Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.
-
Phụ nữ là con người, mà con người thì đã có sẵn vị thế cao trọng đuợc Đấng Tạo Hóa ...
-
Thuở ấy, ở làng Chử Xá (thuộc tỉnh Hưng Yên ngày nay) có người tên là Chử Cù Vân và ...
-
. Who founded Caodaism? CaoDaism was founded in Vietnam at the beginning of the 20th century by Cao Dai, the Supreme ...
-
Đôi khi tôi tự hỏi: điều gì đã làm nên sự sống của tôi? Có phải do công cha nghĩa mẹ ...
-
PHÁP MÔN /
TÂM THƯ CỦA ĐẠO TRƯỞNG PHỐI SƯ THƯỢNG HẬU THANH
-
Nam Thành Thánh Thất, Tuất thời, Mùng 1 tháng Giêng Canh Tuất (6-2-1970) (Bộ Phận Hiệp Thiên Đài Cơ Quan Phổ ...
-
Phật Tiên Thần Thánh rộn ràng, Đồng vâng ngọc sắc cứu an cõi trần. Hiện diện trên cõi trần này, con người ...
-
Tôi thật sự tin rằng, con người cần trở về với đức tin, với tôn giáo, bởi không thể giải ...
-
Đại Lễ Khai Minh Đại Đạo đã diễn ra tại Thiền Lâm Tự - Gò Kén Tây Ninh, sau khi ...
-
. . .Không kể các thánh sở trong phạm vi nội ô ở các Tòa Thánh, ở mỗi Hội Thánh ...
-
Nói cho cùng, Bản thể đại đồng chính là Nhân bản. Nhân bản có giá trị trường cửu và phổ ...
-
Ngũ Chi Đại Đạo là Minh Sư, Minh Đường, Minh Lý, Minh Thiện và Minh Tân. Minh Sư có nguồn ...
ten_tac_gia
Thánh giáo Đức Thánh Trần Hưng Đạo
Chư chức sắc hướng đạo: Sự thế ngày nay chẳng những chỉ xã hội mà đến Giáo hội cũng cùng chung một trận huống tinh thần vô cùng bi đát. Điều kinh cụ hãi hùng ngày nay, không phải vì chiến tranh khốc liệt, không phải thiên vạn binh hùng, không phải vì quỉ ma ống dậy, bày vẽ lắm trò, làm cho lu mờ chánh pháp, mà chính là ở "sự sụp đổ tinh thần", sự sụp đổ tinh thần ấy là điều tai hại căn bản. Các hiền thử nghĩ: Khi muốn phục hưng một quốc gia, điều trước hết phải có dân chí, dân khí, dân tâm. Nếu dân chí đã nhụt, dân khí đã suy, dân tâm ly tán, hạng sĩ phu triều đại thì tranh nhau chút lợi danh cho riêng mình, còn quần chúng khắp nơi như đàn chiên không người chăn giữ, trước tình trạng đó làm sao phục hưng Đại Đạo!
Hôm nay Bản Thánh rất buồn. Buồn cho sứ mạng trọng đại của Đại Đạo. Phục hưng tinh thần truyền thống cổ truyền của dân tộc dính liền với sự phục hưng văn minh nhân loại, để xây dựng một nguơn hội thái bình vĩnh cửu cho muôn người, tạo lập một Thiên đàng cực lạc tại thế. Sứ mạng đó ai đảm trách?
Hỡi chư chức sắc hướng đạo! Đọc lại sử nhà Trần, từ bao ảm đạm thê lương, bỗng trở nên bao hùng tráng mãnh liệt. Phải chăng nhờ biết tạo cái thế nhơn hòa đoàn kết, qui tụ được nhân tâm, tác động được dân khí để mở màn cho công cuộc phục hưng. Ngày nay muốn tạo được cái thế nhơn hòa đoàn kết ấy, thì người lớn phải tỏ ra đức độ, phải chịu hy sinh; hy sinh cái ý kiến tư hữu của mình cũng là điều quan trọng không kém sự hy sinh tính mệnh. Hy sinh vì sự sống còn của kẻ dưới, hy sinh vì mọi người, hy sinh vì chính nghĩa cao cả như sự bảo tồn xương minh chơn truyền đạo pháp chẳng hạn, Bậc hướng đạo phải đạt được cái lý ấy, phải bác kiến quảng văn, phải ôn cố tri tân, phải thường xuyên khắc kỷ phục lễ, phải rèn luyện thân tâm, để nêu gương sáng cho mọi người, phải nung nấu lòng tin tưởng cho mọi người, bởi lòng tin là sức mạnh vô biên. Mất lòng tin khác nào một đạo binh mất người tướng xúy vậy.
Thiên Lý Đàn, Tuất thời 15.07 Ất Tỵ (11-8-65)
THI
TRẦN ai đã rủ áo công hầu,
HƯNG nghiệp còn chờ kẻ đến sau;
ĐẠO đức chấn hưng giềng mối cả,
GIÁNG mừng liệt vị một vài câu.
Bản Thánh chào chư Thiên Mạng, chào chư hiền đệ, hiền muội. Bản Thánh đã được dời đến Cung VĂN TUYÊN để hầu TIÊN SƯ KHỔNG TỬ. Nhơn đó, Tiên Sư có lời dạy Bản Thánh: Vì sự thỉnh nguyện của Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý cũng như sự đồng ý của Khổng Học môn đệ, nên Tiên Sư chấp thuận cho Bản Thánh giúp chư hiền đệ Khổng Học một đôi liển và Tiên Sư đã cắt nghĩa rằng :
Đạo tuy ba phái, nhưng lý vẫn một nguồn, đều do khí hạo nhiên huyền huyền THƯỢNG ĐẾ phát ban, mà ĐỨC LÃO QUÂN tạm gọi là Tam Giáo Đạo, để áp dụng sự cứu cánh toàn cả nhân loại trên thế gian, trong khi tinh thần vật chất bị đảo lộn. Vì thế nên Bản Thánh là dân tộc Việt Nam, mà tất cả môn đệ Khổng Học hiện hữu cũng là dân tộc Việt Nam, tất nhiên phải thụ hưởng cái tinh ba của Tam Giáo để nâng cao tinh thần dân tộc, tiến hóa trên một trình độ đại đồng, không còn chấp chỗ riêng biệt như từ xưa hay hiện giờ, đang ở vào trạng huống đau thương là cõng rắn cắn gà nhà, do nơi sự thấp kém của dân tộc mà ra. Tuy Bản Thánh giáng đây, trên đã có Phù Sắc KHỔNG THÁNH chứng minh, vậy Hoàng, Nam, Hùng hãy đem đôi liễn nầy về suy kỷ lời Bản Thánh trong khi thành tâm đưa vào Khổng Thánh Miếu.
THUẬT NGHIÊU THUẤN VŨ THANG TRUNG ĐẠO CỔ KIM DUY NHỨT QUÁN
HƯNG LÝ TRẦN LÊ NGUYỄN XUÂN THU CƯƠNG KỶ ĐỊNH THIÊN THU .
Thì giờ đã hết, Bản Thánh hẹn lại khi sau sẽ hội ngộ. Chư hiền đệ muội thành tâm đánh ba hồi chuông lễ bái đưa Phù Sắc TIÊN SƯ, để Bản Thánh...(Hãy đánh lên và hành lễ) chào chung tất cả, chúc câu thành ý chánh tâm. Bản Thánh lui gót. Thăng.
MLTH, Mùng 09 Tháng Giêng Mậu Thân (07.02.1968)
Thiên thời, địa lợi, nhơn hòa, thu phục nhân tâm là một điều khó, mà khó hơn hết là lòng người không giữ mãi được vẹn toàn. Sự chiến thắng cao nhứt trên đời không phải là chiến thắng được tha nhân, mà phải chiến thắng bản tâm để ung đúc tinh thần trên sức vạn năng thiên lý, mới mong giải thoát được nghiệp quả trầm luân.
Vạn sự trên thế gian đều ở trong luật định. Hết ngày đến đêm, qua đêm lại ngày. Hết đông sang xuân, mãn xuân, hè đến. Dù muốn dù không, cũng phải đặt gót chân trên đường thiên luân của định luật. Chỉ có đạo lý, đạo lý sẽ đưa người đến chỗ sáng suốt, tìm hiểu cơ biến dịch đất trời, sẽ hòa hợp với lý thiên nhiên ngõ hầu giải thoát thân tâm để phổ độ nhân sinh trong vòng mê muội.
Bản Thánh có lời nầy, chư hiền hãy nhớ và chuyển giáo phổ truyền cho tất cả: Trời rộng bao la, Đại Đạo vô cùng. Nhưng đó là căn phòng đóng kín. Bao nhiêu huyền bí thiêng liêng nhiệm mầu siêu việt, nhưng chìa khóa mở, Đức Chí Tôn đã đặt trong chỗ cao nhứt của mỗi người. Hãy tìm lấy và mở lấy.
Cuộc sinh, trưởng, thâu, tàng tất nhiên phải có. Người hướng đạo, người tu hành cũng cùng trong lẽ ấy, nhưng có khác hơn là sinh hữu căn, tàn hữu vị, mới gọi thực người trên thế gian, và tiểu linh quang nơi thượng giới.
MLTH, Tuất thời mùng 3 tháng Giêng Canh Tuất (08-02-70)
Đã là thành phần giác ngộ, không ai chối bỏ được nhiệm vụ của mình là một công dân trong thời non nước thăng trầm, muôn dân khốn khổ. Người tu hành không phải chỉ những trầm lặng mình dưới bóng từ bi, trầm tư mặc tưởng để điêu luyện tâm hồn nơi cõi hư vô tịch mịch, mà còn phải tìm ra nguồn gốc sự đau khổ của toàn dân, dốc lòng tìm ra phương pháp tận độ, đem đạo lý lồng vào nếp sống để cải tạo tư tưởng con người trở lại với bản tánh thiên lương, hầu cùng nhau gây dựng cõi đời minh đức tân dân mới mong đem lại thái hòa an lạc cho dân tộc. Đó mới thật là hưởng được một mùa xuân vĩnh cửu bất tận.
Bây giờ đây, Bản Thánh hỏi thăm qua về lãnh vực tu tiến của chư hiền đệ muội. Chư hiền đệ hiền muội hãy kiểm điểm lại trong một năm qua, mỗi hiền đệ muội đã tăng tiến đến bực nào về phần tu học? Vì như trên, Bản Thánh đã nói : Vạn vật đồng tiến theo tiết xuân sang, nếu không tiến lên theo thời son trẻ thì ắt rớt hoa niên để tàn tạ trở về quá khứ, nghĩa là không tiến thì thôi chớ không vật nào đứng một chỗ.
Bản Thánh đặt một vấn đề hơi đột ngột chắc rồi chư hiền đệ muội khó có thể tập trung phần kết quả để nêu lên một con số rõ rệt, nhưng đây là một vấn đề mà Bản Thánh cần lưu ý chư hiền đệ muội nơi Minh Lý Thánh Hội :
Là người tu tiến, luôn luôn hằng ngày phải kiểm điểm thân tâm, tác phong ngôn hạnh để so sánh ngày một ngày qua để biết mức độ tiến hóa thăng trầm, hoặc vui để mà tiến, hoặc buồn để mà tự hối sửa chữa để cùng tiến lên. Có như vậy mới thấy được chỗ ưu khuyết. Có như vậy mới làm chủ được thân tâm, tự cứu mình trên con đường Đại Đạo.
MLTH, Tuất thời mùng 4 tháng 9 Canh Tuất (03.10.1970)
THI
Có duyên nghe Đạo mở đường về,
Cõi Thánh vườn Tiên mới thực quê;
Lưu luyến hồng trần nhiều kiếp đọa,
Hồi tâm giác ngộ thoát sông mê.
TRẦN HƯNG ĐẠO VƯƠNG, Bản Thánh mừng chư hiền muội.
. . .Đời là trường thi, là nơi để cho con người học tu, rèn đúc lấy chính mình. Con người khi hoàn tất nhiệm vụ làm người, mới tròn bổn phận. Muốn hoàn tất bổn phận con người, không ngoài cầu được cái đạo, để đồng cùng Trời đất. Ai ở đời lại không ham danh, chuộng lợi, quí trọng sang giàu. Nhưng thử hỏi sang giàu có phải mục đích làm cho mọi người hạnh phúc chăng?
Nói về đời, giàu sang, tiền hô hậu ủng, ngàn tứ muôn chung là kẻ sung sướng nhứt đời. Nhưng mỗi một khi binh lửa lan tràn, ngoại xâm giày xéo, tai trời ách nước ngập tràn, thì thử hỏi có giữ được chăng? Tiền bạc là mối họa cho thân, làm mồi tham lam cho kẻ quấy. Khi tai bay họa gởi, lăng bức đến mình, dầu ngọc quí vàng ròng cũng bỏ mà bảo vệ lấy thân. Thế thì cái thân là quan trọng, mạng sống con người mới đáng quí đáng yêu. Ai lại lấy thân che của, lấy của bỏ thân bao giờ?
Thế mà mấy người lo cho thân được an toàn yên ổn, lo cho thân khỏe mạnh tươi vui, cứ đem thân nô lệ cho sắc tài, lao tâm tiêu tứ, sợ được sợ mất, phiền não tàn phá từ giờ, chẳng biết quí thân mà lo tu cho thân lành mạnh. Những bậc chí nhân quân tử rõ được giá trị con người, họ cũng chẳng quí chi thân, mà quí yêu đạo lý. Đạo lý là giá trị cao cả môn hạnh phúc, trọn vẹn cứu cánh con người. Đạo lý ấy là nguồn suối tâm linh, tự nó tuôn ra làm tươi mạng sống, làm đẹp cho đời. Bởi vậy cổ nhân mới nói : "Sớm mai nghe đạo, chiều chết cũng thỏa mãn lắm rồi".
Lại có câu : "Thân còn chẳng kể, kể chi danh". Cái danh là cái phù hiệu bên ngoài, bởi thân lành mà danh đẹp. Thân lành là do tâm sáng, tâm sáng bởi thể được cùng đạo. Đạo là mục đích tối thiêng liêng, đạo là linh hồn của vạn sanh vũ trụ, đạo là tánh mạng của con người, đạo là nguồn hạnh phúc vĩnh cửu trường tồn, đạo là nẻo tự do. Đạo là đầu muôn sự phát sanh, không vật nào, thứ nào mà không bởi đạo. Đạo quí dường ấy, đẹp dường kia, bởi vậy mà kẻ đạt nhân thiện hữu, họ giác ngộ bằng cắt ái ân, lìa danh lợi, phế bỏ ngai vàng, nhà đẹp, một thân trầm lặng cầu lấy đạo vô vi.
Sách sử thường ghi biết bao nhiêu người sống trong nhung lụa ngọc ngà, giàu sang cả thiên hạ, thế mà họ còn vứt đi, tìm chỗ thâm sơn cùng cốc, vui với đạo mầu. Chúa cũng nói: "dầu được uy quyền giàu sang cả thế gian, mà đánh mất linh hồn cũng không thèm nhận". Ôi linh hồn quí hóa thay ! vì vậy mà nước ta về đời Trần, Lý, các vua chúa đều bỏ ngôi mà tu đạo, hoặc lấy đạo mà dạy dân, thì đạo hữu cũng nên bình tâm suy nghĩ, sớm sớm dẹp bớt thế tình, lo đường tu thân học đạo. Dẹp thế tình, không phải buông trôi phận sự con người, mà phải sống bằng bổn phận làm người trọn đạo, hết lòng thờ cha kính mẹ, làm gương mẫu cho gia đình, thuận vợ thuận chồng, dạy con theo một đạo nghĩa ở đời, sống trong danh mà danh không buộc trói, ngồi trong lợi mà lợi chẳng làm mờ tâm, tuy tại gia mà lòng thoát tục, sống hợp quần mà gà hạc khác nhau.
Đạo không phải biểu bỏ đời, song đạo hóa đời mà đời không hay biết. Tuy ở nhà như mọi người, mà khác người ở chỗ lấy nhà làm phận sự, không phải nhà là trói thân với nơi địa ngục. Gia đình đạo hữu trong Minh Lý môn sanh cũng nhận được ơn phước Trời dành cho mỗi gia đình, mỗi thân phận của ta một nguồn sống xán lạn, một cảnh an hòa, một phần thưởng thiêng liêng mầu nhiệm, cảnh máu xương tránh được, cơ cực cũng không vương, tật nguyền khỏi bị, nhà cửa an toàn, gia đình sum hiệp, ngoài nội biên cương khói lửa ngất trời, thây phơi đầy dã, máu nhuộm khắp đất, vườn không nhà trống, đói rét tàn tật đầy đường.
Đáng ra tai kiếp vạn vật chung phần, nhà nước nguy vong, mọi người đều cộng phần trách nhiệm. Thế mà được dành riêng một cõi thì ta nên gắng tu, tu để đội ơn Trời Phật, tu để dành dụm phước duyên cho con cháu ngày mai, tu để đóng góp làm người, cộng sự cùng Trời, hoằng dương chánh đạo. Nếu an thân mà hưởng phước, vô cớ mà được tự do, thì họa sẽ đến, nạn kiếp lâm đầu, chừng đó ăn năn rất muộn.
Hôm nay, Bản Thánh chấm công toàn đạo, ban ơn cho một năm lành mạnh đoàn tụ, trên dưới quyền pháp tôn nghiêm. Đạo hữu nhơn đây làm đà để tiến sang xuân hưởng cơ thanh bình thánh đức. Bản Thánh nói cơ thanh bình thánh đức, chớ không phải thanh bình ngay đâu. Cơ là mầm móng sẽ trổ sanh ơn phước, nước nhà sắp manh nha sống lại. Mầm sống bởi tâm, phúc về bởi đạo. Tu sửa ăn năn thì họa tiêu phước đến. Tâm còn tham ác thì nghiệp tai vạ theo liền. . . .
Có thể tại nhà tu, tại Thánh Miếu hay Tịnh Đường, kẻ đã thọ pháp rồi thì mỗi ngày ngồi tịnh kiểm tu, tồn thần định trí, hoặc chưa vào thanh tịnh giới, thì lo gìn hương đốt lễ cầu nguyện cho gia đình, cho quốc gia, cho nhơn loại nhẹ bớt tai nạn, Trời Phật giảm cơn thịnh nộ vì tội lỗi loài người. Kẻ biết đạo rồi muốn dịu lặng càn khôn, quân bình thế sự, lấy thanh tịnh hòa cùng thiên lý để làm tâm vắng lặng, đồng thể với đạo Trời. Đó là tăng trưởng thánh tâm, là tăng phần thiện khí, để góp chung cùng trời đất, tạm mầm hạnh phúc cho nhơn gian.
MLTH, 06 tháng 11 Bính Thìn (26.12.1976)
Sinh trưởng thâu tàng, lần lượt trải qua bốn mùa xuân hạ thu đông, mùa nào cũng có một công năng sứ mạng của thời lịnh, nhưng lẽ chung của thiên hạ thì ai cũng thích xuân đầm ấm tươi vui, vạn vật sinh sôi ngàn hoa đua nở. Mùa này dương khí trung bình không rét mướt như đông, không nóng bức như hạ, Thực chất mà nói, mọi người chỉ thấy cái hiện ra mà không thấy cái mầm tiệm năng tiệm phát của nó. Trời đất không ngoài lẽ âm dương văn vẻ của nó, nên tiết Đông Chí là mầm sống khởi nguyên, vạn sự vạn vật manh nha ở đó, nên mỗi năm vào mùa tu Đông Chí có một ý nghĩa sâu xa, người hành giả nên suy gẫm cho tường tận nguyên lý.
Chúng ta nên căn cứ vào quẻ Phục mà hạ công lập địa hàm dưỡng chơn nguyên. Phục có nhiều nghĩa, nghĩa nguyên thỉ của nó là "không kiếp chi tiền, âm hàm dương dã", hư linh tịch chiếu, nên ta thấy tượng quẻ một dương nằm dưới năm âm, có thể suy luận là lý nhứt dương này là một điểm sinh cơ tiềm phục là chơn ý, là tịnh cơ gồm có năm âm là mắt, tai, mũi, miệng, thân, ngũ quan thanh tịnh, chơn ý sáng soi. Chư hành giả gẫm đó làm công án tu trì.
Sơ hào bất viễn phục. Bất viễn phục là chẳng xa. Phục là trở lại, nghĩa là khi ta tịnh nên thung dung tự tại, quên cả trong ngoài. Bất giác tâm niệm khởi lên chạy rông ra ngoại giới theo thói quen, thì khi đó liền tỉnh giấc, đừng để cho nó rông xa, chuyền leo đủ chuyện mà không hay không biết . Xa đây là ra ngoài cảnh vật là hào thượng lục, là hào mê phục. Mê phục là để tâm dông dài rông chơi không biết tỉnh ngộ mà quay về. Nếu niệm vừa khởi, tâm vừa biết là bất viễn phục.
Chư hành giả ngồi thiền nên lưu ý một dương và năm âm. Dương là chiếu, âm là tịch. Dương là động, âm là tịnh. Tịnh động cho quân bình, không tỉnh táo như người thức, không mê man như kẻ ngủ, không lấy âm làm tê lạnh chết nguội, không lấy dương làm trợ trưởng hữu tư. Nếu trường hợp chưa chứng đến chỗ như như hàm nhứt, thì giữ theo hào hựu phục lỡ lầm nhứt thứ nên thôi. Đó là đợt tịnh mùa Đông Chí.