Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
09/09/2020
Hồng Hoa

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 11/09/2020

THẦN QUYỀN và TÔN GIÁO CAO ĐÀI

THẦN QUYỀN và TÔN GIÁO CAO ĐÀI


"Sự tín ngưỡng : Thầy rất mừng các con giờ nầy đến đây, trước vui cùng các con, Thầy ngẫm nghĩ lại các con nơi Trung Quang Thất nầy, một số đông con biết giữ Đạo thờ Thầy. Thầy khen cho, còn một số ít con còn mờ mịt chưa rõ chơn truyền của Đại Đạo. Sự tín ngưỡng các con quen tập theo lề lối cũ, rồi cứ truyền ngôn cho nhau, hoặc là kinh điển, Thầy bật cười... Vì là những sự quá cũ kỹ từ trên mấy thế kỷ. Như Thầy là Ngọc Đế hoặc là Ông Trời, bao trùm khắp thế gian này, như Thích Ca ở Ấn Độ, Lão Tử và Khổng Tử ở Trung Hoa, như Jésus ở Âu Tây, Thầy hỏi những bậc ấy lấy đâu làm căn cứ? …

Có phải các con chỉ lấy nơi kinh điển và lý tưởng đó thôi? Thầy nói trên thế gian này trí phàm các con không thể hiểu được những sự Thầy đã nói, dù nói có cũng được, nói không cũng chẳng ai biết đối cứ vào đâu. Thầy định dạy các con một việc cho rõ ràng, chẳng nên tin càng rồi lấy tư tưởng mà luận cho nhau, có Phật, có Trời, có Thần, có Thánh mà kích bác nhau thành ra một sự vô ích. Thầy nói như nay Thầy truyền Đạo dùng cơ bút thực là chỗ mầu nhiệm. Song theo ý chúng sanh có kẻ cho là thần quyền cũng phải.”Cười..

 .( Tự điển Cao Đài tr.1372 ĐỨC CHÍ TÔN Thánh Truyền Trung Hưng Q.1 39. Chơn Truyền Của Đại Đạo )

                                                                                * * *

 THAM LUẬN ( Thiện Chí )

  Qua đoạn thánh ngôn trên, nhất là hai câu sau cùng " Thầy truyền Đạo dùng cơ bút thực là chỗ mầu nhiệm. Song theo ý chúng sanh có kẻ cho là thần quyền cũng phải. Cười...

" Chúng tôi có mấy suy nghĩ sau: _ Đạo Cao Đài có phải là một tôn giáo "thần quyền" không ? Muốn trả lời câu hỏi này, trước hết cần tìm hiểu hai chữ "Thần quyền" qua các góc nhìn khác nhau: Nghĩa đơn thuần có gốc từ tiếng Anh "Theocracy" ("the rule of God" ) để chỉ tín ngưỡng thờ một hay các thần. Nghĩa thứ hai : " tôn giáo thần quyền" có nghĩa tôn giáo độc tôn hay độc thần như Thiên chúa giáo và Hồi giáo. Nghĩa thứ ba là " quốc gia thần quyền" là nước được cai trị chủ yếu bởi lãnh tụ có giáo phẩm cao nhất và áp dụng luật lệ của tôn giáo đó. Ví dụ :nhà nước Cộng Hòa Hồi giáo Iran và "nước" Vatican do Giáo Hoàng cai trị..

 

 _ Đạo Cao Đài hay Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ không phải là một tôn giáo đơn thuần nghĩa hẹp vì có đức tin Thương Đế Như một Đại Bản Thể của toàn nhân loại chứ không riêng cho dân tộc nào. Thương Đế Cao Đài không phải là đấng cầm quyền cai trị một dân tộc trheo nghĩa một chế độ thần quyền. Câu thánh ngôn trên đây: " Thầy truyền đạo dùng cơ bút thực là chỗ mầu nhiệm" Cho thấy "cơ bút" là phương tiện thông công vô hình bằng THẦN giữa TRỜI và NGƯỜI hầu thắp sáng điểm Thần đồng bản thể nơi con ngưởi chứ không áp đặt quyền cai trị một chiều.

 

 Thế nên, Giáo lý Đai Đạo áp dụng nguyên lý Thiên Nhân Hiệp Nhất, nếu gọi là "Thần quyền" thì không có nghĩa "thần quyền" là quyền cai trị bằng thể chế tôn giáo độc tôn.. Do đó thánh ngôn nói "cơ bút thực là chỗ mầu nhiệm" Nên lưu ý những chữ "theo ý chúng sanh" là ý phàm ám chỉ thần quyền thế tục , không có sự mầu nhiệm. Hãy suy ngẫm chữ "CƯỜI " sau cùng phải chăng có nghĩa vừa xác nhận vừa phủ nhận. Do vậy, Giáo lý Đại Đạo dùng từ ngữ "QUYỀN PHÁP" thay cho từ "thần quyền" phù hợp thời Tam Kỳ Phổ Độ.

 

Hồng Hoa

Phổ là rộng khắp cùng thế giới,
Thông là nguồn suối tới muôn phương,
Giáo là dạy nẻo chỉ đường,
Lý là lẽ thật chủ trương thới bình.

Đức Lý Giáo Tông, 20-5 Ất Tỵ, 19-6-1965

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây