Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
  • NGỌC HOÀNG THƯỢNG ĐẾ KIM VIẾT CAO ĐÀI GIÁO ĐẠO NAM PHƯƠNG, Thầy các con ! Thầy mừng các con ! Thiên ...


  • Cẩm nang tu học / Thánh giáo

    Tâm là nguồn gốc muôn vật, hễ nói đến Đạo là nói đến Tâm. Trên đời này có vô số ...


  • Nếu kể từ đêm giao thừa Bính Dần 1926 đến giao thừa Ất Mùi 2015 này thì người Cao Đài ...


  • Thái Cực Đồ Thuyết (Tiếp theo bài 2)


  • PHẢN BỔN HOÀN NGUYÊN / Trích quyển Yếu Điểm Giáo Lý Đại Đạo

    TỔNG QUAN VỀ CON ĐƯỜNG PHẢN BỔN HOÀN NGUYÊN Trên đường tiến hóa, ý thức PHẢN BỔN HOÀN NGUYÊN đánh dấu sự ...


  • BA DẤU ẤN ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ Dấu ấn thứ nhất: Thượng Đế lâm phàm bằng linh điển Dấu ấn thứ ...


  • I have a dream that one day on the red hills of Georgia, the sons of former slaves and the ...


  • Ấn giáo nêu lên bốn phương pháp giải thoát (moksha) gọi là yoga hay mârga.


  • Thánh giáo có viết: ““Thượng Đế đến khai minh Đại Đạo đã là một hi hữu, mà vấn đề hoát ...


  • Quê Mẹ (thơ) / TN Liên Hoa

    "Mẹ già như chuối ba hương Như xôi nếp một như đường mía lau" Từ thuở nào xa xưa, Câu ca dao vời ...


  • 1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TRÌNH Tam công trong đạo Cao Đài gồm công quả, công trình và công phu, là ...


  • Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Tuất thời, Rằm tháng 2 Đinh Tỵ


16/06/2010
Hồ Thị Mộng Tuyền

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 16/06/2010

Niết bàn

Niết Bàn là gì?

Kinh Niết Bàn dạy:

Các phiền não diệt gọi là Niết Bàn, xa lìa các pháp hữu vi cũng gọi là Niết Bàn.

Hai chữ Niết Bàn gợi cho ta nhớ lại hình ảnh Đức Phật lúc còn tại tiền, Ngài thọ hưởng cảnh Niết Bàn ngay dưới cội cây Bồ Đề khi đã tận diệt hoàn toàn lòng vị kỷ, vọng tưởng, tham ái. Ngài đã đạt đến trạng thái an định tuyệt đối không còn bị bốn tướng sanh, lão, bịnh, tử chi phối nữa. Đúng thật, Niết Bàn không xa nếu chúng ta sống một đời sống đạo đức, thuần lương, tâm luôn ở trạng thái thanh tịnh, nhẹ nhàng, thanh thoát, không bị chi phối bởi ngoại cảnh tác động. Vậy bất kỳ ai cũng có thể tìm thấy cảnh Niết Bàn nếu chúng ta thực hành đúng theo lời Phật dạy.

Trong Kinh Tạp A- Hàm có viết:
Niết Bàn là gì hỡi đạo hữu?
Sự tận diệt tham, tận diệt sân, tận diệt si.
Đó, nầy đạo hữu, gọi là Niết Bàn.

Lời Kinh thật giản dị, dễ hiểu, chỉ diệt tham, sân, si thì Niết Bàn sẽ thị hiện. Thoạt tiên, mới nghe qua thì thấy rất dễ nhưng khi bắt tay vào làm thì quả là khó biết bao! Vì chúng ta bị che lấp bởi những lớp màn vô minh dày đặc, sống trong cái khổ mà vẫn vui với cái khổ của mình. Ai cũng thương thân, quý thân, hết sức cố gắng chăm nom, săn sóc, trang điểm thân thể như vật rất quý. Nhưng tấm thân duyên dáng yêu kiều diễm lệ và khả ái này theo thời gian sẽ trở thành một gánh nặng của chúng ta.

Sau đây là một chuyện tích lý thú ngụ ý rằng cuộc đời và những lạc thú của cuộc đời chỉ là tạm bợ:
“Một chàng nọ lầm lũi đi giữa một khu rừng mênh mông đầy chông gai và gành đá ngổn ngang. Bỗng nhiên anh chợt thấy sau lưng một thớt tượng to tướng rảo bước đi về phía anh. Sợ hãi, anh đâm đầu chạy. Voi chạy theo. Đến trước một cái giếng cạn, anh định nhảy xuống để tránh voi. Nhưng nhìn xuống giếng anh thấy một con rắn độc nằm dưới đáy. Không còn cách nào khác nữa, anh đành đeo một sợi dây đầy chông gai, lòng thòng trên miệng giếng . Tạm thóat khỏi nạn, anh ngửa mặt lên thì nhìn thấy hai con chuột, một đen một trắng, đang cặm cụi gặm sợi dây mà anh đang đeo. Lúc anh ngửa mặt lên thì từ một tổ ong phía trên, vài giọt mật rơi ngay vào miệng.
Anh chàng lấy làm vui mừng, lãng quên rằng mình đang sống trong một tình trạng bấp bênh và hết sức nguy hiểm, yên trí tận hưởng hương vị ngọt ngào của mật. Vừa lúc ấy có một người giàu lòng bi mẫn gọi anh và chỉ đường cho anh thoát nạn. Nhưng anh lễ độ xin người kia cảm phiền chờ một chút để anh hưởng hết giọt mật.”

Câu chuyện trên cho ta thấy khu rừng mênh mông và đầy chông gai là vòng luân hồi, trầm luân bể khổ. Đời sống của chúng ta không phải là một vườn hoa tươi đẹp mà đầy dẫy những cam go khổ não. Thế nên, ta phải cố gắng vượt qua bao nhiêu chướng ngại trong cuộc đời, chịu đựng bao nhiêu lời chỉ trích bất công, biết bao phiền não mang đến. Đó là những đoạn đường chông gai trong cuộc đời. Thớt voi như báo hiệu cho ta thấy cái chết đang cận kề. Con rắn độc như tuổi già. Sợi dây đầy gai tượng trưng cho sự sống. Hai con chuột đen và trắng tượng trưng cho ngày và đêm, còn những giọt mật ngọt ngào là thú vui của đời sống. Và người giàu lòng bi mẫn, sẵn sàng chỉ lối thoát là Đức Phật.

Cái mà chúng ta cho là hạnh phúc trong đời sống chỉ là sự thỏa mãn của một vài điều mong mỏi. Mặc dầu cả đời phải chịu nhiều đau khổ nhưng khi gặp một điều gì đó may mắn mỉm cười với mình thì lập tức những cái đau khổ trước kia bị tan biến. Chỉ biết hiện tại là mình đang được hạnh phúc, đang sung sướng với cái mình đang có trong tay cho dù nó rất mỏng manh, mất còn lúc nào không biết được.

Vì thế ta nên phân biệt hạnh phúc Niết Bàn với hạnh phúc trần gian. Hạnh phúc Niết Bàn không đổi thay, không phai lạt, luôn trường tồn vĩnh cửu. Ngược lại, hạnh phúc tạm bợ thế gian chỉ là sự thỏa mãn của một vài tham vọng, rồi nó sẽ tan biến trong một thời gian ngắn.

Vậy muốn tìm thấy cảnh Niết Bàn thì phải diệt tham, sân, si, hằng giữ tâm thanh tịnh. Vì tâm mà được an định rồi thì mọi biến cố bên ngoài có đến ta cũng sẽ dễ dàng vượt qua. Lúc đó ta sẽ hưởng được cảnh Niết Bàn ở tại thế gian như lời các Đấng Thiêng Liêng đã dạy:

Trừ tam độc tham sân si muội,
Để nhẹ mình giong ruổi đường tu,
Tham thiền nhập định công phu,
Nuôi hồn dưỡng phách ôn nhu thanh nhàn.
Tuy sống tại trần gian thể xác,
Mà tâm hồn siêu thoát thảnh thơi,
Vui câu lạc đạo trong đời,
Xác thân ở tục hồn chơi thiên đình. Đức Vạn Hạnh Thiền Sư, Minh Lý Thánh Hội, 19-9 Tân Hợi, 06-11-1971.

Ở thế mà tâm chớ nhiễm trần,
Tránh điều si dục với tham sân.
Tâm mà thanh tịnh, tiên rồi đó,
Dầu chốn bụi hồng bao lấy thân. Đức Ngộ Minh Đạo Nhơn, 1970.
Hồ Thị Mộng Tuyền
Niết bàn / Hồ Thị Mộng Tuyền

Dưỡng dục quần sanh đức hiếu sanh,
Khai Minh Đại Đạo, Đạo tài thành,
Tam Kỳ tận độ an thiên hạ,
Thánh đức âu ca hưởng phước lành.

Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế, CQPTGL, Rằm tháng 10 Quý Sửu

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây