Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.
-
Trước đây, ngay từ những năm đầu của đạo Cao Đài, một số sách báo khi viết về những "tiên ...
-
Không chỉ mang tính kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc, Lễ hội Trung Thu Cao Đài còn ...
-
Quyển kinh Đạo Nam do nhà xuất bản Lao Động xuất bản năm 2007. Nguồn gốc: " Hưng thiện đàn" ở ...
-
Đúng giờ Tý, cả thảy đều đủ mặt, tôi thấy chú Tư tôi đã sắp đặt dọn bàn dài, rải ...
-
Bài Thuyết đạo tại Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo ngày 19-6-Đinh Hợi (01-8-2007) ________ [Ảnh bên: Tượng Quan Thế Âm Bồ ...
-
"Sự tín ngưỡng : Thầy rất mừng các con giờ nầy đến đây, trước vui cùng các con, Thầy ngẫm ...
-
Giá trị nhân văn của bức họa"Tam thánh ký hòa ước" Khách đến viếng Đền thánh Tòa thánh Tây Ninh hoặc ...
-
Trong Đại Thừa Chơn Giáo, Thầy có dạy: Muôn vật thế gian chẳng vững bền, Có thì hư hoại mấy hồi nên, KHÔNG ...
-
Thần thể /
Theo Phật giáo, Thần thể là hiện thân của những vị Bồ Tát (sa. bodhisattva) siêu việt, nói chung là ...
-
Trong văn học Trung Quốc từ xưa đã xuất hiện hai nhân vật kỳ bí, hai triết gia đặc biệt: ...
-
Người đạo Cao Đài phải có ý thức sứ mạng thật sáng tỏ. Theo đuổi mục đích “Thế đạo đại ...
-
Thầy dành cho trẻ một mùa xuân, Đi lại trần gian xóa khổ trần, Như lý Đạo mầu đang cứu cánh, Cho đời ...
Đức Lễ
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 30/12/2009
Chữ KHÔNG
Muôn vật thế gian chẳng vững bền,
Có thì hư hoại mấy hồi nên,
KHÔNG là trường cửu, không tan rã,
Nên mượn chữ KHÔNG, đúc móng nền.
KHÔNG là không hình tướng, không thấy được; ngược lại với SẮC là hình tướng nhìn thấy được. Muôn vật do sự biến đổi mà sinh ra, vốn không có thiệt. Thân thể của chúng ta hay của muôn vật là Sắc, chỉ có tạm thời trong một thời gian lúc ta còn sống, sau đó khi ta chết đi, xác thân rã tan biến trở lại Không.
Rồi từ chỗ Không, lại biến hóa ra thành hình tướng, tức là Sắc. Ai nhận biết chơn lý Sắc-Không này thì không còn chấp cái sắc tướng, chấp cái xác thân nơi cõi trần, thì dứt được phiền não.
Các vật sống trên cõi trần chỉ là tạm bợ, thấy đó rồi lại mất đó, (tức hóa thành không). Sự có không ấy sẽ dễ dàng qua mau lẹ như bọt nước trôi sông, như sương đeo ngọn cỏ. Hơn nữa, cõi trần ai này thuộc về dục giới, con người ham muốn, tham lam, ưa vật này, thích vật nọ; muốn gom hết vào mình, cái túi tham không đáy chứa mãi mà chẳng đầy.
Lòng tham dục khiến con người đắm đuối trong bốn vách tường: tửu, sắc, tài, khí; sa mê vào bả lợi danh, cứ quanh quanh quẩn quẩn trong trường mộng ảo, không thấy được cuộc đời là giả tạm. Các vật đang sắp bày trên mặt đất đều phải hư hoại, không có gì là trường cửu với thời gian, mà con người cứ bỏ chỗ KHÔNG mà tìm cái CÓ; bỏ chỗ THẬT mà tầm đến những nơi GIẢ TẠM. Cái xác phàm này sẽ hư hoại và linh hồn sẽ trở lại chỗ KHÔNG.
SẮC-KHÔNG là chỉ con đường giác ngộ, nhận thức rõ cuộc đời là giả tạm, cõi hư linh mới là vĩnh cửu để lo việc tu hành. Khi hành giả nâng trình độ, thì sẽ thấy được thế giới này, không có gì thật sự tồn tại. Một ngày bao nhiêu chúng hữu tình đi về cõi chết và trong một giờ bao nhiêu con người cất tiếng khóc chào đời.
Theo Bát Nhã Tâm Kinh, Quan Thế Âm Bồ Tát quan sát ngũ uẩn giai không, sắc chất, cảm thọ, suy tư, hiểu biết, đều là KHÔNG. Tất cả người và tất cả những gì trên cuộc đời đều là KHÔNG. Chắc chắn ta chỉ có một cái là KHÔNG khi lìa bỏ xác thân này. Đức Bồ Tát dạy:
Khán đắc phù sanh nhứt thế KHÔNG.
Điền viên sản nghiệp diệt giai KHÔNG
Thê nhi, phụ mẫu chung ly biệt.
Phú quý, công danh tổng thị KHÔNG
Cổ ngữ vạn bang đô thị giả,
Kim ngôn bách kế nhứt tràng KHÔNG.
Tiền tài thâu nhập đa tân khổ,
Lộ thượng huỳnh tuyền lưỡng thủ KHÔNG.
Bồ Tát thấy tất cả mọi việc trên cuộc đời đều hoàn KHÔNG. Nhắc rằng tất cả đều trở về KHÔNG, thấy pháp là giả, không bền chắc. Nhưng không được bỏ chúng sanh, phải thực hành bồ tát đạo.
Khi chưa thành đạo, ta dễ vướng mắc vào ý niệm rằng làm việc gì phải có lợi ích cho hiện tại và tương lai, ta mới hăng hái làm. Làm để hoàn KHÔNG thì chẳng ai muốn làm nữa, nên Đức Quan Thế Âm mới khuyên: "Tuy cuối cùng việc hoàn không, nhưng đừng bỏ bồ tát hạnh." Thấy KHÔNG để ta không tham đắm thế gian. Tất cả vọng tưởng, ham muốn sẽ biến mất nơi lòng ta. Nhưng từ cái Không này sanh ra cái Có, nên bảo đừng bỏ bồ tát hạnh.
Cõi nhị nguyên phân biệt: CÓ hoặc KHÔNG. Nói CÓ để tham chấp là cái nhìn của thế gian; còn chấp KHÔNG để từ bỏ. Cả hai đều sai lầm. Thật ra, nghĩa KHÔNG quá rộng, Cả một đời người chưa chắc chứng nghiệm đủ. Nhận chân được nghĩa KHÔNG để hành giả từ bỏ tâm chấp trước, vọng tưởng điên đảo. Từ bỏ được tâm này, tâm chơn như mới hiện ra.
Bồ tát quá khứ thể hiện hoàn toàn nghĩa KHÔNG này. Trong cái KHÔNG vẫn hiện hữu cái CÓ mới thực sự là KHÔNG. Thật vậy, bồ tát tiêu biểu cho trí giác, trí giác thì vô hình, không phải sanh thân nhưng vẫn hiện hữu. KHÔNG là không có quái ngại. Không khổ ách, tâm hoàn toàn giải thoát, TA vẫn là TA ở dạng chơn ngã.
Ngược lại, lầm tưởng KHÔNG rồi từ bỏ bồ tát hạnh, là bỏ hành vi tạo tác tốt. Tư tưởng chúng ta chuyển biến không dừng nên chỉ cần đổi suy tư trở thành bồ tát hạnh. Nhờ dòng tri thức vẫn diễn biến bình thường, liên tục, mới giữ lại hạt nhân bồ tát hạnh. Nếu bỏ bồ tát hạnh, chắc chắn chúng ta sẽ rớt qua phàm phu. Ngày nào còn hiện hữu, hành giả làm hết khả năng cống hiến cho cuộc đời.
Thấy KHÔNG để không ham, để làm ích lợi cho người. Ở trong địa vị, hoàn cảnh nào cũng đem hết khả năng phục vụ chúng sanh, đất nuớc, dân tộc, hoằng dương đạo pháp. Không phải thấy vô thường, khổ, không, vô ngã mà buông xuôi hai tay chờ chết, phí phạm sanh thân quý giá. Nhắm mắt đưa chân, mặc con tạo xoay vần, không làm, không phải nghĩa KHÔNG của Đại Đạo vậy.
Bồ tát thấy KHÔNG nhưng hiện hữu trở thành cần thiết. Từ góc độ KHÔNG, bồ tát thấy pháp luân biến hóa. Các Ngài lợi dụng biến hóa của các pháp mà chuyển đổi nó trở thành tùy thuận. Còn chúng sanh thì đau khổ vì bị pháp biến hóa chi phối.
KHÔNG là không có thật thể, hiện biến đổi không dừng. Bồ tát quán KHÔNG bằng cách sử dụng biến đổi này, gạn lọc chuyển trược thành thanh, xấu thành tốt. Từ đó, Bồ tát luyện pháp KHÔNG, xả thân lăn lóc trên cuộc đời cứu nhân độ thế, giúp cho chúng sanh đồng thành đạo.
Vì vậy, tu chứng pháp KHÔNG của bồ tát phải giải quyết tất cả tồn tại của nhân gian. Bồ tát thấy chúng sanh khổ phải cứu, thấy ta bà ô trược phải làm cho nó thành thanh tịnh như thế giới phật.
Muốn phổ độ chúng sanh, cần phải khắc cốt ghi tâm, Ngày nay là phụng sự xã hội ta đang sống, nâng đời sống và tri thức của mọi người để xây dựng và phát triển xã hội văn minh giàu đẹp. Tuy cuộc đời ngắn ngủi, nhưng nền văn minh mà con người được thừa hưởng ngày nay là kết tinh của bao nhiêu công trình nhân loại từ hàng triệu năm về trước, người đệ tử Cao Đài phải làm sao biến ta bà thành thế giới cực lạc, bồi đắp cho thế hệ mai sau, dồn tình thương cho nhân loại, làm sáng đẹp cho đời.
Tóm lại, nhận thức về pháp KHÔNG, bồ tát lãnh được tâm ấn và thể hiện việc làm kết hợp tâm họ với tâm phật, mới thực sự tiến bước theo bồ tát hạnh. Lúc ấy, nương giáo pháp Như Lai hành đạo lợi lạc chúng hữu tình, trí tuệ hòa hợp cùng nhịp điệu tâm linh của chúng ta, soi đường dẫn bước đưa ta qua, đến bờ giải thoát, an lạc vĩnh cửu. KHÔNG của bát nhã quán sát được chân tánh không có sai biệt, Thượng Đế và chúng sanh đồng một thể:
Từ chơn tánh chúng sanh là một,
Suốt tam thừa Thượng Đế chẳng hai.
Ấy từ bổn nguyện nguyên khai,
Huyền KHÔNG về tại lòng người lắng an.
Đường chơn đạo trong KHÔNG mà CÓ
Pháp Chánh Truyền có đó hóa KHÔNG
Làm sao phủi sạch bụi hồng,
Giữ tâm thanh tịnh để lòng tự nhiên.
KHÔNG KHÔNG mới thật diệu huyền.
Chữ KHÔNG làm đặng thì tiên trong đời.
(Đại Thừa Chơn Giáo, tr. 145)