Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
  • Ngày công khai đạo Cao Đài tại Miền Trung / Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài (Nguồn: Tạp chí Cao Đài số 01/2009)

    “Từ đây nòi giống chẳng chia ba, Thầy hiệp các con lại một nhà; Nam, Bắc cùng rồi ra ngoại quốc, Chủ quyền ...


  • Tối nay 4-5, tại Nhà hát Bến Thành, trong chương trình văn nghệ chào mừng đại lễ Phật đản PL ...


  • Đức Chí Tôn đã ban cho nhân loại thuật ngữ "Cao Đài" để nhất quán đích điểm tiến hóa của ...


  • THỜI KỲ MẠT PHÁP / Thư viện Hoa sen

    Thời kỳ mạt pháp là thời kỳ được bắt đầu từ sau khi đức Phật nhập niết bàn 1500 năm, ...


  • Thanh An Tự / Trích Lịch sử đạo Cao Đài I - CQPTGLĐĐ.

    Thanh An Tự là tên ngôi chùa của đàn Minh Thiện. Tọa lạc trên đường Hùng Vương, thị xã Thủ ...


  • Victor L. Oliver cho rằng đạo Cao Đài chịu ảnh hưởng của ba nền văn hóa: văn hóa Trung Quốc; ...


  • DUY NGÃ ĐỘC TÔN / Khiêm Cung sưu tầm

    Theo Kinh A Hàm, khi đản sanh, Đức Phật đã nói một bài kệ bốn câu như sau: Thiên thượng thiên ...


  • Nhị Xác Thân / Thuần Chơn

    Người tín đồ Cao Đài có hai quyển Kinh Tổ là "Thánh Ngôn Hiệp Tuyển" của Hội Thánh đầu tiên ...


  • Lễ hội Tàm Tang / Hoàng Duy - Phạm An Lương

    Xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên liên tiếp trong các ngày 11 đến 13-4 luôn đầy ắp người, đầy ắp ...


  • Mộc bản về Thăng Long Hà Nội / Lâm Viên - Phan Thị Huệ

    Thanh Niên Online Thăng Long - Hà Nội qua mộc bản triều Nguyễn: Cải cách văn hóa và tuyển dụng nhân ...


  • I. XUẤT XỨ CÂU KINH II.TÌM HIỂU Ý NGHĨA 1. Chữ Hiệp 2. Chữ Thành 3. Chữ Tín III. KẾT LUẬN


  • Thánh thất Cầu Kho / Trích Lịch sử đạo Cao Đài I - CQPTGLĐĐ.

    Thánh thất Cầu Kho là một trong những Thánh thất đầu tiên cơ Phổ độ Công truyền (đầu năm 1926), ...


10/05/2004
Sưu tầm

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 10/11/2006

Dặn lòng... không phí thời gian

Có câu : "Vi nhơn nan đắc" , không phải dể được làm người. Thế nên kiếp người là quí. Lại có câu : "Đời người như hoa phù dung, sớm nở tối tàn", ý nói kiếp người ngắn ngủi.

Trên đường tiến hóa của vạn linh, đến địa vị làm người là trở nên một chủ thể có đầy đủ quyền năng nhứt trong cõi hữu hình. Thậm chí có mững bậc xứng đáng vào hàng " thế thiên hành hóa". Nên nghĩa vụ làm người rất quan trọng, rất lớn lao trong cuộc tiến hóa của mỗi cá thể và của toàn thể cộng đồng.
Nhưng thời gian một đời người, dù thọ đến trăm năm chưa hẳn đủ để hoàn thành sự nghiệp vi nhơn. Phuơng chi, tuổi quá bốn năm mươi thì bệnh tật dần dần xuất hiện, thường xuyên cản trở bước đường tiến thủ.

Vậy thời gian rất quí cho người có chí, lại càng quí hơn với người có sứ mạng cao cả. Càng quí hơn nữa trong những khúc quanh lịch sử
Giữa tiến hóa và thoái hóa,
Giữa tồn tại và hủy diệt,
Giữa đạo đức và tội lỗi ...

Sự quyết định cho vận mệnh nhân loại, cho thời đại, tùy thuộc vào tác động kịp thời của người sứ mạng lịch sử.

Đã được làm người, được thừa kế văn hóa văn minh nhân loại. Đã giác ngộ, đã có chí tự hoàn thiện và hoàn thiện cuộc đời. Đã biết Đạo, đã thọ ân Thượng Đế, đã nhận lãnh sứ mạng độ đời, trong lúc sinh lực còn dồi dào thì thời gian trước mắt càng quí giá biết bao ! Thế nên các bậc thánh xưa đều quí tiếc thời gian đến phút cuối cùng để làm đươc điều gì, nói được lời nào hữu ích cho hậu sinh.

Nay Thầy đã lập Tam Kỳ Phổ Độ, trước soi sáng Chân lý cho hàng Thiên ân hướng đạo, sau cậy đoàn sứ giả khai minh Đại Đạo cho thế nhân kịp thức tỉnh quay về Nhân bản, xây dựng xã hội đạo đức, thế giới hòa bình.

Kịp thì thoát cộng nghiệp trả vay tàn khốc,
Không thì thiên cơ vẫn theo luật tiêu trưởng thâu tàng ...
Chỉ tiếc những ai bỏ lỡ cơ hội lập đại công ngàn năm một thuở.
Chỉ thương cho nhân loại đắm chìm trong máu lửa hận thù, trong dục vọng đen tối.

Vậy đã quyết vì Thầy vì Đạo, vì nhân sinh thì tự dăn lòng không phí thời gian, sử dụng ưu tiên cho hai việc quan trọng mà Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo dã dạy là :

" Tu học nghiên cứu để đạt được minh triết,
" Tu tập thiền định để đạt đến chứng đắc tại tiền."

Minh triết và chứng đắc đòi hỏi rất nhiều thời gian để hành giả khổ công rèn luyện. Và đó lại là những diều kiện phải có để thi hành sứ mạng đại thừa ...

Thời gian của người sứ mạng quí biết bao !

Nên Đức Giáo Tông Vô Vi từng dạy rằng :

" Trường Tạo Hóa, Hóa Công sắp sẵn,
Kiếp nhơn sanh sanh đặng bao hồi;
Trong đời mấy bậc thứ ngôi,
Làm sao xứng đáng con người trần gian ?
Khai Đại Đạo hóa hoằng chánh đạo,
Độ nguyên nhân cổi tháo phàm nhân;
Lập đời minh đức tân dân,
Nhà an nước trị thiên ân gội nhuần.
Tùy tâm đạo mà phân trách nhiệm,
Lập chí rồi mới điểm đầu công;
Đức tài dẫu chẳng tương đồng,
Siêng năng cần mẫn, thật lòng thì nên."

Chú thích :
[1]CQPTGL, Rằm 01.Ất Mão, 25.02.75
Sưu tầm






Hịch Tướng Sĩ / Sưu tầm


TẾT Bản làng / Sưu tầm


Nguyễn Trãi / Sưu tầm


Dân ca Nam Bộ / Sưu tầm

Khảo cổ học / Sưu tầm


Chử Đồng Tử / Sưu tầm

Liên Hợp Quốc / Sưu tầm


Tranh Đông Hồ / Sưu tầm

Dân tộc Việt Nam / Sưu tầm

Long Thụ Bồ Tát / Sưu tầm

Thần thể / Sưu tầm


Chùa Việt Nam / Sưu tầm

Tôn giáo / Sưu tầm

Đạo Phật / Sưu tầm

Kitô Giáo / Sưu tầm





Tiếng Phạn / Sưu tầm

Trà Đạo / Sưu tầm


Bài tâm tướng / Sưu tầm


Long Thụ / Sưu tầm


Ngũ Thời / Sưu tầm

Mahātmā Gāndhī / Sưu tầm








Lý đạo là Xuân / Sưu tầm


Tâm thanh tịnh / Sưu tầm


Dưỡng dục quần sanh đức hiếu sanh,
Khai Minh Đại Đạo, Đạo tài thành,
Tam Kỳ tận độ an thiên hạ,
Thánh đức âu ca hưởng phước lành.

Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế, CQPTGL, Rằm tháng 10 Quý Sửu

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây