Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.
-
TTO - Jimmy Wales được biết đến nhiều nhất với tư cách là người sáng lập ra Wikipedia. Ông bắt đầu ...
-
Một đoàn các nhà leo núi gồm nhiều tín ngưỡng khác nhau đã tổ chức leo núi vì hòa bình. Đỉnh ...
-
Đức Trần Hưng Đạo dạy tại Thiên Lý Đàn, Tuất thời mùng 10 tháng 04 Ất Tỵ (10.5.1965)
-
Trong "Lịch trình hành đạo" của Đức Lê Đại tiên ban cho Cơ quan Phổ thông Giáo lý, nơi phần ...
-
Đại Đạo không phải là tôn giáo lớn. Cái lớn của Đại Đạo là khả năng nối kết con người ...
-
Tìm hiểu Kinh Ngọc Lộ Kim Bàn Là người Cao Đài không ai tránh được thổn thức khi đọc hay nghe ...
-
Danh xưng Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ gồm sáu từ Hán-Việt. Các sách thường giảng Đại Đạo Tam Kỳ ...
-
Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, Tuất thời, 28 tháng 5 Tân Hợi (20.06.1971)
-
Tổng quan về Đại Đạo tam kỳ phổ độ Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ là đại cuộc cứu độ nhân loại ...
-
Từ Hà Nội xuôi về phía Nam 90 km là tỉnh Ninh Bình, nơi hội tụ nhiều di tích văn ...
-
Các Thánh Triết ở Ấn Độ và Trung Hoa, cũng như Do Thái, La Mã, Hy Lạp đều nhận ...
-
Khai minh Đại Đạo để cứu độ vạn linh thời Hạ Nguơn này, Đức Thượng Đế Chí Tôn đã nêu ...
BBCVietnamese.com
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 20/02/2010
Lễ hội tắm sông Hằng
Suresh Khaparkar dẫn nhiều người cùng làng đi tắm sông nói, "Ai đến Allahabad trở về cũng được khai sáng. Đây là linh địa." Người làm công việc khai sáng đó là hàng ngàn thầy sadhus, có người quấn sà-rông, có người trần truồng như nhộng, có người bôi tro lên thân thể. Nhiều người cầm giáo mộc, nhưng hầu hết cầm trên tay kamandals, làm bằng đồng hay thau để đựng nước sông Hằng. Thầy Aman Chainpuri, mặc sà-rông, râu tóc dài đã muối tiêu, đã đến đây hàng năm trong nhiều năm rồi. Năm nay ông ở lại một tháng. "Bất kỳ ai đến đây và nhúng mình xuống nước sông Hằng là mọi mơ ước của người đó đã đạt được. Ai đến đây với lòng thành đều được đáp lại," ông nói.
Nhiều người vây quanh Aman Chainpuri để nghe ông nói chuyện.
"Tại sao có người được hoa có người lại được gai? Đó là vì gieo hạt nào thì được quả nấy."
"Hàng triệu người đến tắm ở Sangam, nhưng chỉ ai thành tâm mới nhận được sự bình an, còn không chỉ có sự đau khổ mà thôi," ông nói.
Sau khi tắm xong, người ta múc nước sông đổ vô chai hủ để đem về nhà. Ramji, một tu sĩ đứng cạnh mép sông giải thích, "Bạn có thể cất giữ nước sông Hằng cả ngàn năm, hoặc mười ngàn năm, chẳng sao cả."
Rửa tội
Các tín đồ Ấn giáo tin rằng, nhúng mình xuống nước sông Hằng sẽ làm cho tinh thần lẫn thể xác trở nên trong sạch. Nước sông gột rửa được tất cả tội lỗi.
Renu Tai, 65 tuổi nói, "Tôi già rồi, có thể tôi không quay lại đây được nữa. Nhưng một lần tắm dưới sông Hằng, tôi đã gột rửa được tất cả tội lỗi của tôi."
Bộ bà có nhiều tội lắm sao, tôi hỏi, "Ngay khi anh đạp lên một con kiến anh cũng đã có tội rồi."
Vậy mọi tội lỗi của bà đều đã được rửa sạch sau khi nhúng mình xuống nước sông Hằng?
"Đúng, nhưng đó chỉ là những tội tôi đã làm trong quá khứ. Nếu tôi phạm tội nữa tôi phải quay trở lại đây để gột rửa tiếp."
"Và nếu tôi không làm được vậy, tôi sẽ phải mang chúng theo qua thế giới bên kia với tôi," bà nói