Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
  • Đờn ca tài tử là đứa con nội sinh của văn hoá Nam bộ nửa cuối thế kỷ 19, được ...


  • Đài Cao đất Việt / Thiện Quang

    Đài Cao đất Việt Thiện Quang "Taynào đắp Đài Cao đất Việt Taynào xây Thánh Triết Nambang Làm cho mối đạo huy hoàng Làm cho ...


  • Trước hết, chúng ta có thể mạnh dạn khẳng định thực tế “đa dạng tôn giáo ở Việt Nam”. Những ...


  • Lịch sử đạo Cao Đài cho thấy đức tin Cao Đài, từ lúc chưa có đến lúc lập thành vững ...


  • Đắc nhất / Chí Tín

    Nhân ngày mùng chín tháng Giêng là Khánh Đản của Đức Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Đế, là Thầy, là ...


  • Tân pháp Cao Đài / Bạch Hạnh

    Tân pháp Cao Đài là pháp môn tam công, có đặc tính tổng hợp rồi kết tinh và đơn giản ...


  • ĐẠO CAO ĐÀI VỚI DÂN TỘC / Phó Giáo Sư TS. Nguyễn Thanh Xuân

    Đạo Cao Đài ra đời ở Nam Bộ vào đầu thế kỷ XX, đến nay là một trong những tôn ...


  • Trung Dung_1 / Lê Anh Minh phụ chú

    Thiên Trung Dung trong Tiểu Đái Lễ Ký tương truyền là sáng tác của Tử Tư, cháu nội của Khổng ...


  • Tân pháp Cao Đài không cực đoan, không lập dị, không đòi hỏi ép xác khổ tu, không mong vọng ...


  • "Jésus Thánh Chúa đã từ lâu, Rửa tội nhơn sanh đổ máu đào, Dựng thế bằng lời ...


  • Quyển kinh Đạo Nam do nhà xuất bản Lao Động xuất bản năm 2007. Nguồn gốc: " Hưng thiện đàn" ở ...


  • CAO DAI AT A GLANCE / BAN BIÊN TẬP

    . Who founded Caodaism? CaoDaism was founded in Vietnam at the beginning of the 20th century by Cao Dai, the Supreme ...


04/01/2009
Thiện Chí

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 06/01/2010

Khái lược về đặc điểm của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ

Giáo lý Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ đúng thật là sự tổng hợp giáo lý Tam Giáo, nhưng Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ hay là cuộc tận độ Kỳ ba không phải vì phụ thuộc vào giáo lý Tam Giáo mà không có điểm nào đặc biệt mới mẻ hơn kỳ Hai.

1. Trước nhất tự thân Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ là mối đạo được khai minh ở trần gian nhưng không phải tôn giáo thông thường trong thiên hạ, mà là Đại Đạo bao trùm cả thiên thượng.

Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ không có Giáo chủ tại thế, chỉ có Giáo Tông "là Anh Cả" của nhân sanh tín đồ.

Đức Thượng Đế đích thân Khai Đạo cứu độ toàn nhân loại nên đây là cuộc cứu độ của Cõi Trời. Tất cả chư Thần Thánh Tiên Phật đều lãnh lấy sứ mạng đương nhiên của Đại Đạo trong Kỳ ba.

2. Đức Thượng Đế giáng trần bằng linh điển lập đạo, không phải chỉ để loài người tôn thờ Ngài, khấn vái Ngài; nhưng mục đích của Ngài là dạy con người tự biết và tự tin nơi mình. Ngài đề cao con người, đề cao nhân phẩm và nhân bản. Ngài xác định con người có khả năng tự độ - độ tha một khi biết tu theo Đại Đạo - Ngài dạy thẳng rằng : "Đao Thầy là các con, các con là Thầy".

3. Giữa khung trời Tam Kỳ Phổ Độ, đã nổi lên một cái trục trung tâm, một đầu là Thượng Đế, một đầu là Con Người. Cái trục THIÊN NHÂN này loại trừ hai khuynh hướng cực đoan của nhân thế : một là sùng bái thần quyền đến mức cuồng tín, phủ định vai trò Con Người thậm chí có hành động phi nhân. Hai là ỷ lại vào trí năng, say mê ánh sáng văn minh, tự phụ đã làm chủ vũ trụ phủ nhận Thượng Đế, dẫn đến bạo lực, tội ác. Trục THIÊN NHÂN khắc trị hai căn bịnh trên của nhân loại để phục hồi Nhân Bản.

4. Nhân bản sẽ sáng tỏ, sẽ toát lên thành lẽ sống và cuộc sống thiện mỹ, thành cuộc đời thánh đức khi nào con người biết có Thượng Đế trong mình và mình sống trong Thượng Đế . Cho nên để chuyển xoay thế gian khỏi vòng tội lỗi và cơ tự diệt, "Cõi trời" và "Cõi Người" phải đồng hành sứ mạng. Người phải hợp nhứt với trời để tự cứu, được cứu và có khả năng cứu độ kẻ khác. Đức Thượng Đế có đức háo sanh vô biên nhưng vẫn giữ lẽ công bình của Tạo Hóa.

5. Thế nên, một đặc điểm nữa của Tam Kỳ Phổ Độ là Thượng Đế khai Đạo, lập Đạo không phải chỉ để khuyến tu mà để ban trao sứ mạng. Nói một cách khác, những ai may duyên được bước vào ngưỡng cửa Đại Đạo phải ý thức rằng mình đã bắt đầu nhập cuộc vào Sứ Mạng Kỳ Ba.

Sứ Mạng Kỳ Ba là cơ hội trăm ngàn năm có một để cho chúng sanh và cả Thần Thánh Tiên Phật lập công bồi đức hầu được lãnh phần thưởng thiêng liêng ở ngày kết thúc chu kỳ tiến hóa.

6. Thượng Đế đã đến, đạo pháp đã khai, thế pháp đã lập cho mục tiêu tận độ chúng sanh. Bất cứ ai ở thành phần nào, ở tôn giáo nào, dân tộc nào đều có thể tham gia vào sứ mạng Kỳ Ba bằng sự giác ngộ tâm linh trong căn cơ mình. Đức Đại Từ Phụ đang chan hòa Chơn Thần Ngài cho con cái Ngài, một sự thức tỉnh âm thầm nhỏ bé nào cũng tiếp nhận được ơn cứu độ của Ngài.

7. Ngày xưa Đức Thế Tôn đã thốt lên một câu hi hữu: "Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn"; trong Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ người Đại Đạo đã và sẽ được Đức Thượng Đế trao chiếc chìa khóa giải thoát, trao quyền làm chủ định mệnh mình tại thế và lập vị thiêng liêng khi xuất thế, thì đây cũng là thời kỳ hi hữu, muôn kiếp có một không hai. Tức là chưa nói như Đức Thế Tôn nói, mà có thể làm như Đức Thế Tôn đã làm.

Đại Đạo khai minh tại địa cầu này với những đặc điểm của thời Hạ nguơn là cuộc hội tụ ánh từ quang của Thượng Đế, của các Đấng Thiêng Liêng với ánh linh quang giác ngộ của khắp cả chúng sanh làm sáng lên một góc vũ trụ. Một khi sứ mạng Tam Kỳ Phổ Độ đã hoàn thành thì cuộc Thiên nhân hiệp nhứt đó sẽ còn bừng sáng hơn nữa trong bầu càn khôn tràn đầy chân phúc.

(Viết trong một Mùa Khai Minh Đại Đạo )
Thiện Chí



ĐINH VỊ CON NGƯỜI / Thiện Chí







Lý đạo là xuân / Thiện Chí

TANH MANG SONG TU / Thiện Chí

world cup Hòa Binh / Thiện Chí






NHAT KÝ ĐẦU NĂM / Thiện Chí

















NHAT KÝ CUỐI TUẦN / Thiện Chí

NHẬT KÝ CUỐI TUẦN / Thiện Chí




BẢN THỂ HỌC / Thiện Chí

CUỘC THÁCH ĐỐ / Thiện Chí






ƯỚC VỌNG VÀO XUÂN / Thiện Chí




















TÔI LÀ AI ? / Thiện Chí





TIỀM LỰC SÂU THẲM / THiện Chí




















TÂM VẬT BÌNH HÀNH / Thiện Chí

























Dòng thiên ân / Thiện Chí

Suy ngẫm đầu Xuân / Thiện Chí












Minh Lý Đạo Khai / Thiện Chí

Đức tin Cao Đài / Thiện Chí

Đức tin Cao Đài / Thiện Chí



Hãy tự biết mình / Thiện Chí





Ba Dấu Ấn ĐĐTKPĐ / Thiện Chí

Văn Hóa Đạo Đức / Thiện Chí

Chính Long Đức Trung / Thiện Chí





Khai Xuân Tiến Đức / Thiện Chí

Cơ đạo Kỳ Ba / Thiện Chí


Phục sinh / Thiện Chí

Sống tự nhiên / Thiện Chí


Tỳ Thổ / Thiện Chí






Thiên Nhãn / Thiện Chí

Cảnh khổ mà lòng vẫn phải vui,
Có vui mới thấy đạo say mùi,
Say mùi đạo hãy xa phàm tục,
Cho lặng lòng trần đắc vị ngôi.

Đức Chí Tôn, Thiên Lý Đàn, 30-10 Mậu Thân, 19-12-1968

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây