Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
  • by otoabasi on June 25, 2010 Many people don't like reading and it that has become well known trait existing in ...


  • Thánh giáo Trung Thu Đinh Mùi / Đức Diêu Trì Kim Mẫu

    Đức Diêu Trì Kim Mẫu dạy tại Thánh Thất Bình Hòa vào ngày Rằm tháng 8 Đinh Mùi (18/9/1967)


  • CHÚA THÁNH LINH / Tường Như sưu tầm

    Các ngươi có biết vì sao nền Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ phải dùng bằng huyền diệu cơ bút ...


  • Hoàng cực / Huệ Nhẫn

    Trong nhiều Kinh sách Nho Giáo, từ Hoàng Cực đã được trân trọng nhắc đến. Hoàng Cực được xem như ...


  • Một trong những đặc điểm của Cao Đài giáo là Đấng Giáo Chủ vô hình vì thế biểu tượng thờ ...


  • Đời Đạo song tu / Thiện Hạnh

    1. QUAN NIỆM BẤT CẬP ° Đạo đồng nghĩa với tôn giáo? Người ta thường cho rằng Đạo đồng nghĩa với tôn ...


  • TÂM KINH BÁT NHÃ / HT.Thích Trí Thủ

    TÂM KINH BÁT NHÃ Quán-tự-tại Bồ-tát, hành thâm Bát-nhã Ba-la mật-đa thời chiếu kiến ngũ-uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ...


  • Nguyên lý của thiên đạo giải thoát Bài thuyết minh giáo lý nội bộ tại Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý ...


  • Thiên Quan Tứ Phước / Thiên Vương Tinh

    Dân gian có câu: " Đi chùa quanh năm không bằng ngày rằm tháng giêng". Thật vậy, mỗi năm ra Tết, ...


  • Tư liệu hoọc tập của Cơ Quan PTGLĐĐ THAM KHẢO THÁNH DỤ QUY ĐIỀU CƠ QUAN


  • Hai chữ “giao lưu” đem lại ấn tượng về những mối quan hệ đa phương nhắm đến sự thông cảm, ...


  • Quan niệm và biểu tượng về Thượng Đế trong Đạo Đức Kinh 1. Giới thiệu. Khi qua ải Hàm Cốc, Đức Lão ...


01/12/2013
Ban Biên Tập

DI SẢN CỦA THƯỢNG ĐẾ


DI SẢN CỦA THƯỢNG ĐẾ

Đối với nhân loại, di sản là những gì do lịch sử tiến hóa của loài người để lại, có giá trị duy trì tinh hoa của loài người đồng thời thúc đẩy tiếp tục phát huy những giá trị ấy.
Trong lịch sử nhân loại đã bao hàm lịch sử tôn giáo. Thật ra tôn giáo có nguồn gốc từ tín ngưỡng. Người ta thường cho rằng, tín ngưỡng là những niềm tin rất thô sơ, là mặc cảm tự ti giữa thiên nhiên hùng vĩ, là nỗi sợ hãi trước sức mạnh kinh khủng của nó. Suy cho cùng, niềm tin thô sơ ấy là một tâm thức bẩm sinh, có trước khi chào đời. Còn nỗi sợ hãi là cảm tính giữa ngoại cảnh. Cái trước mới là cái di sản vô hình trên đường tiến hóa của vạn vật, nghĩa là chỉ có con người mới có tín ngưỡng.

Tín ngưỡng thô sơ ấy cũng tiến hóa dần dần khi con người thoát khỏi mặc cảm nhỏ bé và cảm tính sợ sệt trước các hiện tượng thiên nhiên. Con người bắt đầu tự tin và vẫn cảm thấy có một mối liên hệ mật thiết nào đó với môi trường mình đang sống. Con người bắt đầu hiểu rằng thế giới đem lại sự sống cho mình và tình yêu thiên nhiên nẩy nở. Từ đó con người khám phá rằng, không phải hòn đá hay cây đa đem lại lẽ sống, mà phải có một quyền năng vô hình sáng tạo ra cả thế giới muôn loài. Và tín ngưỡng không còn là niềm tin thô sơ nữa mà trở thành đức tin. Tôn giáo bắt đầu hình thành để thờ kính và biết ơn quyền năng ấy. Rồi trên đà văn minh tiến bộ, con người lại cảm thấy chính mình cũng có quyền năng sáng tạo và tình yêu hồn nhiên. Đến lượt tôn giáo khám phá rằng, con người là hiện thân của Đấng Sáng Tạo, Đấng Nguồn gốc của Tình thương vô biên vĩnh cửu.
Và các đạo đã lập ra thiên kinh vạn điển. Bao nhiêu giáo thuyết, giáo điều, thực chất rốt ráo chỉ nhằm dạy rằng, con người sanh ra dù thuộc giai cấp nào, dân tộc nào đều đương nhiên có nghĩa vụ hay sứ mạng thừa kế quyền năng và tình thương của Đấng ấy để tự tiến hóa và góp phần tiến hóa cho đồng loại. Quá trình thừa kế đó chính là thừa kế “di sản” của Đấng mà đạo giáo tôn thờ làm Cứu cánh.

Đến thời Tam Kỳ Phổ Độ này, Đức Thượng Đế không thể chần chờ sự giác ngộ của toàn thể chúng sanh về sự thừa kế “di sản” ấy, nên Ngài minh thị quả quyết rằng: “Từ thuở khai Thiên tịch Địa sắp bày trần thế đến ngày nay, các con chỉ hiểu đạo khai trong những thời kỳ hỗn loạn để cứu thế, hay đạo khai trong cơ biến dịch đất trời. Đến ngày nay, Thầy đã dạy rất nhiều và rất rõ ràng cho các con từ mấy mươi năm qua, Đạo là con đường duy nhứt của vạn linh sanh chúng, từ Thầy ban phát đến thế gian, và từ thế gian các con trở lại cùng Thầy. Thầy là Hư Vô Chi Khí thì Đạo cũng đồng nghĩa đó thôi” (1) . Và “Các con, hay nói chung là nhân loại, những hột giống linh căn được chọn gieo vào vũ trụ, được ban phát quyền tạo hóa để lập thành cuộc ngự trị cõi thế gian mà các con gọi là đời. Mọi sự vật trên đời, nguyên nhân là Lý, là Đại Đạo, là Thầy, là Cha chung của vạn loại. Các con đã sanh trong Đại Đạo, hãy noi theo Đại Đạo mà thành về cõi Thượng Thiên Vô Cực.”  (2)
Vậy, Khai Minh Đại Đạo là khai phóng tôn giáo, khai phóng di sản của Thượng Đế là Đạo trong tiềm năng tâm linh của con người.
______________________________

(1) Đức Chí Tôn, Ngọc Minh Đài, 29-12 Bính Ngọ (08-02-1967).
(2) Đức Chí Tôn, Minh Lý Thánh Hội, 09-01 Mậu Thân (07-02-1968).
Ban Biên Tập









CAO DAI AT A GLANCE / BAN BIÊN TẬP

ÁNH SÁNG và BÓNG TỐI / Ban Biên Tập

XUÂN AN NHIÊN TỰ TẠI / Ban Biên Tập


KHÔN ĐẠO THUẬN NHU / Ban Biên Tập




TIẾNG CHUÔNG HÒA BÌNH / Ban Biên Tập



Giấc mộng lớn / Ban Biên Tập

Cao Đài Nhứt Bổn / Ban Biên Tập




Câu chuyện đầu năm / Ban Biên Tập

Hẹn ước với Xuân / Ban Biên Tập


Giao cảm / Ban Biên Tập


Thắp đuốc Đại Đạo / Ban Biên Tập






SÁNG KIẾN HÒA BÌNH / Ban Biên Tập

Người Được Chọn / Ban Biên Tập




Học đạo để nên người thánh thiện,
Tu hành cần rèn luyện thân tâm,
Có thân, thân chớ đọa trầm,
Có tâm, tâm chớ lạc lầm phàm phu.

Đức Đông Phương Lão Tổ, CQPTGL, 04-6 tân Dậu

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây