Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.
-
Cách đây hơn 80 năm, Đức Thượng Đế Cao Đài thâu nhận người đệ tử đầu tiên là Ngài Ngô ...
-
Đêm lịch sử Khai Minh Đại Đạo 14 rạng Rằm tháng 10 Bính Dần 1926, Đức Chí Tôn đã Thiên ...
-
Đời là một trường tiến hoá, người là một thí sinh, nhập môn là vịn thang, nhập tịnh là leo ...
-
Hôm nay, tuy là buổi thuyết đạo ngày rằm như thông lệ, nhưng đặc biệt, Rằm tháng Giêng là Lễ ...
-
Bà Năm vừa đốt ba cây nhang khấn vái xong thì ông Năm về liền, cho biết rằng ông đang ...
-
Kinh Cầu Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp ( Ki-Tô giáo) Lạy rất Thánh đồng trinh Maria. Mẹ đã vui lòng nhận ...
-
HÌNH TƯỢNG ĐỨC QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT THIÊN THỦ THIÊN NHÃN và TAM KỲ PHỔ ĐỘ Từ đại nguyện của ...
-
Victor L. Oliver cho rằng đạo Cao Đài chịu ảnh hưởng của ba nền văn hóa: văn hóa Trung Quốc; ...
-
Thánh giáo dạy người hướng đạo chơn tu phải phát huy tiềm lực sâu thẳm mới đạt được những thành ...
-
Hằng ngày sinh họat đạo, đọc sách đạo, chúng ta thường gặp hai chữ "đại đồng", nhất là mục đích ...
-
Lúc ra đi, Mẹ đã trang bị cho mỗi đứa con một cái túi “ VẠN BỬU NAN” đựng 8 ...
-
Cuối năm 2014, sau khi hoàn thành sách về “Đức Giáo tông Nguyễn Ngọc Tương” – Giáo tông Hội thánh ...
Triều Liên
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 20/02/2010
Mộ Cô Chín
Đây là mộ cô Chín, con gái út của ông bà nội tôi. Cô Chín xuất giá được vài năm, chưa có con, bị bệnh qua đời. Để vong linh cô đỡ tủi, các bác tôi thu xếp giao cho một người cháu lo việc thờ tự, chăm sóc mộ phần của cô như con cô.
Chúng tôi ở xa , mỗi lần về thăm mộ tổ tiên, đều đến thắp hương cho cô, một người cô mà chúng tôi rất kính yêu vì lúc sanh tiền cô rất yêu thương và chăm sóc các cháu.
Đối với bà con xóm làng, cô được tiếng là một cô gái đẹp người, đẹp nết, sống nhân hậu với tất cả mọi người chung quanh. Khi cô mất, láng giềng ai cũng thương tiếc. Đám tang cô, người đưa tiễn rất đông.
Rồi thời cuộc đổi thay, con cháu trong họ tản mác dân, đi làm ăn nơi khác, số ở lại không bao nhiêu, cho nên các ngôi mộ cũng quạnh hiu, ít được thường xuyên hương khói.
Có một lần, tôi cùng một người bạn đạo về dự lễ Trung Thu Hội Yến Diêu Trì tại Tòa Thánh Tây Ninh, tôi được nghe giới thiệu về bức tượng " Đức Mẹ và Cửu vị Tiên Nương" thờ nơi bửu điện, trong đó có hai vị trước kia có xác phàm ở Việt Nam, là Thất Nương Vương Thị Lễ và Cửu Nương Cao Thoại Kiết. Tiếp theo đó, khi sang viếng Hộ pháp Đường, đến hậu cung, nơi thờ các vị thân hữu của Đức Hộ Pháp, tôi hết sức ngạc nhiên khi nhìn thấy trong số các hình thờ nơi đây có bức chân dung của cô Chín tôi .
Người hướng dẫn giới thiệu từng bức ảnh...."Cô Cao Thoại Kiết lúc sanh tiền quê ở Bạc liêu, sau khi qui liễu đã trở về ngôi vị Cửu Nương hầu Đức Mẹ ở cung Diêu Trì. Các vị Tiền khai Đại Đạo bước đầu cầu cơ, được các vị Thiêng Liêng về tiếp điển luận bàn việc Đạo, trong đó có việc kết nghĩa anh em với cô Vương Thị Lễ và Cao Thoại Kiết.
Thanh Minh năm nay, tôi có địp về thăm mộ cô Chín. Mộ cô đã được sửa sang, tôn tạo khang trang, sáng sủa. Trước kia, mỗi lần đến mộ cô, phải lội qua một con mương; nay đã có một chiếc cầu bê tông bắc ngang. Trước mộ, xưa kia là bãi đất đất có mọc um tùm, nay đã được lót gạch đỏ ao, khá rộng rãi. Bà con nơi đây cho biết, mỗi năm đều có nhiều bổn đạo mặc toàn đồ trắng, từ xa đến đây tảo mộ, cúng kiến cô rất trang trọng.
Đến thăm mộ cô Chín, người không biết đường, hỏi thăm "mộ cô Tiên" là người dân vùng này chỉ dẫn rất tận tình và còn cho biết "mộ cô Tiên linh lắm".
Chúng tôi vô cùng biết ơn những đạo hữu xa gần, không quen đã thăm viếng, chăm sóc ngôi mộ và hương khói cho cô Chín tôi.
Mùa Thanh Minh Bính Tuất 2006