiên Cô dạy:

“Người tu học phải là người hơn hết kẻ trên đời, vượt trên danh lợi, thị phi sống chết; giẫm cả ái ân, vinh nhục, được thua; ăn không cầu ngon, mặc không cầu đẹp, ở không cầu sang; làm không để vết tích; hằng lo ngăn chận mọi tập nhiễm bất chánh ở trong tiềm thức, không cho vọng loạn khởi lên; cố kềm con tâm, chuyên nhứt ý chí hầu sóng lòng yên lặng cho bát nhã chơn tâm hiển hiện.”[7]

Qua lời dạy của các Đấng, muốn đắc thành sở nguyện, muốn chứng quả vị Thần, Thánh, Tiên, Phật người tu phải chấp nhận khảo thí, thử thách, phải can trường thiết thạch, phải vượt lên thị phị nhân ngã, giẫm lên cả ái ân danh lợi, không bị câu thúc bởi các nhu cầu sống ăn mặc ở thường tình, vượt lên chính mình, làm chủ bản tâm, không bị trói buộc bởi vật chất kim tiền, làm lợi ích cho nhân quần xã hội với tinh thần vô công, vô kỷ, vô cầu, vô danh, vô lợi. Song song đó, ngăn ngừa mọi dục vọng ngay trong tiềm thức khi mống niệm vừa mới khởi mầm, giữ tâm chuyên nhứt đó là những điều kiện tốt cho bác nhã chơn tâm phát triển.

 “Các con muốn gần Thầy, hiệp cùng Thầy, thì bỏ lòng thương ghét, lấp nẻo thị phi, đoạn dứt nhân quả. Bao nhiêu đó làm cho tánh Đạo các con sáng ngời. Các con sẽ hóa giải mọi khó khăn khổ não để hiệp cùng Thầy.”[8]

Đức Ngọc Lịch Nguyệt dạy:

“Người chơn tu học đạo hãy vững vàng trước mọi biến chuyển, mọi thử thách, mọi gian lao, để cho ngọn tâm đăng soi sáng mới thấy được đường ngay lẽ chánh hầu tiến đến mục đích tối thượng thượng đỉnh, là trở về cùng khối Đại Linh Quang.”[9] 

 

Đức Mẹ dạy:

                              Người tu hành tâm không vọng động,

                              Dầu cảnh đời gió lộng sóng xao,

                              Tâm như gương sáng làu làu,

                              Không vương phiền não, thoát rào quả nhân.[10]

 

Chúng ta đang sống trong chu trình giáp mối của nguơn hạ cuối cùng, mọi sự mọi vật đang diễn ra ở đỉnh điểm cùng cực, cho nên tất cả nghiệp quả trong nhiều đời nhiều kiếp dồn lại kiếp này, chúng ta phải giải quyết dứt điểm những oan khiên nghiệp chướng. Có như vậy, mới mong trở về hiệp nhất cùng khối Đại Linh Quang trong sự soi sáng của Đức Đại Từ Phụ.

Đức Quan Thánh dạy:

“Những người đã hy sinh lập chùa thất là một điều đáng khen và nên làm, nhưng còn một việc nên làm và đáng khen, đáng quý hơn nữa là chơn tu hành đạo..” [11]

Cụm từ chơn tu hành đạo được đức Quan Thánh chú trọng và để lời khen ngợi, theo thiển ý của đạo đệ là ý của Ngài muốn chúng ta thực hành Tam công trong tinh thần vô công, vô kỷ, vô cầu, vô danh, vô lợi…hay công thành thì thân thoái (vô thành hữu chung).

Đức Đại Tiên Lê Văn Duyệt dạy:

Trải thân phụng sự cho nhân loại,

Chẳng nghĩ công danh chẳng lợi quyền.[12]

Đức Liễu Tâm Chơn Nhơn Hoàng Ngọc Trác, một tiền bối trong nền Đại Đạo ban tặng một bài Thánh thi hàm ý thanh thoát, đầy cảm xúc:                             

Danh không danh, danh còn muôn thuở,

Lợi cho đời, đời nhớ thiên thu;

Vĩ nhân kim cổ bây chừ,

Nặng tình đại chúng nhẹ tư riêng mình.[13]

Đức Hưng Đạo Đại Vương dạy:

“Lại có câu: “Thân còn chẳng kể, kể chi danh.” Cái danh là cái phù hiệu bên ngoài, bởi thân lành mà danh đẹp. Thân lành là do tâm sáng, tâm sáng bởi thể được cùng Đạo. Đạo là mục đích tối thiêng liêng, Đạo là linh hồn của vạn sanh vũ trụ, Đạo là tánh mạng của con người, Đạo là nguồn hạnh phúc vĩnh cửu trường tồn, Đạo là nẻo tự do. Đạo là đầu muôn sự phát sanh, không vật nào, thứ nào mà không bởi Đạo. Đạo quý dường ấy, đẹp dường kia, bởi vậy mà kẻ đạt nhân

 

thiện hữu, họ giác ngộ bằng cắt ái ân, lìa danh lợi, phế bỏ ngai vàng, nhà đẹp, một thân trầm lặng cầu lấy Đạo vô vi.”[14]

Đức Lý Giáo Tông dạy:

Vì mến đạo mà làm công quả,

 Vì muốn tu việc cả đảm đương,

 Khổ lao chẳng bổng không lương,

 Không danh, không vị quan trường thế gian.

Có thể sánh vào hàng Tiên Thánh,

Vì lòng nhân ra gánh Đạo Trời,

Thực hành tâm cũng như lời,

Phôi pha việc nhỏ cho đời thanh cao.[15]

KẾT QUẢ

Đức Thánh Trần Hưng Đạo dạy:

Đèn huệ soi tường nẻo sắc không,

Chơn tu mới thấy ánh trời đông,

Lố vầng quang đãng trời bao quát,

Cho khách năm châu hưởng đại đồng.[16]

          Mặt trời mọc ở hướng Đông, mà hướng Đông thuộc về hành Mộc ứng với mùa Xuân, mùa Xuân là thời của quẻ Địa Thiên Thái, có Âm dương tương đồng, Trời đất giao hòa, khí hậu mát mẻ, van vật đều được sanh sôi phát triển theo quy luật tự nhiên của vũ trụ…Còn nói về các bậc chơn tu hành đạo mà cân bằng được Âm dương trong nội thể, là đã chứng minh được quá trình tu luyện đạt kết quả khả quan như lời dạy của Đức Di Lạc Thiên Tôn:

 “Chuyển thất tình thành thất bửu, chuyển lục dục ra lục thông. (…)Tình thương phát khởi tại tâm trung sẽ thể hiện lên gương mặt, tướng đứng, hình ngồi, đi, nằm, đều lộ vẻ khả ái, đức độ từ bi. Từ đó sẽ hiện lên một nhị xác thân để bảo tồn nhục thể. Vì vậy nên người tu hành đúng mực độ, đúng lý Đạo Đất Trời, dầu ở trong biển lửa không thấy nóng, ở chót Hy Mã Lạp Sơn không thấy lạnh, ở trong khám đường thế tục không thấy gò bó, ở trong thời đao binh khói lửa không nghe tiếng động khí cụ chiến tranh, không còn cảm thấy sự khổ, ma không bắt, thú không ăn, kẻ hung ác không nỡ giết hại.”[17]

 

Đức Di Lạc Thiên Tôn dạy:

(…)“Ngồi tịnh thiền một chỗ, phóng hào quang một giây, quan sát khắp cả càn khôn vũ trụ, thất thập nhị địa, tứ đại bộ châu. Khi thâu lại, trụ trong chỗ tế vi, không dùng mắt phàm xem được. Đến khi viên mãn công phu, ngày giờ nhứt định, sẽ xuất chơn như trở về hiệp nhứt cùng khối Đại Linh Quang.”[18]

 

BỔN PHẬN VÀ TRÁCH NHIỆM

Đức Vạn Hạnh Thiền Sư[19] trong một lần giáng đàn, đem triết lý siêu mầu chỉ dạy cho chư môn đệ, và nhắc lại đôi dòng lịch sử khi Ngài còn tại tiền.

“Đạo vô vi, đời vô thường, thế mà các Đấng đã đạt được lý vô vi và vô thường để sống hằng thường trong mọi cái hữu vi. Đó là phi thường, chánh đẳng, chánh giác vậy. Chính Bần Tăng ngộ nhập chơn lý ấy để xuất thế, thoát trần tiêu dao tự toại và cũng chính chơn lý ấy mà lần phải nhập thế xây dựng triều đại thanh bình cho nước nhà dân tộc.”[20]

Đất nước lâm nguy thì tất cả mọi thành phần trong xã hội đều có bổn phận và trách nhiệm như nhau, không phân biệt lương giáo. Thiền sư lúc bấy giờ trở thành quốc sư, đem kiến thức của bậc chơn tu đạo đức, hiến một vài kế sách đã thu thập được, góp phần vào việc định quốc an bang, đem lại cuộc sống bình an cho nước nhà, hạnh phúc cho dân tộc.

Công thành thân thoái, đó là lập trường bất thối chuyển của bậc chơn tu đạo đức. Quốc biến gia vong, thất phu hữu trách, đất nước thanh bình, dân tình ổn định, trở về bổn phận của kẻ tu hành, đai cơm bầu nước, hài cỏ gậy tre, thong dong tự tại, danh lợi không màng, quyền quý không ham…Được như thế, vừa làm tròn nghĩa vụ của một công dân đối với tổ quốc, vừa thực hiện sứ mạng Thiêng Liêng đã được đặt để.

 

Đức Vạn Hạnh Thiền Sư dạy:

Đạo đời hai gánh liệu sao xong,

Cho đáng vi nhân giống Lạc Hồng.[21]

 

Đức Quan Thánh Đế Quân, một bậc trung thần thời Tam Quốc, với những chiến tích vang dội, trung can nghĩa khí sáng ngời trong lịch sử nhân loại. Với trọng trách trong thời Tam Kỳ Phổ Độ, ở cương vị Tam Trấn Oai Nghiêm đã để lời gởi gắm:

“Chư hiền đệ muội đừng bao giờ có ý nghĩ này: vào đạo để độc thiện kỳ thân, đóng cửa tự luyện phép mầu để chắp cánh bay bổng cung tiên, hoặc vào hang sâu rừng thẳm tịnh luyện nội ngoại công phu để làm tướng Trời dẹp loạn. Nếu trong khi đó, quốc gia mất chủ quyền, non nước suy vi, cửa nhà tan nát, xóm làng tan hoang, dân tộc nô lệ, thì sự tu ấy không có ý nghĩa gì hết.”[22]

Chư Tiền Khai Đại Đạo dạy:

 “Chư hiền đệ hiền muội hãy un đúc một đức tin sáng chói trước nhơn tâm thế sự. Đức tin đặt vào đâu? Đặt vào lòng người chơn tu phá chấp đang thực hiện sứ mạng tạo thế nhơn hòa, tức là tự tin. Có tự tin, lòng ta Thầy ngự, mới thọ nhận được ơn Thầy để làm động năng cứu thế độ đời.” [23]

Sứ mạng đặc thù của Cơ Quan là làm thế nào tạo được Thế nhơn hòa, như lời Ơn Trên đã phó thác, và sứ mạng của ĐĐTKPĐ là thực hiện cho bằng được Thế đạo đại đồng. Sứ mạng đó, trách nhiệm đó đặt nặng lên đôi vai những bậc chơn tu phá chấp, lúc nào cũng lấy đại cuộc làm trọng. Làm được như thế, mới xứng vị là hàng Thiên ân thọ Thiên mạng, thực hành Thánh sự đúng theo Thánh ý  của  Thầy, và không phụ lòng tin tưởng của nhơn sanh đã tín nhiệm.

Chư Tiền Khai Đại Đạo dạy:

 Tất cả những bài của chư hiền đệ muội tìm hiểu Thánh ý, chúng Tiên Huynh cảm thấy một niềm vui, nhưng cũng còn một vài lo âu vì chưa đồng nhứt. Đồng nhứt cũng một trở ngại khi chưa thực hiện

 

được trong tập thể. Nếu chư hiền đệ muội không dẹp bản ngã, sanh bất hòa, lại là một trở ngại lớn trên hành trình của đệ muội. .”[24]

Đức Di Lạc Thiên Tôn dạy:

Đã dày dạn công phu chay lạt,

Chấp ngã còn chẳng khác chi đời,

Bần Tăng khuyên hỡi ai ơi!

Tìm về chánh đạo thì Trời ấy ta.[25]

Bậc Chơn Tu sẽ tìm về với chánh đạo và huyền đồng cùng Thiên địa.

LỜI KẾT

Chân dung bậc Chân tu trong mọi thời đại hội đủ các điều kiện:

1.    Nghiêm trì giới luật - Rèn luyện Tâm hạnh Đại thừa.

2.    Hòa mình cùng đại chúng -Thực hiện sứ mạng tận độ.

3.    Thuần chơn vô ngã - Đức tin trọn vẹn.

 

Đức Lý Giáo Tông dạy:

Người lãnh đạo cầm cờ hướng đạo,

Bậc chơn tu khai tạo đường tu,

Là người thoát khỏi ngục tù,

Xả thân hành đạo công phu độ đời.

Biết tiến thoái tùy thời xử thế,

Biết trọng tôn nghĩa lễ tín thành,

Bảo tồn chánh đạo chánh danh,

Hiểu thông quy luật thực hành lý chơn.

Ví nhạc công ôm đờn nhấn phím,

So tơ đồng đúng điểm cung thương,

Gảy lên những khúc can trường,

Lòng thanh cao lẫn du dương bổng trầm.

Cơ Quan ấy danh cầm huyền diệu,

Tạo chân tài phát điệu âm thanh,

Hữu vô lý đạo phân minh,

Năm châu bốn biển thanh bình âu ca.[26]

 

 

Nói tóm lại : Người tín đồ Đại Đạo phải là những bậc chơn tu hành đạo, chỉ có chơn tu hành đạo mới góp phần khiêm tốn, vào công cuộc chuyển Hạ nguơn mạt kiếp sang Thượng nguơn Thánh đức với những nhân tố thánh thiện, đem lại thanh bình thạnh trị cho nhân loại trên khắp hoàn cầu, sống trong cảnh trời Nghiêu đất Thuấn, năm châu chung chợ, bốn biển chung nhà, lạc nghiệp âu ca…

 

Trân trọng kính chào

 

Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo, 14.3 Tân Sửu (25.4.2021)

                                                                                                  

   Đạt Thật



[1] Huờn Cung Đàn, 23.chạp Canh Tý (8.02.1961).

[2] Từ Điển Danh Từ Đạo Học, QI, trang 64, đạo trưởng Tường  Định biên soạn.

[3] Từ Điển Danh Từ Đạo Học, QI, trang 64, đạo trưởng Tường  Định biên soạn.

[4] Ngọc Minh Đài, Tuất thời, 01 - 03 Đinh Mùi (10-4-1967).

[5] Ngọc Minh Đài, Tuất thời, 01 - 03 Đinh Mùi (10-4-1967).

[6] Bát Nhã Tịnh Đường, 14-12 Tân Hợi (29-01-1972).

[7] Bát Nhã Tịnh Đường, 20.02 Nhâm Tý (03.4.1972)

[8] Thầy, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 15-01 Đinh Tỵ (04-3-1977).

[9] Vĩnh Nguyên Tự, 15.11 Giáp Dần (01.01.1975).

[10] Thánh thất Bình Hòa, 14 Rạng 15 -8 Canh Tuất (14-9-1970).

[11]Văn Phòng Phổ Thông Giáo Lý Tam Thôn Hiệp, 08-12 Ất Tỵ (30-12-1965).

[12] Ngọc Minh Đài, 10-5 Giáp Dần (29-6-1974).

[13] Vĩnh Nguyên Tự, 06-01 Ất Mão (16-02-1975).

[14] Bát Nhã Tịnh Đường, 14-12 Tân Hợi (29-01-1972).

[15] Ngọc Minh Đài, Tuất thời, 01 - 03 Đinh Mùi (10-4-1967).

[16] Minh Lý Thánh Hội, Tuất thời, 07-4 Tân Hợi (01-5-1971).

[17] Trúc Lâm Thiền Điện, 02 - 01 Bính Ngũ (22-01-1966).

[18] Trúc Lâm Thiền Điện, 02 - 01 Bính Ngũ (22-01-1966).

[19] Là vị đại công thần đã có công rất lớn trong việc giáo dưỡng và giúp Lý Công Uẩn lên ngôi hoàng đế, lập ra triều đại nhà Lý, tồn tại phát triển hơn hai thế kỷ (1009 – 1225) trị vì trong suốt 216 năm, trải qua 9 đời vua và được khởi nghiệp từ Lý Thái Tổ.

Triều đại nhà Lý để lại 2 dấu ấn lịch sử:

1.Dời đô từ Hoa Lư  về Đại La, sau đổi thành Thăng Long.

2. Năm 1054 vua Lý Thánh Tông đổi quốc hiệu từ  Đại Cồ Việt thành Đại Việt.

[20] Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 15-04 Giáp Dần (06-5-1974).

[21] Minh Lý Thánh Hội, 21-8 Tân Hợi (09-10-1971).

[22] Nam Thành Thánh Thất, 15-02 Kỷ Dậu (01-4-1969).

[23] Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 14-3 Quý Hợi (26-4-1983).

[24] Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý,14-3 Quý Hợi (26-4-1983).

[25] Trúc Lâm Thiền Điện, 02 - 01 Bính Ngũ (22-01-1966).

[26] Ngọc Minh Đài, Tuất thời, 01 - 03 Đinh Mùi (10-4-1967).

Chí Thật
CHƠN TU / Chí Thật



Công phu / Chí Thật


Lụy thân vì bởi ý ta bà,
Vì bởi người còn chấp cái ta,
Chẳng biệt giả chơn, không chánh niệm,
Đành làm tôi tớ thập tam ma.

Đức Quan Âm Bồ Tát, Liên Hoa Cửu Cung, 03-01 Ất Tỵ, 04-02-1965

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây