Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.
-
Theo cuốn Hội chân biên của Thanh Hoà Tử, in vào năm thứ 7 đời Thiệu Trị (1847), thì ở ...
-
Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ được Đức Chí Tôn lập thành vào năm Bính Dần 1926 tại Nam Việt. ...
-
Tứ vô lượng tâm Tứ vô lượng tâm là bốn phẩm hạnh cao thượng (Brahma Vihara) mà các vị Bồ tát ...
-
“Thành công không do những cái đã nắm đặng ở trong tay; thất bại không do những cái đã vuột ...
-
Vĩnh là vĩnh cửu, bất biến. Nguyên là nguyên bổn, hằng hữu hằng thường. Chỉ có cái nguyên bổn mới ...
-
Tranh "Nhân nghĩa"Tranh Đông Hồ, hay tên đầy đủ là tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ, là một dòng ...
-
TU CHỨNG /
Trong một khóa tu đặc biệt dành cho hàng Thiên ân nữ phái Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại ...
-
Một năm có bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông. Có 8 tiết : Lập Xuân, Xuân Phân, Lập Hè, ...
-
Phát hiện mới về Pétrus Trương Vĩnh Ký một lần nữa lại khẳng định tầm vóc và vai trò quan ...
-
ĐỨC TIN CỦA NGƯỜI TÍN ĐỒ CAO ĐÀI TRONG SINH HOẠT TÔN GIÁO Thiện Chí (Nguyễn Văn Trach) Đức tin Cao ...
-
Hội ý bài kệ “Nhãn thị chủ tâm” của Đức Chí Tôn, thì Chánh pháp này cũng đặt tại Tâm ...
-
Thái Cực Đồ Thuyết (Tiếp Theo)
Đặng Ngọc Khoa - Thanh Nien Online
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 23/02/2010
Tết nhớ về tranh Hàng Trống
Sinh ra trong một gia đình có 7 anh chị em, ông Lê Đình Nghiên thuộc thế hệ thứ ba trong một gia đình có truyền thống nghề tranh ở làng Bình Vọng (Thường Tín, Hà Tây). Ông vào nghề từ thời thơ ấu, chuyên hòa màu mài mực cho bố vẽ tranh. Làng quê xa khuất trong ông do trước đó, ông nội và bố đã ra lập nghiệp tại phố Hàng Trống, Hà Nội ngót trăm năm. Nhiều đời, đông anh em con cháu nhưng rồi chỉ mỗi mình ông còn đeo đuổi nếp nghề. Việc ông theo lời mời ra Hội An cũng không ngoài nếp ấy, làm sao tranh Hàng Trống không tuyệt tích trong thiên hạ là sứ mệnh "xuyên qua hai thế kỷ" của ông. . . .
Cũng như tranh Đông Hồ và tranh Kim Hoàng, tranh Hàng Trống là kỹ thuật và nghệ thuật cha truyền con nối. Mỗi sản phẩm là kết tinh của cả một quy trình công nghệ cổ truyền, qua nhiều công đoạn tỉ mẩn, uyển chuyển, khó khăn. Nếu như các công đoạn của tranh Đông Hồ hầu hết phải qua 3 khâu: vẽ mẫu, khắc ván và in thì tranh Hàng Trống - ngoài các bước nêu trên - còn có thêm công đoạn tô màu bằng tay còn gọi "vờn màu". Tại Hội An, trước nhiều ống kính trong và ngoài nước, ông Nghiên từng "vờn" như thế. Bàn tay đảo phải ngoặc trái, ánh mắt tựa thôi miên, nét cọ như có thần, thoắt giấy trắng hiện hình "Cá chép trông trăng". Ngay lúc ấy, thiếu thời tôi cũng thoắt hiện hình. Quên sao được, cũng bức tranh này, ba tôi từng sai tôi phủi... bụi, ghim lên vách phên nhà mỗi khi Tết đến.