Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
  • Danh xưng Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ gồm sáu từ Hán-Việt. Các sách thường giảng Đại Đạo Tam Kỳ ...


  • Chu lễ và Thánh Chu Công / Trần Ngọc Tâm

    Những ai học Dịch đều hiểu rõ và nhớ ơn các Thánh – Phục Hy, Văn Vương, Chu Công Đán và Đức ...


  • Caodaism FAQ / Nhịp Cầu Giáo Lý

    CaoDaism was founded in Vietnam at the beginning of the 20th century by Cao Dai, the Supreme God or the ...


  • VŨ TRỤ QUAN - NHÂN SINH QUAN CAO ĐÀI / CƠ QUAN PTGL ĐẠI ĐẠO

    VŨ TRỤ QUAN Có thể nói Vũ Trụ Quan Cao Ðài bao hàm hai khái niệm quan trọng là: -Cơ nguyên biến ...


  • THU VỀ NHẮN BẠN NỮ LƯU / Chư Tiên Nương Thánh Nữ và Đức Vô Cực Từ Tôn

    Thánh Thất Tân Định Hợi thời rằm tháng 8 Bính Ngọ (29-9-1966) Thi: Thu về vui với cõi trần gian, Nữ giới chen chưn ...


  • Anh Sanjay Kumar, 42 tuổi được dân làng ngưỡng mộ kể từ khi bắt đầu hành trình "Kanwar" - gánh ...


  • Nguyên lý Thiên địa vạn vật nhất thể / Trích quyển Yếu Điểm Giáo Lý Đại Đạo

    Ý NGHĨA CỦA NGUYÊN LÝ Sự khảo sát các mối tương đồng tương quan giữa các phạm trù THIÊN ĐỊA, VẠN ...


  • Cao Đài - nguyên lý về tính nhất thể / Nhóm nghiên cứu Phong-Tâm-Thọai

    Cao Đài – nguyên lý về tính nhất thể trong tôn giáo Cao Hoàng Phong, Võ Văn Tâm, Nguyễn Quang Thoại Là ...


  • "Bần Tăng muốn chư đạo hữu tự hỏi lại lòng có khi nào lưu tâm đến cái lý xác thực ...


  • Thấy chăng anh Nước Hoàng Hà từ trời tuôn xuống Chảy băng ra biển chẳng quay về. Lại chẳng thấy Lầu cao gương sáng ...


  • . . . . . Đã Chính Trung thì làm thế nào cho ra Chính, cho phải Trung? Nên “dung ...


  • THU VỀ NHỚ LỜI TỪ MẪU / Thánh giáo Đức Diêu Trì Kim Mẫu

    Chín trùng Mẹ đến với con thơ, Chứng ở lòng con biết kỉnh thờ, Ân huệ sẵn dành bao Hạ quí, Phước hồng ...


24/06/2008
Huệ Ý

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 15/01/2010

Đôi Điều Tâm Đắc Về Việc Chuyển Biến Từ Trung Thành Thánh Thất đến Trung Tông Thánh Tịnh

Cách đây 70 năm, mùng 8 tháng 4 Bính Tý (1938), cơ đạo miền Trung đã công khai với đại chúng qua lễ khánh thành Trung Thành Thánh thất cùng với việc tổ chức "Long Vân đệ bát kỳ". Đức Chí Tôn dạy:

"Thầy vì các con, hội chư Tiên lập thành mười hai hội Long Vân, mục đích để qui phục nhơn tâm, hòa bình tôn giáo. Than ôi! Đạo mười ba năm đằng đẳng chưa ngoài nước Việt Nam, nói đến đại đồng sao hãy còn xa, mà nhìn lại hội chỉ còn bốn hội rồi đấy các con ôi!

Nay Đệ bát đến Trung Kỳ là một dịp may mắn, các con sẽ tận tâm, tận lực, đem Chánh Đạo mà tuyên dương, ngày tới đây nhơn loại bình khương, Long Vân hội để liên hòa tôn giáo đó các con. Cười..." Thánh thất Trung Thành, ngày 08-4-ĐĐ.13 (Mậu Dần) (07-5-1938)

Thời gian qua, bao vật đổi sao dời, nay trở về nền cũ nhà xưaTrung Tông Thánh Tịnh được xây trên nền cũ của Trung Thành Thánh Thất. lại thấy sừng sững Trung Tông Thánh tịnh. Không việc gì trên thế gian xảy ra ngẫu nhiên, mà diễn tiến theo những định luật tất yếu và xác định. Chúng ta hãy tìm hiểu đôi điều về việc chuyển biến "Từ Trung Thành Thánh thất đến Trung Tông Thánh tịnh".

I. ĐÓ LÀ DIỄN TRÌNH NHƠN TÂM PHÙ HỢP THIÊN Ý:


Đức Chí Tôn dạy:

"Thầy lập Cao Đài Đại Đạo như thế nào?

Thầy thấy cuộc đời biến đổi, thời khí bất hòa, nhơn tâm xu hướng về đường vật chất, bỏ mất tinh thần, nên phạm vào đường tội lỗi, thiệt là đời lầm lũi mãi mà không định hồn tự hối, xúm lấn chen lội lặn tranh giành mùi tục lụy mà thay đổi chí cao minh.

Ba nền Chánh giáo (Nho, Thích, Đạo) đã nghiêng chinh, nhơn loại thảy chuộng hữu hình, không cần vô vi thâm viễn. Nay đã đến thời kỳ cuộc tuần huờn giáp mối, nền Đạo Trời vận chuyển mà phổ hóa sanh linh.

Tam Giáo xưa kia lập Đạo, lúc ban sơ truyền bá cơ diệu lý quang minh, bắt từ chỗ vô vi khẩu thọ tương truyền, lần lần xuống thì trở ra hữu hình mà Đạo mầu thất chánh, tâm pháp lạc sai, ấy là cơ Đạo đến thời kỳ cuối cùng, của Tam Giáo thất chơn truyền diệu pháp.

Còn Đạo Thầy lại trái hẳn với Tam Giáo là bắt đầu truyền Đạo thì dụng hữu hình lấy sắc tướng, âm thinh mà độ đời một cách lẹ làng, mau chóng. Vả lại, Đạo Thầy bắt đầu do chỗ hữu hình mà truyền bá, rồi lần lần mới dẹp hết chỗ hữu hình mà đi đến chỗ vô vi, là cơ siêu phàm nhập Thánh. Vậy thà trước dụng cơ hữu hình để phổ hóa cho cơ Đạo dễ lưu thông, rồi cứ đó mà dắt dẫn cho nó tấn hóa mãi trên đường cao thượng, riết đến chỗ hư không tức là vô vi thì Đạo pháp mới phát minh, cơ diệu lý huệ tâm ứng lộ; thế là Đạo Thầy không hư hoại đặng. Mà không hư hoại đặng là nhờ ở chỗ hữu hình đi lên riết đến tận vô vi. Còn Tam Giáo xưa lại từ vô vi mà lần lần sa sụt xuống hữu hình mới thành Đạo bế, rồi sai lầm ra ngoại giáo bàng môn."Đại Thừa Chơn Giáo, bản song ngữ Việt Pháp, 1950, tr. 58.

II. ĐÓ LÀ DIỄN TRÌNH TỪ CAO ĐÀI NGOẠI TẠI VÀO CAO ĐÀI NỘI TẠI:


Từ Trung Thành Thánh thất đến Trung Tông Thánh tịnh là diễn trình từ Cao Đài ngoại tại quay vào Cao Đài nội tại.

Đức Như Ý Đạo Thoàn Chơn Nhơn dạy:

"Chư đệ muội ôi! Thời hạ nguơn mạt kiếp, Đại Đạo hoằng khai cứu vớt nguyên nhân tạo lập đời Thượng nguơn Thánh đức. Chư đệ muội nói riêng, toàn thể nhân loại nói chung, dầu muốn tin hay không muốn tin thì Thiên cơ vẫn tuần tự diễn hành, công cuộc đào thải và bảo tồn đều tác động mạnh mẽ. Trên đường thế lộ, chư đệ muội sáng suốt biết chọn con đường Đại Đạo noi theo, học tu chánh pháp, thì Lão khuyên chư đệ muội phải quyết tâm xây đắp cho mình một tòa Cao Đài nội tại uy nghi trang trọng để ở hẳn vào đó, lấy đó làm ngôi vĩnh cửu trường tồn, sẽ vượt qua mọi giông bão nắng mưa.

Nếu chư đệ muội thật quyết tâm xây dựng cho kỳ được thì ngôi Cao Đài kia ắt hẳn sẽ không bao giờ hư hoại. Tuy sờ mó chưa đụng, nhưng có che có chở, trông nhìn không thấy mà linh hoạt cận kề thiên niên bất diệt, vì chủ nhơn ông kiến trúc là Thần, vật liệu là Khí Thể và Tinh Hoa." CQPTGL, 14-3 Mậu Ngọ.

Mỗi ngày chúng ta niệm "Nam mô nhứt nguyện Đại Đạo hoằng khai".

Đức Như Ý Đạo Thoàn Chơn Nhơn dạy tiếp:

"Muốn hoằng khai Đại Đạo phổ độ nhơn sanh, mỗi người phải phát huy rộng lớn cái Đạo to tát ở nơi mình. Chính lúc chư đệ muội khởi công đắp xây Cao Đài, cũng là lúc tự phát huy lần lần cái Đạo tự hữu để minh định mọi việc khó khăn hầu phổ thông giáo lý trên đường sứ mạng được ban trao.

Muốn xây cất ngôi nhà bền bỉ tốt đẹp, chủ nhơn phải chọn người kiến trúc rành nghề, vật liệu tinh hảo, và tất cả cái hư, cái cũ, cái tệ đều bỏ đi, không dùng tô đắp vào ngôi nhà mới để được hoàn toàn mới.

Chư đệ muội muốn xây đắp Tòa Cao Đài huyền nhiệm vĩnh cửu thì phải triệt thoái những ý thức sai biệt, yêu ghét, thân thù, phiền não, kinh cụ, để thần được linh hoạt mà đem khí thể Tiên Thiên tinh hoa lưỡng cực xây đắp nên ngôi Cao Đài nội tại của chư đệ muội được." CQPTGL, 29-3 Mậu Ngọ.

Đức Như Ý Đạo Thoàn Chơn Nhơn kết luận:

"Xây đắp được Cao Đài nội tại và vào đạo pháp đã có thì đâu đâu cũng là chùa, là thất của chư đệ muội. Mỗi người đều là huynh tỷ đệ muội đồng bào, hà tất phải lo chi đến điều tồn vong đắc thất của hình tướng nữa. Tuy nhiên, Thiên ý và nhơn tâm hòa hợp thì còn, mà sai Thiên ý, loạn nhơn tâm thì mất." CQPTGL, 29-8 Quý Hợi.

III. ĐÓ LÀ GỐC SÂU CÀNH VỮNG

Tông là gốc, Trung Tông là gốc của miền Trung về mặt không gian. Trung Tông là gốc của Trung Đạo về mặt đạo lý. Trung Tông Thánh tịnh là gốc của Hội Thánh Truyền Giáo, gốc ấy phải sâu thì cành lá mới vững.

Với điều kiện cần và đủ chúng ta thấy:

Trung Tông Thánh tịnh là điều kiện "Cần" đã có. Điều kiện "Đủ" là hàng ngũ tín đồ, chức sắc của chúng ta lần lượt vào Trung Tông Thánh tịnh để thực chứng tâm Trung Nhất như lời Đức Mẹ dạy để tự độ, độ tha:

"Con hỡi! Đường nào đạt đạo cơ?
Chỉ đường Trung Nhất phục nguyên sơ,
Nghìn xưa Giáo Tổ đều do đó,
Chứng quả độ đời tỉnh giấc mơ.
Đạo mầu huyền nhiệm lắm con ơi!
Chứng quả rồi con sẽ độ đời,
Luyện kỷ tu công đừng gián đoạn,
Mới mong vững bước cuộc đầy vơi.
" CQPTGL, 15-4 Kỷ Mùi.

Trung Tông Thánh tịnh làm sao đủ chỗ? Trung Tông Thánh tịnh bên ngoài thì không đủ chỗ mà cũng khó đến, còn Trung Tông Thánh tịnh trong Tâm mỗi chúng ta thì ai cũng đến được, vào được.

Đức Đông Phương Chưởng Quản dạy:

"Chư hiền đệ muội vẫn còn nhớ rằng Đạo là phương pháp cứu đời thực tiễn, chớ không phải là ru ngủ và cho ăn bánh vẽ, thế nên chư hiền đệ muội phải cố gắng tánh mạng song tu để đạt đạo thực tiễn ngay tại kiếp sống này để làm gương tốt cho cơ cứu thế sắp tới. Nhớ rằng mỗi một đơn vị nhơn sanh đều có Thượng Đế và phép nhiệm mầu nơi nội tại. Rán công phu tu dưỡng để sớm thị hiện sự nhiệm mầu đó trước sự tự cứu và cứu tha nhân." CQPTGL, 10-5 Bính Thìn.

IV. VÀO TRUNG TÔNG THÁNH TỊNH DỄ HAY KHÓ?

Khó hay dễ, với mỗi người là tùy điều kiện khách quan lẫn chủ quan của chính mình. Người không chủ quan thì hãy tâm niệm rằng khó để gắng sức phấn đấu.

Anh Lớn Cố Bảo Pháp Thanh Long đã dạy:

"Chạy ra ngoài lăng xăng thì dễ,

Quay vào trong định huệ khó làm…"

Chúng ta hãy phấn đấu thực hiện điều "Khó làm… " ấy để kết thành lễ phẩm trân trọng kính dâng lên các Đấng Tiền Bối Đại Đạo và anh lớn Thanh Long nhân kỷ niệm 70 năm công khai mối Đạo miền Trung.

Rất lòng thành tín.
Tháng Tư Mậu Tý (2008).
Huệ Ý

Dưỡng dục quần sanh đức hiếu sanh,
Khai Minh Đại Đạo, Đạo tài thành,
Tam Kỳ tận độ an thiên hạ,
Thánh đức âu ca hưởng phước lành.

Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế, CQPTGL, Rằm tháng 10 Quý Sửu

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây