Tam dương khai thới / Đức Giáo Tông Đại Đạo
    Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Tý thời, 30 tháng Chạp rạng mùng 01 tháng Giêng Đinh Tỵ (17-02-1977) GIÁO TÔNG ĐẠI ĐẠO THÁI BẠCH KIM TINH, chào chư hiền đệ hiền muội. Miễn lễ, chư đệ muội đồng an tọa. Xuân đã về trước ngõ, chư đệ muội hãy vui vẻ lên đón Chúa Xuân. Dầu có muôn vạn mùa xuân qua qua lại lại, tới tới lui lui, nhưng người khách biết thưởng xuân, thì xuân với lòng người là một, không qua không lại, không tới không lui, không thời gian ước định mà vĩnh cữu hằng tại.

    Thơ trong đạo Cao Đài / Lập Hạnh
    Mùa Xuân lại đến. Nếu người thế gian, theo cổ lệ, đón Xuân với những : " Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ, Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh". (Tục ngữ) thì trong Đạo Cao Đài, người tín hữu cũng mừng Xuân một cách đơn sơ nhưng không phần ý vị.

    Khung trời Đại Đạo thưởng ân Xuân / Đức Chí Tôn
    Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Cao Đài Giáo Việt Nam Tuất thời, 30 tháng Chạp Giáp Dần (10-02-1975) THI ĐÔ  thành nhộn nhịp đón xuân sang, THỐNG hội huê khai sắc rỡ ràng, QUẢN thọ Thiên ân gìn khắp nẻo, ĐỊA THẦN cung chúc giữa tiền đàn. Chúc mừng liệt vị Thiên ân, Chúc chư huynh đệ tình thân đạo đồng, Chúc mừng quan khách ngoài trong, Tân niên hưởng trọn ân hồng thưởng xuân. ĐÔ THỐNG QUẢN ĐỊA THẦN.Cung hỷ![1]Cung hỷ chư Thiên ân hướng đạo, chư đạo tâm nam nữ. Hôm nay, Bản thần cùng chư tôn thần [2]đến trước để tuần du [3]kiểm điểm trật tự trong ngoài. Đức Chí Tôn cùng chư Phật Tiên Thánh sẽ giáng lâm để chứng lễ cho chư vị. Nhân tiết xuân về, chào mừng năm mới, Bản thần kính chúc quý Thiên ân hướng đạo, quý vị đạo tâm nam nữ được nhựt nhựt an khang, niên niên đắc Đạo. Chư liệt vị thành tâm tiếp Đức Nam Cực Tiên Ông. Bản thần chào chung, xuất ngoại hộ đàn. Lui. [1]cung hỷ: kính mừng. [2] chư Tôn Thần: các vị Thần đáng tôn kính. [3] tuần du: đi tuần tra để kiểm soát, xem xét.

    Khái lược về đặc điểm của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ / Thiện Chí
    Người tín đồ Cao Đài tin rằng các bậc Giáo Tổ từ Nhứt Kỳ đến Nhị Kỳ Phổ Độ đều là sứ giả của Đức Chí Tôn Thượng Đế. Vậy gốc của các Đạo trong hai thời kỳ đó vẫn là Đại Đạo. Đến khi Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ khai minh sau Nhị Kỳ trên 25 thế kỷ với tôn chỉ "Tam Giáo qui nguyên, Ngũ chi phục nhứt", nhân sanh thường nhận định đây là sự tổng hợp giáo lý Tam Giáo để lập thành một tôn giáo mới gọi là Đạo Cao Đài. Thậm chí trong buổi ban sơ đạo Cao Đài còn được tạm gọi là "Boudhisme renouvé", tức là " Phật Giáo canh tân". Hiểu đơn giản như ý trước, đúng nhưng chưa đủ; nói theo cách sau là nói đại khái.

    Tân pháp Cao Đài / Bạch Hạnh
    Tân pháp Cao Đài là pháp môn tam công, có đặc tính tổng hợp rồi kết tinh và đơn giản hóa có khả năng đáp ứng mọii trình độ tiến hóa của nhơn sanh. Tân pháp Cao Đài đã được Đấng Tạo Hóa Toàn Năng, toàn tri xây dựng trong Luật Ân Xá cho nên được đơn giản hóa đến mức tối đa, được hoàn chỉnh đến chỗ tuyệt diệu vì hội đủ yếu tố về Đạo Đức, hữu vi lẫn vô vi tức Âm Dương Đại Đạo, được gom đủ luật tắc khắc chế, và tiêu trưởng của ngũ hành trong vũ trụ, và nhất là đáp ứng mọi trình độ cao thấp của căn trí vạn linh.

    Một giờ thanh tịnh một giờ linh / Đức Đông Phương Chưởng Quản
    Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý,  Hợi thời, 7 tháng 11 Bính Thìn Bần Đạo chào mừng chư hiền đệ hiền muội. THI ĐÔNG chí tu trì phục nhất dương, PHƯƠNG châm tu luyện bất lao thương; CHƯỞNG trung thống lãnh cơ vi diệu, QUẢN xuất kiền khôn độ thập phương. Bần Đạo rất hoan hỉ đến với chư hiền  trước giờ xuất tịnh để bổ khuyết một vài ý đạo trong đợt tu tập thể này và dạy thêm cho đợt tu kế tiếp. Chư hiền đệ hiền muội ! Trong ba năm  qua rồi thường có những khóa tịnh đặc biệt cho Minh Lý Thánh Hội và Cơ Quan tập  thể luyện thần hòa hợp thiên điển để  cứu vãn ách nạn chung cho đời, thật là hành  động vô vi mà hữu ích. Chỉ có  những hàng Thiên ân thuần chơn vô ngã mới  dự được, thực hiện được, và thông suốt được. Cái biến của thế  cuộc là động lực thúc đẩy  con người phải thức tỉnh phải tiến bộ.

    Tịnh tọa cầu hòa bình / Thiện Chí
    "Hòa bình  hay hiệp nhứt, Đức  Thượng Đế đã ban  cho mỗi con từ  khi mới đến trần gian. Con hãy tìm đem ra mà sử dụng. Tâm con hòa bình, thế giới sẽ hòa bình, tâm con hiệp nhứt, tôn giáo sẽ hiệp nhứt. Các thứ ấy con không thể cầu ở tha lực tha nhân mà có đâu con !" [Đức Diêu Trì Kim Mẫu,Thánh Thất Bình Hòa, Tý thời 14 rạng Rằm tháng 8 Canh Tuất (14-9-70)]

    Đạo pháp trường lưu / Đức Động Phương Chưởng Quản
    Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý. Tuất thời, mùng 01 tháng 12 Đinh Tỵ KIM QUANG ĐỒNG TỬ, chào chư Thiên ân hướng đạo, chư liệt vị nam nữ. Tiểu Thánh vâng lịnh TÔN SƯ đến báo tin ĐỨC LÃO TỔ sẽ lâm đàn giáo đạo. Mời hiền tỷ Bạch Tuyết vào độc giả. Chư liệt vị thành tâm nghinh tiếp. Tiểu Thánh xin chào chung lui gót ứng hầu. Thăng. Tiếp điển : ĐÔNG PHƯƠNG CHƯỞNG QUẢN, chào mừng chư hiền đệ hiền muội. Bần Đạo rất hoan hỉ đàn trung nghiêm túc thành kỉnh chờ đợi lời dạy của Thiêng Liêng để cầu tu chánh pháp. Miễn lễ toàn thể an tọa. Chư hiền đệ hiền muội ! đạo pháp trường lưu bất tận, người đời hữu hạn vô thường. Lẽ biến dịch tuần hoàn đều do đạo pháp hiển dương vạn thù trong cõi thế, nên tuy vạn thù sai khác cũng cùng trong lý đạo vần xoay mỗi vật mỗi loại đều sinh, trưởng, hoại diệt, trong luật vần xoay mà tiến hóa. Người sanh trong trời đất cũng do đạo mà linh hơn vạn vật. Cái phát huy tự thể ấy là ngôi độc nhứt ban truyền khắp cả thế gian mà cuộc tiến hóa khởi hành để về đến chỗ vô sanh bất diệt. Đó là con người. Nếu người đời biết sống trong lý đạo cũng như cá sống trong nước thì từ sự phát tiết ở trung tâm vô cực kia sẽ sáng chói, nên con người tự thông thấu cùng tâm linh vũ trụ mà tác năng công dụng ấy tạo nên cuộc thái bình an lạc cho thế gian.

    Quyền pháp trong cuộc sống / Tu sĩ Phương Trúc
    Đôi khi tôi tự hỏi: điều gì đã làm nên sự sống của tôi? Có phải do công cha nghĩa mẹ đã sanh thành và dưỡng dục tôi từng ngày? Có phải tôi sống bởi vì tôi đang hít thở và tim tôi vẫn đang đập từng giây từng phút? Có phải vì các tế bào trong cơ thể tôi đang được điều hòa họat động một cách rất hợp lý, chưa bị trục trặc gì đáng kể, nên tôi cũng được sống bình thường như bao con người khác? Có phải do tình yêu thương của những người xung quanh tôi đã làm cho cuộc đời tôi trở nên sống động và đáng sống? Có phải tôi sống bởi vì tôi còn có ích trên cõi đời này?

    Hoàng cực / Huệ Nhẫn
    Trong nhiều Kinh sách Nho Giáo, từ Hoàng Cực đã được trân trọng nhắc đến. Hoàng Cực được xem như Vương đạo, chuẩn mực trị nước của những minh quân Trung Quốc thời xưa.

    Yếu tố con người là quan trọng / Xuân Mai
    Người đời thường nói: "tạo tự thì dễ, tạo tăng (con người) mới khó". Nói như thế không có nghĩa là quên đi hai yếu tố Thiên và Địa. Vì thời Tam Kỳ Phổ Độ, Thầy cùng các Đấng thiêng liêng (Thiên) dùng huyền cơ diệu bút đem nguồn giáo lý tinh ba đến gieo giống trên mãnh đất Trời Nam - Địa linh sanh anh kiệt (Địa), còn lại yếu tố Nhơn là điều con người phải chuẩn bị, phải giải quyết để thực hiện được mục đích của Đại Đạo TKPĐ là Thế đạo đại đồng, Thiên đạo giải thoát. Ngày 13-10-1926 (mùng 7-9 Bính Dần) tờ Phổ Cáo Chúng Sanh đã được Đức Chí Tôn chính thức phê duyệt, đó là phương tiện vô cùng qúy báu hổ trợ chư vị tiền khai tuân hành thánh ý thực hiện việc phổ truyền nền giáo lý tân Tôn Giáo Cao Đài khắp lục Tỉnh. Chỉ trong vòng 1 tháng thực hiện phổ độ khắp Lục Tỉnh với Phổ cáo Chúng Sanh, số lượng tín đồ nhập môn đã từ con số chưa đến 300 tăng vọt lên đến mấy ngàn tín hữu. Đây cũng là yếu tố quan trọng đóng góp cho sự thành công của Đại lễ Khai Minh Đại Đạo tại Thiền Lâm Tự Gò Kén - Tây Ninh.

    Đào tạo thanh niên Cao Đài / Đạt Tường
    THANH NIÊN và THIÊN CƠ GIÁO ĐẠO Ngày kỷ niệm Khai Tịch Đạo năm Mậu Tuất 1958, Đức Lý Giáo Tông Đại Đạo đã chỉ rõ tiến trình cơ Thiên đã định: "… muốn đạo thành phải làm sao? Nên nhớ rằng: mười hai năm khai đạo, mươi hai năm kế giáo đạo, mười hai năm sau thành đạo. Trong tam thập lục niên sở định, khi giai đoạn đầu mà các hướng đạo đã làm được thì đến giai đoạn hai đạo thành rất dễ…" [1] Vì vậy,12 năm sau khi Khai Lập Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ bước vào năm Mậu Dần 1938, việc giáo đạo vấn đề huấn luyện thanh niên để thành phần tuổi trẻ ý thức góp phần tham gia vào công cuộc truyền đạo đã được Thiêng Liêng triển khai rộng khắp. Việc gieo ý thức này, đồng thời tác động vào cả 2 đối tượng: lớp người đi trước đang lãnh đạo lèo lái con thuyền Đại Đạo và những người trẻ đang tiếp bước theo sau. [1]Đức Lý Giáo Tông, Nam Thành Thánh Thất, 23 tháng 8 năm Mậu Tuất (1958)

    Tà thần thấy người đang dục vọng,
    Đã tu hành còn mộng mị huyền,
    Thừa cơ khuyến dụ rủ ren,
    Thiêu thân đành phải vì đèn lụy thân.

    Đức Quan Âm Bồ Tát, Liên Hoa Cửu Cung, 03-01 Ất Tỵ, 04-02-1965

    Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


    Hãy gửi góp ý của bạn tại đây