Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
  • SƠ LƯỢC về HUYỀN BÚT CƠ trong ĐĐTKPĐ. Tý thời 14 rạng 15 tháng 3 Mậu Thân 1968, một buổi đàn ...


  • Ôn Học Lời Dạy Của Đức Lý Giáo Tông / NGHÊ DŨ LAN trích lục và chú thích

    Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 15-01 Giáp Dần (06-02-1974)


  • Dân ca Nam Bộ / Sưu tầm

    Nói đến nghệ thuật ca hát dân gian cổ truyền Nam Bộ mà chỉ đóng khung trong một số làn ...


  • Tôi thật sự tin rằng, con người cần trở về với đức tin, với tôn giáo, bởi không thể giải ...


  • Suy tư từ World Cup 2006 / Nhịp cầu giáo lý

    Các trận đấu đã tạm thời chấm dứt, nhưng họ phải luôn luôn chiến đấu với chính mình để tự ...


  • Trung Dung_1 / Lê Anh Minh phụ chú

    Thiên Trung Dung trong Tiểu Đái Lễ Ký tương truyền là sáng tác của Tử Tư, cháu nội của Khổng ...


  • Hôm nay chúng ta qui tụ về đây tham dự lễ kỷ niệm ngày tái thiết Vĩnh Nguyên Tự cùng ...


  • Các giai đọan tu tiến / Đức Quan Thế Âm Bồ Tát

    Đức Quan Thế Âm Bồ Tát dạy tại Vĩnh Nguyên Tự vào ngày 03-01-Giáp Dần (1974)


  • Những giá trị phổ quát là những tinh hoa tinh thần nâng cao nhân vị vượt không gian và thời ...


  • " Nền Đạo lập nên là nhờ có lòng đạo đức và tánh khiêm cung của mỗi môn đệ của ...


  • Bức tranh giai cấp / Nguyễn Thị Kim Ngân

    Phật giáo có một lịch sử trên hai ngàn năm, truyền bá đến rất nhiều nước trên thế giới. Ngoài ...


  • Nghệ thuật không thể là cái cầu nối giữa Khoa học, Triết học với Tôn giáo. Không thể là cầu ...


16/06/2013
Ban Biên Tập

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 17/06/2013

NGƯỜI TU SĨ và BỒ TÁT ĐẠO



Theo Phật giáo, người tu sĩ phát Bồ đề tâm là bước đầu hướng về Bồ Tát Đạo. Nghĩa là do thương xót vạn khổ của chúng sanh mà lập nguyện tu hành để tự giác, giác tha. Lập nguyện rồi, tu sĩ sẽ thực thi Bồ tát Hạnh và Bồ Tát Đạo.
Bồ Tát Hạnh thể hiện bằng tâm hạnh và công đức, từ lời nói, việc làm, tụng niệm . . . đều luôn luôn hướng về sự lợi lạc bình an cho mọi người dù thân thuộc hay không thân thuộc. Bồ Tát Hạnh chính là tâm tự nguyện hiến dâng của người tu sĩ. Hiến dâng sở năng, sở hữu để đem lại sự an vui, bớt khổ cho nhân sanh, chứ không phải hiến dâng bất cứ điều gì cho các Đấng Thiêng Liêng. Thật ra sở năng, sở hữu của mỗi cá nhân dù tài trí siêu quần, sản nghiệp muôn xe không thể sánh được tứ vô lượng tâm Từ - Bi- Hỉ - Xả. Nên tu sĩ phát tâm hiến dâng để hiến dâng cuộc sống phàm phu hầu quyết chí tu tập đời sống đạo.
                                                                 
                Tượng Quan Thế Âm Bồ Tát Chùa Linh Ứng Đà Nẳng
(Ảnh Thiện Chí) 

Một người phật tử đã qui y, một tín đồ Cao Đài đã nhập môn, có thể nói là bắt đầu cuộc sống đạo. Nhưng cuộc sống đạo đích thực phải trải qua ba dấu ấn giác ngộ. Đó là Giác ngộ cõi thế gian là vô thường; Giác ngộ sứ mạng làm người; Giác ngộ Đạo giải thoát.
Vậy mục tiêu cuối cùng của người hiến dâng là hiến dâng cho Đạo giải thoát. Đạo giải thoát không nằm trong kinh kệ, lễ bái, chùa thất . . .tất cả chỉ là phương tiện; lại không phải chỉ giải thoát cho bản thân. Giải thoát bản thân là điều kiện để cứu độ thiên hạ. Đạo giải thoát là Thiên đạo đại thừa thường gọi là đạo “tự độ-độ tha”, nên cứu cánh rốt ráo chính là “cứu độ chúng sanh” vì chúng sanh là mình, mình là chúng sanh.
Người tu sĩ hiến dâng là người tự nguyện hành Bồ Tát Đạo, phải có bốn tâm nguyện lớn là “: "1.Chúng sinh vô biên thệ nguyện độ, 2.Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn, 3.Pháp môn vô lượng thệ nguyện học, 4.Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành". Nguyện thứ nhất : độ tha (kể trước tiên làm mục tiêu chính); thứ hai và thứ ba : tự độ; thứ tư là đạt đạo giải thoát.
Bốn nguyện lớn trên đây , Phật giáo dạy thực hành bằng Bồ Tát Đạo “ Lục độ ba la mật”, tuần tự gồm “BỐ THÍ – TRÌ GIỚI – NHẪN NHỤC – TINH TẤN – THIỀN ĐỊNH – TRÍ HUỆ”, đối chiếu rất nhất quán với pháp môn Tam Công Cao Đài giáo.
Đặc biệt, trong thời Tam Kỳ Phổ Độ này, Đức Thượng Đế tận độ chúng sanh bằng Tân pháp Tam Công để người tín hữu nào cũng có thể tự độ, độ tha, nhất là hàng hướng đạo, hàng Tu sĩ hiến dâng mặc nhiên mang lấy sứ mạng đại thừa luôn luôn được Ơn Trên dìu dắt, an bài.
Trong hàng Tam Trấn Oai Nghiêm Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, Đức NAM HẢI NGẠN THƯỢNG QUAN ÂM NHƯ LAI tức Đức Phật Quan Âm, đã bao lần giáng điển lâm phàm giáo đạo với danh hiệu Quan Thế Âm Bồ Tát là một tiêu biểu cho Bồ Tát Đạo trong Cơ cứu độ Kỳ Ba:

“Nguyện lành QUAN sát cõi trần gian,
Văng vẳng ÂM ba tiếng khổ nàn;
Tử trước BỒ đoàn khôn tịnh tọa,
Nhành dương TÁT độ cảnh đời an.”


(Vạn Quốc Tự (Chơn Lý Đàn) Tuất thời 25 tháng 7 Quí Sửu (23.8.1973)
                         * * *
“NAM bắc đông tây cũng một trời,
HẢI hà chảy khắp một nguồn thôi;
QUAN san tuy cách, lòng đừng cách,
ÂM điệu dầu lơi dạ chớ lơi.
NHƯ tại Thiên cơ vô sở đắc,
LAI do nhơn sự bất tùy thời;
GIÁNG cơ chứng chiếu lòng thành nguyện,
Đàn nội ban ơn để mấy lời
.”

( Minh Đức Tu Viện, Ngọ thời, 13 tháng 1 Ất Mão (23-2-75)

Nam Mô Đại Từ Đại Bi Quảng Đại Linh Quan Thế Âm Bồ Tát.
Ban Biên Tập









CAO DAI AT A GLANCE / BAN BIÊN TẬP

ÁNH SÁNG và BÓNG TỐI / Ban Biên Tập

XUÂN AN NHIÊN TỰ TẠI / Ban Biên Tập


KHÔN ĐẠO THUẬN NHU / Ban Biên Tập




TIẾNG CHUÔNG HÒA BÌNH / Ban Biên Tập



Giấc mộng lớn / Ban Biên Tập

Cao Đài Nhứt Bổn / Ban Biên Tập




Câu chuyện đầu năm / Ban Biên Tập

Hẹn ước với Xuân / Ban Biên Tập


Giao cảm / Ban Biên Tập


Thắp đuốc Đại Đạo / Ban Biên Tập






SÁNG KIẾN HÒA BÌNH / Ban Biên Tập

Người Được Chọn / Ban Biên Tập




Thầy dành cho trẻ một mùa xuân,
Đi lại trần gian xóa khổ trần,
Như lý Đạo mầu đang cứu cánh,
Cho đời thuần túy nét thanh tân.

Đức Chí Tôn, Ngọc Minh Đài, 29-12 Bính Ngọ, 08-02-1967

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây