Chơn truyền là đâu ? / Nhịp cầu giáo lý
Sau khi quá mỏi mệt với cuộc sống, lại hoang mang với bao triết thuyết, giáo thuyết, chủ nghĩa... con người thời đại bắt đầu tự hỏi "chân lý là đâu, chân truyền là đâu?"

Mỗi sinh mạng đều quan trọng như nhau / Nhịp cầu giáo lý
Ôi! Tại sao người ta phải lấy chính sinh mạng mình và sinh mạng kẻ khác để trả giá cho lẽ công bình trên thế gian này? Bởi vì người ta không còn vũ khí nào khác có giá trị lớn lao bằng sự hy sinh tánh mạng.

Đức tin Cao Đài / Nhịp Cầu Giáo Lý
Đức tin Cao Đài = Đức tin nơi Thượng Đế + Giác ngộ Luật tiến hóa hoàn nguyên + Sứ mạng phổ độ

Quan điểm về các ngày kỷ niệm: Khai Đạo, Khai Tịch Đạo, Khai Minh Đại Đạo / Huệ Nhẫn
Trong nội bộ Cao Đài, mấy năm gần đây, thỉnh thoảng chúng ta có nghe bàn về ngày Khai Đạo, về ngày Khai Tịch Đạo. Có nơi (như Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài) chọn ngày mồng 1 tháng giêng (Tết Âm lịch) làm ngày Khai Đạo, có nơi (như Nam Thành Thánh Thất) cho rằng ngày 23-8 mới đúng là ngày Khai Đạo (và không đồng ý chữ Khai Tịch). Một số tác giả (như Đức Nguyên viết trong Cao Đài Từ Điển) lại có ý kiến khác.

Tấm lòng của nhân loại / Nhịp cầu giáo lý
Những biến động trên thế giới trong những năm gần đây khiến người ta suy nghĩ về nguyên nhân sâu xa của chúng. *Những cuộc xung đột đỗ máu tại Trung đông cứ tiếp diển mãi,mặc cho các nổ lực dàn xếp cũng mãi tiếp diễn.

Dặn lòng... không phí thời gian / Sưu tầm
Có câu : "Vi nhơn nan đắc" , không phải dể được làm người. Thế nên kiếp người là quí. Lại có câu : "Đời người như hoa phù dung, sớm nở tối tàn", ý nói kiếp người ngắn ngủi.

Cơ đạo hi hữu / Nhịp cầu giáo lý
"Đức Thượng Đế đến khai đạo đã là một hi hữu, mà vấn đề hoát khai Đại Đạo để cứu độ vạn linh lại là một hi hữu khác." (CQPTGL,Hội Đồng Tiền Bối, 14.2.Giáp Dần 1974)

Bản thể đại đồng nhân loại / Nhịp cầu giáo lý
Nói cho cùng, Bản thể đại đồng chính là Nhân bản. Nhân bản có giá trị trường cửu và phổ quát nhưng những biểu hiện của nó, những nội dung hình thức phát huy từ nó thì vô vàn và nảy nở không ngừng ở khắp nơi và trong mọi dân tộc, mọi con người. Tất cả được xem là thuộc về Bản thể đại đồng nhân loại bởi vì đó là tinh hoa của loài người, vừa đánh dấu mức tiến hóa vừa thúc đẩy con người tiến hóa.

Có công bình mới có hòa bình / Sưu tầm
Đạo lý chính là sự bình đẳng giữa người và người, giữa dân tộc nầy với dân tộc khác. Nên các bậc giáo tổ, thánh nhân lập đạo đều nhắm mục đích dạy nguời đời thực hiện đạo lý ấy. Đó là Bình đẳng quan của Phật, Tề vật luận của Lão Trang, Trung đạo của Nho, mà thời Tam Kỳ Phổ độ nầy Cao Đài dung hợp trong đường lối "Đại đồng công dụng".

Từ Cao Đài đến Cao Đài nội tại / Nhịp cầu giáo lý
Đức Chí Tôn đã ban cho nhân loại thuật ngữ "Cao Đài" để nhất quán đích điểm tiến hóa của con người và vũ trụ xuyên suốt qua tôn giáo, giáo lý và đạo pháp.

Tân pháp Cao Đài: Đặc ân ngàn năm một thuở / Nhịp cầu giáo lý
Tân pháp Cao Đài không cực đoan, không lập dị, không đòi hỏi ép xác khổ tu, không mong vọng thần thông bí pháp.

Cảnh khổ mà lòng vẫn phải vui,
Có vui mới thấy đạo say mùi,
Say mùi đạo hãy xa phàm tục,
Cho lặng lòng trần đắc vị ngôi.

Đức Chí Tôn, Thiên Lý Đàn, 30-10 Mậu Thân, 19-12-1968

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây