Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.
-
“Thế gian cơn hỗn độn Hư thiệt đều chung lộn, Hồi hướng biết về đâu, Kìa Cao Đài nhứt bổn.”
-
“ NGỌC ĐIỆN HUỲNH HÀ” là một trong Thất Thập Nhi Tịnh trực thuộc Hội Thánh Cao Đài Tiên Thiên, ...
-
Người chèo đò ở Sangam chỉ xuống dòng nước đục ngầu của sông Hằng, nơi gặp dòng nước màu xanh ...
-
Bực Chơn Nhơn ngày xưa không ưa sống, không ghét chết, lúc ra không hăm hở, lúc vào không do ...
-
. . .Hôm nay Bần Đạo đến đây phân tách những nét chính của những giai đoạn của đời người ...
-
"Bần Tăng muốn chư đạo hữu tự hỏi lại lòng có khi nào lưu tâm đến cái lý xác thực ...
-
Long Thụ /
Động cơ trung tâm cho việc hoá độ của Long Thụ – một công trình hoằng pháp lập cơ sở ...
-
Đại Đạo không phải là tôn giáo lớn. Cái lớn của Đại Đạo là khả năng nối kết con người ...
-
Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 15-01 Giáp Dần (06-02-1974)
-
Đờn ca tài tử là đứa con nội sinh của văn hoá Nam bộ nửa cuối thế kỷ 19, được ...
-
THẦN TIÊN THI DIỆU BÚT (20 ) Kỳ này, chúng ta hãy thưởng thức sự phối hợp thi thơ giữa Đức ...
-
Diễn đàn quốc tế trong những tuần lễ gần đây nổi lên nhiều sự kiện liên quan đến hòa bình ...
Huỳnh Văn Trọng Minh
Lễ sanh
Đa số trong môn sanh bình thường của Đức Cao Đài ít có người hiểu rốt ráo hai chữ Lễ Sanh, một đạo phẩm đầu tiên trong hàng chức sắc. Lục lọi kinh thư và thánh giáo để tìm hiểu thêm hai chữ Lễ Sanh là điều cần thiết.
“Lễ Sanh là người có hạnh, lựa chọn trong chư môn đệ mà hành lễ. Chúng nó đặng quyền đi khai đàn cho mỗi tín đồ. Thầy dặn các con hiểu rõ rằng Lễ Sanh là người Thầy yêu mến, chẳng nên hiếp đáp chúng nó. Như vào đặng hàng Lễ Sanh mới mong bước qua hàng chức sắc. Kỳ dư Thầy phong thưởng riêng mới đi khỏi ngã ấy mà thôi…nghe à! Chư môn đệ tuân mạng.” ( Pháp chánh truyền)
Bốn thập kỷ sau, Đức Giáo Tông Hội Thánh Tiên Thiên- Thiện Pháp Nguyễn Bửu Tài có giảng dạy tại Tòa Thánh Minh Đức như sau:
“…Trên sự giảng giải được linh động để cho mỗi Lễ Sanh biết nhiệm vụ thực hành đúng, hầu bảo vệ phẩm vị thiêng liêng, để sang lên hàng Giáo Hữu. Song Pháp Chánh Truyền cũng phân giải về nhiệm vụ mà thôi chớ không vạch sâu thực tế hai chữ Lễ Sanh hay lớp học Lễ Sanh. Vậy chư hiền có hiểu hai chữ Lễ Sanh chăng?
Lễ Sanh Thầy đã nói là chọn trong hàng hạnh kiểm nhứt để hầu Thầy thì Lễ Sanh là nguồn gốc bởi lễ mà sanh ra mọi hình thức tốt đẹp. Như có lễ mới sinh ra sự hòa ái thương yêu đối nhân xử thế và bảo vệ được phẩm giá của người Chức sắc hành đạo hướng dẫn nhơn sanh, giữ vẹn Thiên điều, hòa thành phẩm tước thiêng liêng vị. Và trên thượng hòa, dưới hạ mục, đối nội ôn lương, đối ngoại tình cảm. Đối với gia đình trọng tình thân, hiếu, thuận, nghĩa, trinh. Đối với xã hội thì phong hóa xương minh, an bình trật tự. Như vậy Lễ Sanh, Đạo Thầy định làm đầu trong hàng chức sắc, nếu hạnh Lễ Sanh không hoàn mỹ thì hàng chức sắc lấy đâu mà nương tựa tiến được. Như thế chư hiền các cấp Đạo có nhận Lễ Sanh là quan trọng không? Bần đạo rất tiếc một số được Ơn Trên ban phong mà không giữ để vật dục đeo đai thành ra nhiệm vụ không được tiến hóa” (trích “Thánh Thất Trường Giáo Đạo” trang 65 - Đạt Tường).
Nội dung của các thánh giáo trên đã nói lên tầm quan trọng của phẩm Lễ Sanh là dường ấy nên trong phần Chú giải Pháp Chánh Truyền (Đức Hộ Pháp chú giải và Đức Lý Giáo Tông phê duyệt) có nêu rõ:
…“Sau đây buộc Lễ Sanh phải có cấp bằng nơi trường Đạo mới mong dự cư vào địa vị ấy. Vậy thì Lễ Sanh là người thay mặt cho Giáo Hữu khi Giáo Hữu vắng mặt và hành lễ cúng tế Thầy. Song phải tùng quyền Giáo Hữu mà hành sự.
Lễ Sanh phải đi thăm viếng các nhà đạo hữu, thượng Tượng khai đàn, dạy cho biết lễ nghi cúng tế Thầy, thay quyền cho Giáo Hữu.
Như ngày kia Đạo xuất dương ra ngoại quốc sẽ có nhiều dân tộc chẳng có thể thờ phụng như Nam, phận sự của Lễ Sanh đây mới ra sao? Tưởng chẳng chi khác hơn là đổi ra phần thăm viếng tín đồ, an ủi, dạy dỗ, chăm nom, dìu dắt trong đường Đạo cũng như đường Đời, thay quyền cho Giáo Hữu.
Phải có bằng Lễ Sanh mới vào hàng Giáo Hữu đặng. Kỳ dư Thầy giáng cơ phong thưởng riêng mới qua đặng Pháp Chánh Truyền. Thầy quyết định với tiếng “Nghe à”. Xin khá để ý.”
Những cởi mở trên đây giúp chúng ta hiểu Lễ Sanh là chuẩn Chức sắc đã đặt một chân vào cửa tòa Đạo. Còn được phép ăn chay 10 ngày/tháng rồi lần lần tiến lên trường chay. Và Lễ Sanh là do Lễ mà sanh ra.
Lễ quan trọng như thế nào và Lễ là gì mà được các Đấng Thiêng Liêng chú trọng như vậy!?
Học thuyết Nho Giáo dạy nam phái thì giữ tam cang, ngũ thường; nữ phái thì gìn tam tòng, tứ đức.
Ngũ thường gồm có: Nhân, Nghĩa , Lễ , Trí, Tín.
Đức Khổng Tử dùng Lễ để trị nước. Đối với Ngài, một người thiếu Lễ thì không có tư cách con người; một nước thiếu Lễ thì là nước loạn.
Truyện Đông Châu liệt quốc kể rằng: Lỗ Định Công (vua nước Lỗ) thấy Khổng Tử là người tài, mời về giúp nước Lỗ. Đức Khổng Tử được giao chức Tướng Quốc. Chỉnh đốn kỷ cương trong nước, dạy dân lấy lễ nghĩa, liêm sỉ làm đầu. Ba tháng sau xã hội nước Lỗ chuyển biến rõ rệt. Các nhà mua bán không còn man trá, lừa gạt. Trai gái phân biệt nhau không còn hỗn loạn như trước. Ngoài đường của rơi không ai thèm lượm. Nhà cửa ban đêm không cần đóng cửa. Khách du lịch đến nước Lỗ được tiếp đãi nồng hậu và cung kính. Mọi người đều sống khiêm cung, hòa ái, giúp đỡ nhau tận tình.
Nhưng về sau vua Lỗ đam mê tửu sắc, không còn giữ Lễ nữa nhất là trong lễ Tế Giao hàng năm. Đức Khổng Tử đành bỏ nước ra đi, chu du khắp thiên hạ để truyền bá đạo làm người của mình.
Theo quan niệm của Khổng giáo, Lễ rất rộng rãi, bao trùm cả sinh hoạt xã hội loài người. Lễ là lối cư xử giữa người nầy, người nọ. Lễ chẳng những chỉ có người dưới đối với người trên mà có cả người trên đối với người dưới nữa. Đó là một hình thức tạo ra trật tự xã hội, nó là phương thức để giáo dục con người đi đến chỗ hòa nhã khiêm cung đạo đức. Nho giáo dùng Lễ cốt để tạo thành một tập quán lễ nghĩa, giúp con người làm điều lành, điều phải một cách tự nhiên, không cần đắn đo, suy nghĩ, dần dần trở thành truyền thống. Lễ là thành phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa dân tộc
Nho giáo cho rằng Lễ là cái trật tự của Trời Đất, nếu áp dụng vào xã hội loài người thì trở thành thế giới đại đồng lý tưởng, người người đều có tâm hồn thanh cao.
Lễ và pháp luật đều có mục đích ngăn chặn sự hư hỏng và tội lỗi của con người. Nhưng Lễ có ưu điểm là nó có thể ngăn cản được những việc chưa xảy ra; còn dùng pháp luật là để trừng trị những tội lỗi đã xảy ra rồi. Nếu biết dung hòa giữa Lễ và pháp luật để ngăn ngừa tội phạm thì xã hội sẽ có tính ưu việt. Như vậy trong Lễ có bao hàm tính cách pháp luật để răn đe những điều hư hỏng đừng cho xảy ra. Nhưng Lễ ưu tiên về đức dục cho nên mới nói “Tiên học lễ hậu học văn”.
Lễ dạy người ta nên làm điều gì và không nên làm điều gì và tại sao như thế. Còn pháp luật thì cấm không cho làm việc này việc nọ, nếu vi phạm thì bị trừng phạt về thể xác. Trong khi người làm trái Lễ thì bị chê cười có tính cách trừng phạt về tinh thần.
Dùng “Lễ tri” thì sẽ gặt hái được những hệ quả:
- Tiết chế được lòng dục:
Dục vọng con người thì không có điểm dừng và lúc nào cũng muốn được thỏa mãn. Nếu không có Lễ để chế giảm thì dục vọng sẽ làm con người hư hỏng (người ta thường nói không được vượt qua lễ giáo là vậy).
Lễ còn làm cho con người cao thượng hơn, nếu biết tha thứ cho kẻ khác.
- Dùng Lễ là thực thi Đạo Trung Dung, không cho thái quá, cũng không bất cập. Tâm vật bình hành lúc nào cũng hành động có chừng mực.
Vì rằng không phải Lễ thì chớ nhìn, không phải Lễ thì chớ nghe, không phải Lễ thì đừng nói, không phải Lễ thì chớ làm. (Phi Lễ vật thị, phi Lễ vật thính, phi Lễ vật ngôn, phi Lễ vật động)
- Dùng Lễ để định phân trên dưới, phải trái, ngăn nắp. Nhờ Lễ mà phân biệt được kẻ thân người sơ, kẻ nhỏ người lớn. Quy định một cách rõ rệt tôn ti trật tự phép tắc luân lý từ gia đình đến xã hội.
- Dùng Lễ để hàm dưỡng, hoàn chỉnh tánh tình hướng thượng tạo một bầu không khí đạo lý trang nghiêm biến thành một tập quán tốt. Có nghĩa là không ăn nói hồ đồ khi cần phải kính trọng người trên kẻ trước. Như vào chùa thất thấy khung cảnh linh thiêng tự nhiên thấy lòng tôn kính. Vào nơi đám tang thấy không khí ảm đạm thê lương tự nhiên sinh lòng bi ai trắc ẩn, từ đó khơi dậy những tình cảm tốt đẹp.
Tóm lại, Lễ lấy sự biểu lộ phong cách trong đời sống xã hội mà chế định rõ phẩm bậc con người, đề cao trật tự và luân lý. Trước tiên Lễ dùng với ý nghĩa cúng tế cầu thần linh ban phước và cúng tế tổ tiên. Sau đó được dùng rộng ra với những phép tắc phù hợp với phong tục tập quán của dân chúng trong việc quan, hôn, tang, tế.
Lễ còn được dùng để khắc chế quyền bính của mọi giai cấp và tiết chế các hành vi dân chúng cho thích hợp với lẽ tự nhiên của Trời Đất.
Do vậy thánh nhân trọng Lễ chớ không trọng hình phạt.
Thánh giáo dạy:
"Lễ là hạnh nết của Thần Tiên,
Phải giữ lễ nghi vững thật bền.
Trước mắt phàm, tuy trông chẳng thấy,
Chín từng lồng lộng Đấng Bề Trên."
Xã hội càng văn minh thì cần phải nuôi dưỡng Lễ một cách tích cực, nếu không sẽ xảy ra hỗn loạn.
Những lợi ích mà Lễ đem lại thì nhiều vô số kể. Lễ đặt chữ hòa lên trên. Trên thuận dưới hòa. Khi người đi đường biết giữ Lễ thì ít bị kẹt xe và ít gây tai nạn trên đường. Đã có một học giả Tây Phương cho rằng nhìn người đi đường ngoài phố có thể đoán được trình độ văn minh của xã hội đó. Biết kính trên nhường dưới, biết giữ lễ nghĩa với nhau thì không bội tín, quan không lừa bịp dân, dân không dối gạt quan để gây bất hňa.
Hòa làm cho tâm tính được điều hòa, làm cho hành vi, cử chỉ thuận theo đạo lý, hợp lòng người. Được như thế thì cái tà tâm và dục vọng không có cơ hội phát triển và dần dần biến mất, nhường chỗ cho những ý tưởng thanh cao.
Trong lĩnh vực tôn giáo thì Lễ càng được trân trọng hơn. Trong cùng một môi trường, dùng Lễ để nuôi dưỡng những tình cảm tốt đẹp tức là khiêm cung hòa ái. Bất tương kính (không có Lễ) thì không thể nói đến chuyện yêu thương nhau.
Bất kính giữa giai cấp này và giai cấp nọ sẽ đưa đến tình trạng kẻ mạnh áp chế và bóc lột kẻ yếu.
Trước Đức Khổng Tử chỉ có hai đường lối cai trị dân là nhân trị và pháp trị. Nhân trị là lấy lòng yêu thương cảm hóa, giáo dục dân chúng theo đường ngay nẻo phải. Pháp trị là dùng pháp luật để cai trị.
Lễ trị là một phương pháp tốt đẹp dung hòa giữa đường lối nhân trị và pháp trị. Phương pháp Lễ trị là phương pháp vừa cảm hóa vừa răn dạy mà chỉ có hiền triết Thánh nhân như Đức Khổng Tử mới phát kiến ra được và vạch rõ lợi, hại như đã trình bày ở phần trên. Dùng Lễ trị nước là một triết thuyết cao siêu và vô cùng quan trọng để cho các nhà chính trị và xã hội học nghiên cứu, áp dụng.