Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
01/08/2024
Thiện Chí

ĐỊNH HƯỚNG HÀNH ĐẠO CỦA ĐẠO CAO ĐÀI TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HOÁ

I. Định hướng hành đạo của đạo Cao Đài trong lãnh vực tôn giáo/đức tin

1. Về mặt tôn giáo, thế giới đang có xu hướng toàn cầu hóa để hóa giải mọi kỳ thị, tranh chấp hay bất hợp tác trong công cuộc xây dựng xã hội đạo đức và tình thương nhân loại.
Những động thái toàn cầu hóa tôn giáo trên thế giới đang được các tôn giáo và các cộng đồng ngoài tôn giáo hoan nghinh, đơn cử như:
_ Đại lễ Vesak Liên Hợp quốc
 Sau nhiều năm xem xét,vào ngày 15 tháng 12 năm 1999, Đại hội đồng Liên hợp quốc tại phiên hợp thứ 54, mục 174 của chương trình nghị sự đã chính thức chấp nhận  đề nghị của 34 quốc gia thành viên Liên hợp quốc, chọn Phật giáo vì  giá trị đạo đức, văn hóa và tư tưởng hòa bình bất bạo động của Đức Phật. Với Nghị quyết: Đại lễ Vesak là một lễ hội văn hóa, tôn giáo quốc tế của Liên hợp quốc. Những họat động kỷ niệm sẽ được diễn ra hàng năm tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York và các trung tâm của Liên hợp quốc trên toàn thế giới từ năm 2000 trở đi.
Năm 2001, Đại lễ Vesak được kỷ niệm lần đầu tiên tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ). Kể từ đó đến nay Đại lễ Vesak đã được tổ chức nhiều năm liền ở trụ sở Liên hợp quốc và ở các nước có Phật giáo đăng cai.
_ Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc đã thiết lập “TUẦN LỄ HÒA HỢP TÔN GIÁO TOÀN CẦU” vào tuần lễ đầu tháng Hai hàng năm, qua Nghị quyết GA 11013 ngày 20/10/2010.
_ Chủ trương liên tôn giáo của Cộng đồng Vatican II:1
Công đồng Vatican II hay Vaticanô II là công đồng đại kết (ecumenical council) của Giáo hội Công giáo Rôma, được Giáo hoàng Gioan XXIII triệu tập ngày 11 tháng 10 năm 1962 và Giáo hoàng Phaolô VI kết thúc ngày 8 tháng 12 năm 1965. Công đồng Vatican II đề cập đến khía cạnh tích cực của nhiều tôn giáo, nhìn nhận có yếu tố chân lý và thánh thiện, trong đó:
_Ngoài ra từ cuối thế kỷ 19 đến thế kỷ 20-21 đã có nhiều hội nghị tôn giáo thế giới đã được tổ chức nhằm thống nhất tiếng nói chung về đoàn kết tôn giáo, nhất là về góp phần bảo vệ hòa bình trên hành tinh.
_ Tại Việt Nam, đầu TK 20, tôn giáo Cao Đài được chính thức thành lập, làm “Lễ Thánh Thất” trọng thể ra mắt nhân sanh trong nước và toàn thế giới vào năm 1926 với danh hiệu Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Tôn chỉ- Mục đích của nền đạo là “ Tam giáo quy nguyên, Ngũ chi phục nhất” và “Thế đạo đại đồng, Thiên đạo giải thoát”.
Từ hơn 90 năm qua, Tôn chỉ mục đích trên đã và đang soi dẫn cho đường lối hành đạo của tất cả các Hội Thánh, Tổ chức đạo Cao Đài. Từ nguyên tắc “quy nguyên phục nhất”, Cao Đài hướng về nguồn gốc chung của tôn giáo là Đại Đạo vói ý nghĩa Đại Đạo không mang hình thức hay giáo điều tôn giáo mà là một Nguyên lý phổ quát duy nhất chính là cứu cánh duy nhất của mọi tôn giáo. Do đó, phương châm hành đạo của đạo Cao Đài giữa các tôn giáo là “vạn giáo nhất lý”, Cao Đài nhìn nhận và tôn trọng các tôn giáo khác nhau đồng hành trên đường giác ngộ chúng sinh và xây dựng xã hội đạo đức.
Đó là hệ quả “nhất lý” giữa tôn giáo về mặt sinh hoạt tâm linh. Còn giữa con người và con người, giữa xã hội, giữa các dân tộc, đối với xu thế toàn cầu hóa trên phương diện bình đẳng và nhân quyền, đạo Cao Đài ứng dụng mục đích “Thế đạo đại đồng”.
II. Xu hướng hành đạo của đạo Cao Đài trong lãnh vực hội nhập quốc tế về văn hóa và truyền thông.
_ Văn hóa đạo đức: Tuy đạo Cao Đài hình thành và phát triển chưa đến 100 năm nhưng đang có sẵn một kho tàng văn hóa rất đặc sắc vừa phát huy văn hóa dân tộc, vừa truyền tải văn hóa đạo đức của các tôn giáo lớn trên thế giới. Kinh Cao Đài viết:
“Thầy sắp cuộc dinh hoàn tái tạo,
Dụng huyền linh Đại Đạo vận hành;
Quyền Thầy hiệp cả vạn sanh,
Đông Tây, kim cổ lập thành tương lai.
Trước xây đắp Cao Đài thánh đức,
Dụng Nam Bang làm mức phóng khai,
Dân Nam sứ mạng Cao Đài,
Năm châu bốn bể hòa hài từ đây.”2

Đó là tinh thần toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế trên nền tảng “quy nguyên Tam giáo, vạn giáo nhất lý.”, mà động tác cụ thể là:
“ Tưới nước vun phân Nho Thích Lão,
Nâng cành sửa lá Pháp hòa Tăng”3
Do đó, công cuộc truyền bá giáo lý của đạo Cao Đài đang và sẽ mở rộng ra toàn cầu:
“ Phổ là khắp ra ngoài thế giới,
Thông là nguồn suốt tới muôn phương;
Giáo là dạy nẻo chỉ đường,
Lý là lẽ thật chủ trương thái bình.”iv
Cho nên, đem đạo vào đời, người hành đạo đươc hướng dẫn cặn kẽ : “Phổ thông giáo lý không phải hiểu đơn thuần làm cho mọi người hiểu đạo là đủ, mà phải làm cho cơ đạo được thống nhất tinh thần, thông suốt mọi dân tộc, mọi lý thuyết và mọi hoàn cảnh.”
Với hằng vạn kinh điển truyền tải văn hóa đạo đức hàm súc văn chương tuyệt tác, với những công trình nghiên cứu đặc sắc về đạo Cao Đài của nhiều nhân sĩ trí thức, tín hữu Cao Đài trong ngoài nước và học giả quốc tế, xu hướng hành đạo của Cao Đài có đủ hành trang hội nhập công cuộc phát triển văn hóa toàn cầu.
_ Giữa đà phát triển mạnh mẽ và rộng khắp của công nghệ thông tin và truyền thông, các Hội Thánh, các tổ chức thuộc tôn giáo Cao Đài không bỏ qua thời cơ phổ truyền sâu rộng khắp thế giới về mọi sinh hoạt tâm linh, về giáo lý Đại Đạo, đáp ứng đầy đủ nhu cầu tìm hiểu mọi phương diện của nền Đạo. Người ta có thể kể ra hàng vài chục trang web thuộc đạo Cao Đài trong ngoài nước, bao gồm cả các trang sinh ngữ Anh, Pháp, Đức; chưa kể các hình thức thông tin cá nhân khác.

III. Xu hướng hành đạo của đạo Cao Đài trong hoàn cảnh toàn cầu hóa về môi trường.
Giáo lý Cao Đài vận dụng nguyên lý “Thiên địa vạn vật nhất thể”, quan niệm muôn loài (kể cả loài người) đều có chung một Bản thể , trong đó sự sống và tiến hóa do các quy luật tự nhiên của vũ trụ điều hòa thế nào giữ cho môi trường sống luôn luôn đạt thế quân bình để mọi cá thể tồn tại và phát triển đúng theo chu trình tiến hóa tiếp diễn không ngừng.
Kinh Đạo Học Chỉ Nam viết:
Trong Trời đất cơ đoan có một,
Giữa Kiền Khôn trụ cốt không hai;
Hóa công diệu hữu sắp bày,
Huyền huyền nhứt khí chuyển xoay vận hành.
Từ thảo mộc, phi cầm, tẩu thú,
Từ sơn xuyên, phong vũ, hàn ôn;
Háo sinh đức cả vô cùng,
Linh quang một khối, trần hồng hóa phân.
Quyền tối trọng nguyên nhân vạn vật,
Máy tối linh phẩm chất Thiên lương;
Bao la gấm vóc phi thường,
Ngũ hành phối hiệp, âm dương điều hòa.4

Nếu con người, vô tình hay hữu ý phá vỡ thế quân bình của sự sống thì lập tức môi trường sống trên hành tinh bị tổn thương, muôn loài phải chịu hoại diệt.
Do đó Liên Hiệp Quốc và các nước trên thế giới đã báo động tình trạng ô nhiễm môi trường từ rác thải , khí thải do các loại công kỹ nghệ và nhu cầu tiêu dùng của xã hội ngày càng tăng. Mọi thành phần quần chúng, kể cả tín đồ các tôn giáo đều được phổ biến nguy cơ tác hại sức khỏe của môi trường ô nhiểm, đồng thời có trách nhiệm bảo vệ môi trường xanh, sạch cho cộng đồng xã hội.
III. Định hướng hành đạo của đạo Cao Đài trong bối cảnh xây dựng và bảo vệ hòa bình thế giới.
Thánh giáo Cao Đài có câu: “ Tấm lòng của nhân loại là nơi chân lý cứu rỗi phát sinh tạo thế an bình cho xã hội.”vi
Và Đức Chí Tôn từng phán rằng: “ Các con đã sanh trong Đại Đạo, hãy noi theo Đại Đạo mà thành về cõi thượng thiên Vô Cực”vii
Như thế, giáo lý Cao Đài đã chỉ rõ nguyên lý xây dựng hòa bình nhân loại chẳng ở đâu xa mà ở ngay trong tâm đạo thuần chánh của con người:
Trở lại long mình hỡi thế nhân,
Quay về Thượng Đế tính đơn thuần;
Không gây tham vọng không oan trái,
Nước mạnh nhà yên bởi hợp quần.”viii
Trong những thập kỷ qua, các tôn giáo đã từng tham dự nhiều hội nghị về vai trò tôn giáo đối với hòa bình thế giới, đó là những cơ hội để đại diện đạo Cao Đài nêu lên nguyện vọng hòa bình và giải pháp bảo vệ hòa bình.

IV. TẠM KẾT
Trong bối cảnh toàn cầu hóa nhiều lãnh vực trên thế giới hiện nay, toàn đạo Cao Đài cần trang bị sẵn sàng những điều kiện để hành đạo hội nhập quốc tế theo tôn chỉ mục đích của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ:
1. Không mê ngủ trong đức tin, đừng ảo vọng trong lý tưởng. Phải học hỏi rèn luyện không ngừng, vượt qua mọi thử thách mới có đủ bản lãnh hội nhập.
2.Muốn đại đồng cùng thiên hạ phải đại đồng cùng dân tộc trước đã ( Nói cách khác, muốn hội nhập cùng thế giới, phải hội nhập cùng dân tộc trước đã.)
3.Trong tinh thần “Vạn giáo nhất lý”, quan hệ tốt với tôn giáo bạn trong và ngoài nước. Nghiên cứu giáo lý các tôn giáo, các sinh hoạt tôn giáo trong nước và quốc tế. Tham gia các hội nghị tôn giáo trong nước và quốc tế liên quan đến đời sống xã hội văn minh tiến bộ và sinh hoạt tâm linh hướng thượng. .
4. Đối với quốc tế, vận động tín đồ tìm hiểu, tham gia các chương trình bảo vệ môi trường xanh trong nước và thế giới; các chương trình sức khoẻ cộng đồng. Trao đổi văn hóa với các dân tộc trong và ngoài nước . . .
5. Thế giới hòa bình, Cao Đài gọi là đời Thánh đức. Muốn lập đời Thánh đức cần có con người Thánh đức. Đó là con người hoàn toàn thể hiện Nhân bản. Nhân bản là bản vị của con người ngang hàng với trời đất. “Nhân bản có sáng chói con người mới thật sự là con người”. Chính con người ấy mới tạo được “Thế nhân hòa” đem lại hòa bình chốn thế gian. “Mục đích của chủ thuyết nhân hòa trong Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ là làm thế nào lập một xã hội cải thiện mọi xã hội với ba tiêu chuẩn: nhân bản, an lạc, tiến bộ. Sự quân bình xã hội có được trong thế nhân hòa là phải đầy đủ ba yếu tố đó.”ix
Thiễn nghĩ đó là xu hướng hành đạo của đạo Cao Đài trước vấn nạn xây dựng hòa bình thế giới.
Thiện Chí









ĐINH VỊ CON NGƯỜI / Thiện Chí







Lý đạo là xuân / Thiện Chí

TANH MANG SONG TU / Thiện Chí

world cup Hòa Binh / Thiện Chí






NHAT KÝ ĐẦU NĂM / Thiện Chí

















NHAT KÝ CUỐI TUẦN / Thiện Chí

NHẬT KÝ CUỐI TUẦN / Thiện Chí




BẢN THỂ HỌC / Thiện Chí

CUỘC THÁCH ĐỐ / Thiện Chí






ƯỚC VỌNG VÀO XUÂN / Thiện Chí




















TÔI LÀ AI ? / Thiện Chí





TIỀM LỰC SÂU THẲM / THiện Chí




















TÂM VẬT BÌNH HÀNH / Thiện Chí

























Dòng thiên ân / Thiện Chí

Suy ngẫm đầu Xuân / Thiện Chí












Minh Lý Đạo Khai / Thiện Chí

Đức tin Cao Đài / Thiện Chí

Đức tin Cao Đài / Thiện Chí



Hãy tự biết mình / Thiện Chí





Ba Dấu Ấn ĐĐTKPĐ / Thiện Chí

Văn Hóa Đạo Đức / Thiện Chí

Chính Long Đức Trung / Thiện Chí





Khai Xuân Tiến Đức / Thiện Chí

Cơ đạo Kỳ Ba / Thiện Chí


Phục sinh / Thiện Chí

Sống tự nhiên / Thiện Chí


Tỳ Thổ / Thiện Chí






Thiên Nhãn / Thiện Chí

Nên Người chẳng phải dễ gì đâu,
Nên Phật Thánh Tiên lại khó cầu,
Biết sửa một ly là đắc quả,
Con ôi Diêu Điện Mẹ đang sầu.

Đức Diêu Trì Kim Mẫu, Thiên Lý Đàn, 01-02 Mậu Thân, 27-01-1968

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây