Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
  • Vậy, để hội nhập thế giới trong kỷ nguyên Tam Kỳ Phổ Độ, người Cao Đài phải nhận định, nắm ...


  • Trong Phúc âm, Thánh Mathiơ viết : " Khi Đức Chúa Jesus đã sinh tại thành Belem, xứ Giu-đê, đang đời ...


  • Giới Định Huệ / Đức Thích Ca Như Lai

    Người tu muốn hiểu bản ngã là gì ? trước phải thông ngũ uẩn và làm chủ bát thức. Song ...


  • “Ngày nay, cuối đường Hạ nguơn mạt kiếp, nhân sinh đã theo thời gian luân chuyển vào luật đào thải ...


  • Mục tiêu tu luyện của Đạo giáo là trường sinh bất tử, là thành tiên 仙 hay chân nhân 真人, ...


  • Chư Môn-đệ nghe! Phần nhiều trong các con chẳng để lòng thờ kính Thầy, tưởng cho đem thờ Thầy vào ...


  • Dưới đây là bài phát biểu của Giáo Sư Thượng Liêm Thanh vào dịp Lễ Khánh Thành Trung Tông Thánh ...


  • ĐẠI BI CHÚ / Phatviet.com

    Ý NGHĨA THẦN CHÚ ĐẠI BI Thời Phật còn tại thế, ở núi Bồ đà lặc ca, tại đạo tràng Bảo ...


  • CONCISE ENGLISH-VIETNAMESE GLOSSARY OF CAODAISM * LÊ ANH MINH abstinence: kiêng (tiết chế).– sexual abstinence: tiết dục.– to abstain from alcoholic drink: ...


  • Thần tiên diệu bút / Đạt Tường sưu tầm

    THẦN TIÊN THI DIỆU BÚT (20 ) Kỳ này, chúng ta hãy thưởng thức sự phối hợp thi thơ giữa Đức ...


  • QUYỀN PHÁP ĐẠO / Thiện Tín

    . . ."Trong sở vật thực tại con người, điểm Quyền Pháp là linh hồn. Nhờ đó mà sinh ra, ...


  • Đại Đạo là con đường rộng lớn nhứt để đưa nhân loại đến đại đồng thế giới, không kỳ thị ...


11/11/2006
Triều Liên

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 20/02/2010

TRỞ VỀ CỘI NGUỒN SAU 50 NĂM LƯU LẠC

Ngày tôi còn nhỏ, độ sáu hay bảy tuổi, thường được cha tôi dạy: "Hàng ngày con nên theo các chị đồng nhi học kinh và tập lên bửu điện cúng nghe!". Tôi cũng được mẹ tôi may cho áo dài trắng, quần trắng, lúp trắng.

Nhớ lời cha dạy, tôi theo các chị đồng nhi đi cúng vào các thời Ngọ và Dậu. Lần lần tôi cũng thuộc bài "Đạo gốc bởi lòng thành tín hiệp" và bài "Biển trần khổ vơi vơi trời nước…". Còn các bài khác, đối với tôi, khó nhớ quá! Đó là ngày thường, còn ngày Sóc Vọng, có đạo hữu tới cúng đông thì tôi chỉ được đứng phía ngoài bửu điện để nhìn người lớn cúng mà thôi. Vì cha tôi dạy, trẻ con không được vào lộn xộn, làm mất sự tôn nghiêm.

Bước vào cổng khuôn viên, một vườn hoa đủ màu sắc xanh, đỏ, tím, vàng, nhất là nhiều hoa màu trắng. Cha tôi tất thích màu trắng thuần khiết và hương thơm dịu dàng của các loại hoa huệ, mẫu đơn, dạ lý hương, dành dành… nên trồng rất nhiều các loại hoa này. Người nói rằng, ở miền quê xa chợ, có sẵn hoa để cúng Thầy rất tốt.

Cuối vườn hoa là đường dẫn đến cầu thang lên lầu, ngôi nhà trang trọng nhất ở giữa khuôn viên, có tên là Huyền Linh Đàn do cha tôi sáng lập, nơi đó có Bửu điện thờ Đức Chí Tôn, mà lúc nhỏ tôi thường một mình lén lên để chiêm ngưỡng vẻ trang nghiêm huyền bí. Ngăn cách phía ngoài với điện thờ là một bức màn màu đỏ thẫm, chỉ được vén lên khi cúng đàn. Ngôi giữa là bàn thờ Thiên Nhãn uy nghi, có ngọn đèn Thái Cực tỏa sáng lung linh. Bên trái thờ Đức Quan Thánh Đế Quân, có Quan Bình và Châu Xương đứng hầu; thú thật lúc đó nhìn Đức Quan Thánh mặt đỏ, Châu Xương mặt đen, tôi có cảm giác hơi sợ. Bên phải thờ Đức Quan Thế Âm Bồ Tát hiền hòa nhân hậu, có Hồng Hài Nhi chắp tay vái Ngài; trong ý nghĩ trẻ thơ lúc bấy giờ, tôi mong được như Hồng Hài Nhi theo hầu Đức Bồ Tát.

Thời cuộc đổi thay, giặc Pháp xâm chiếm nước ta một lần nữa. Cha tôi phải ra đi, không kịp từ biệt các con, Người không có dịp trở lại Huyền Linh Đàn. Cha đi rồi, vì giặc Miên tràn đến, chém giết người Việt, mẹ con tôi cũng phải rời khỏi nơi đây để lánh nạn và chúng tôi đã không còn cơ hội trở về Huyền Linh Đàn với những tháng ngày ấm êm cũ. Mãi đến sau khi hòa bình lập lại, tôi có dịp quay về, chốn cũ giờ đã hoang tàn hiu quạnh, còn đâu khuôn viên ngày xưa đẹp đẽ an bình. Người dân trong làng trước kia làm ruộng, xóm làng đông vui là vậy; sau mấy chục năm chiến tranh, xóm làng đã trở nên thưa thớt, nghèo khổ; giờ chỉ còn những vuông tôm vắng vẻ, đìu hiu.

Những năm tôi được theo cha giong ruổi trên các nẻo đường kháng chiến ở chiến khu, thỉnh thoảng có dừng chân tá túc ở một số Thánh thất, dễ gần gũi với Đạo. Khi hòa bình rồi, gia đình tôi lại chuyển đến sống ở một nơi khác với môi trường mới, việc đi chùa cúng bái, được coi là không giống với mọi người. Khi cha tôi mất rồi, điều đó càng gay gắt hơn. Ngày tôi về cúng cửu cha, bị bạn bè dè bĩu, chê bai là chậm tiến. Thậm chí em trai tôi đi học còn bị kiểm điểm là mê tín.

Cuộc đời con người không dễ sống được như ý mình, nếu như không gặp được môi trường thuận lợi. Để rồi mặc cho dòng đời cuốn đi, con người phải hòa mình vào cuộc sống chung của mọi người xung quanh nếu muốn tồn tại.

Thấm thoát mà 50 năm từ lúc cha tôi trở về cõi vĩnh hằng, cũng là 50 năm tôi lưu lạc trong dòng đời tưởng chừng như bất tận, để tôi sẽ đi mãi, đi mãi. Không thể ngờ là trong những ngày cuối đời, tôi còn được duyên may dun rủi, để từ trong tâm thức tôi sống lại những lời cha dạy năm xưa, giúp tôi có dịp quay về nguồn cội.

Triều Liên

Người giác ngộ vun bồi tánh đạo,
Bậc nguyên căn hoài bão ý Thiên,
Vào đời một chí nhẫn kiên,
Thực thi sứ mạng pháp quyền dựng xây.

Đức Giáo Tông Đại Đạo, CQPTGL, Rằm tháng Giêng Tân Dậu

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây