SUY TƯ THÁNH GIÁO ĐỨC THÁNH CHÚA JESUS / Giáo sĩ Diệu Như
    "Jésus Thánh Chúa đã từ lâu, Rửa tội nhơn sanh đổ máu đào, Dựng thế bằng lời thương tất cả, Ngàn xưa cho đến những ngàn sau."

    ƯU TƯ CỦA ĐẠO TRƯỞNG HUỆ LƯƠNG VỀ XÂY DỰNG THẾ HỆ TIẾP NỐI / Gs Hồng Mai
    1. Tầm quan trọng của việc xây dựng thế hệ tiếp nối Sao gọi là thế hệ tiếp nối? Thế hệ có nghĩa là những người cùng một thời, cùng một giai đoạn, một lứa tuổi. Lớp trước sinh ra lớp sau, lớp sau sanh lớp sau kế tiếp. Tiếp nối liền theo sau của lớp trước, tạo thành sự liên tục từ đời này sang đời kia. Thế hệ tiếp nối mang tính liên tục, không gián đoạn, nếu không có thế hệ kế tiếp là bị đứt đoạn một thế hệ, không tiếp tục được sự nghiệp người trước. Người tiếp nối rất quan trọng vì có sự kế thừa, chọn lọc sáng tạo của người sau làm cho gia đình, tổ chức, quốc gia phát triển theo chiều hướng tiến bộ, cho nên việc đào tạo, xây dựng một ý thức hệ là vô cùng quan trọng. Xây dựng hàng ngũ tiếp nối ví như tre già phải có măng tươi tốt, một cánh rừng được thay thế bởi những cây đầy tược mầm non xanh tươi, tràn đầy nhựa sống. Nếu một gia đình không có con cháu kế thừa, gia đình sẽ buồn tẻ lúc tuổi già, thuộc vào nhánh tuyệt diệt trong gia phả của dòng họ.

    THAM LUẬN VỀ HỌC VIỆN CAO ĐÀI / Thiện Chí
    Cách đây đúng 12 năm, thời điểm lịch sử của sự ra đời của Khối Liên Giao các Hôi Thánh Cao Đài. Sở dĩ nói là thời điểm lich sử vì nó đánh dấu môt bước ngoăc dẫn đến nhiều thay đổi tiến bộ trong cuôc phát triển của toàn đạo :

    CÁC VĂN KIỆN “LUẬT ĐẠO”căn bản áp dụng cho Cơ Quan từ khi thành lập CQ: / Thiện Chí
    CÁC VĂN KIỆN “LUẬT ĐẠO”căn bản áp dụng cho Cơ Quan khi thành lập CQ: -Quy Điều Cơ Quan (Thánh dụ Quy điều) tương đương với “Pháp lệnh” hành đạo (hay Hiến pháp) (1966) -Quy Chế Cơ Quan: tương đương với “Hiến Chương” hành đạo áp dụng cho từng nhiệm kỳ 5 năm có thể được bổ sung hoặc tu chỉnh mỗi kỳ Đại hội.

    ĐỒNG TỬ HIEP THIÊN ĐÀI / Thiện Chí
    Trước kia Thầy có dạy : "Đạo còn thì Hiệp Thiên Đài còn.". Quả thật vậy ! Sáu mươi năm Khai đạo có biết bao nhiêu thánh giáo, thánh ngôn, lời tiên, tiếng phật, đến ngày nay các con vẫn còn học hỏi với Thầy qua sự trung gian của đồng tử. Nếu chỉ có bao nhiêu sự việc thì chưa hết ý của Thầy muốn nói gì với các con. Đến một ngày nào Thầy không dùng đồng tử thì Đạo bế sao con ! mà phải hiểu mỗi con đều có một Đài Hiệp Thiên. Nếu con mở được cửa thì thông công được với Thầy khỏi phải qua trung gian của đồng tử, vì trước kia Thầy đã dạy, đã trao chìa khóa cho các con từ buổi sơ Khai Đại Đạo. Nhưng mấy ai giữ được thanh tịnh vô trần trực nhận chân tâm Đại ngã. Bởi vì các con làm chưa được nên Thầy phải cần dùng đồng tử dạy dỗ các con. Đồng tử được chọn bởi còn bẩm chất thuần phác thiêng liêng có đức hi sinh chế ngự cá tính phàm tục thường tình mới có điển lực thông công thượng từng Thiên điển giúp cho các con hoàn thành sứ mạng đã thọ lãnh trước Linh Tiêu.

    HUẤN LỊNH 638 (ngày 30-5 Đinh Hợi) của Đức Hộ Pháp / Thiện Chí
    Tại sao Hội Thánh lại dám mạo hiểm xưng mình là Thánh Thể của Đức Chí Tôn là Đại Từ Phụ, là Thầy của chúng ta ? Thì Chí Tôn đã nói: Người đến giữ lương sanh đặng người có quyền năng hữu hình mà giáo hóa và cứu vớt quần sanh. Ấy vậy Hội Thánh đã đặng mạng lịnh Thiêng Liêng của Người và làm cha làm Thầy cả con của Người. Cái quyền hành ấy cao trọng biết dường nào, chúng ta không cần đề luận. Muốn nắm quyền hành ấy nơi tay, tức phải tỏ ra mình là phẩm giá lương sanh mới đáng. Dầu toàn Hội Thánh hay một phần tử của Hội Thánh, tức là một vị Chức Sắc Thiên Phong cho đồng thể cùng Thần, Thánh, Tiên, Phật mới đáng là hình thể của Người. Nếu để phàm phong thì quả nhiên nhơn loại đã lăng mạ danh thể của Người, ấy là tội Thiên Điều chẳng dể dung thứ. Phẩm Thiên Phong chánh vị còn giữ phàm tánh thì lại lăng mạ danh thể của Người hơn thập bội.

    CẢNH GIÁC VỚI THUYẾT ÂM MƯU / Thiện Chí
    Những năm gần đây, dư luận thế giới rất sôi nỗi về “Thuyết âm mưu”. Những “thế lực” vận dụng thuyết này thâm nhập vào mọi lĩnh vực từ kinh tế, xã hội, chính trị đến tôn giáo có chủ đích gây rối, xuyên tạc mọi định hướng xây dựng phát triển nền văn minh thế giới, đến cả quan điểm lối sống hoàn thiện của cá nhân và xã hội. Trước vấn nạn này, nhiều nhà nghiên cứu chân chính đang báo động: Cảnh giác với “Thuyết âm mưu”.

    BẢN THỂ VÔ CỰC – TỰ THỂ THÁI CỰC / Thiện Chí
    Các Thánh Triết ở Ấn Độ và Trung Hoa, cũng như Do Thái, La Mã, Hy Lạp đều nhận bản thể của vũ trụ là tự tánh hằng hữu, tồn tại bất biến. Tự tánh đó là nguồn sống vô biên, tràn ngập, trở nên thiên sai vạn biệt, muôn hình ngàn trạng. Bản nguyên tự thể đó là tự do, ngoài không gian và thời gian, im lặng, không bị một vật nào câu thúc. Chỉ có đồng nhứt với tự thể đó mới có tự do, mới không còn bị vũ trụ ảo hóa, phỉnh phờ, ám ảnh được.

    BIẾT ĐƯỜNG SINH DIỆT, DIỆT SINH / Thiện Chí
    “Có cái có trong tình tạo hóa, Không là không đạo cả lưu hành, Biết đường sanh diệt, diệt sanh; Hoàn nguyên phản bổn, nhọc nhành chi con ?” (Đức Diêu Trì Kim Mẫu)

    THẦN QUYỀN và TÔN GIÁO CAO ĐÀI / Hồng Hoa
    "Sự tín ngưỡng : Thầy rất mừng các con giờ nầy đến đây, trước vui cùng các con, Thầy ngẫm nghĩ lại các con nơi Trung Quang Thất nầy, một số đông con biết giữ Đạo thờ Thầy. Thầy khen cho, còn một số ít con còn mờ mịt chưa rõ chơn truyền của Đại Đạo. Sự tín ngưỡng các con quen tập theo lề lối cũ, rồi cứ truyền ngôn cho nhau, hoặc là kinh điển, Thầy bật cười... Vì là những sự quá cũ kỹ từ trên mấy thế kỷ. Như Thầy là Ngọc Đế hoặc là Ông Trời, bao trùm khắp thế gian này, như Thích Ca ở Ấn Độ, Lão Tử và Khổng Tử ở Trung Hoa, như Jésus ở Âu Tây, Thầy hỏi những bậc ấy lấy đâu làm căn cứ? …

    Tóc cài hoa sứ / Hồng Hoa
    TÓC CÀI HOA SỨ Mùa Vu Lan thường gọi là Mùa Báo Hiếu. Mùa này thường rộ lên những bài viết, bài thơ với đề tài “BÔNG HỒNG CÀI ÁO”. Những bài này luôn gợi lên tâm thức nhớ ơn tổ tiên cha mẹ. Đây là một truyền thống đạo đức có ính văn hóa rất cao. Nhân mùa Vu Lan Báo Hiếu, các chùa, các thánh thất tổ chức những chương trình cầu siêu cho thân nhân tín hữu quá vãng, kể cả cầu siêu thăng cho vô số chơn linh cõi âm chưa siêu thoát. Trong đạo Cao Đài hầu hết các Thánh thất Thánh tịnh đều tổ chức những buổi cầu siêu suốt tháng 7 gọi là lễ Trung Ngươn Thắng Hội.

    THẦN QUYỀN VÀ ĐẠO CAO ĐÀI / Thiên Chi
    "Sự tín ngưỡng : Thầy rất mừng các con giờ nầy đến đây, trước vui cùng các con, Thầy ngẫm nghĩ lại các con nơi Trung Quang Thất nầy, một số đông con biết giữ Đạo thờ Thầy. Thầy khen cho, còn một số ít con còn mờ mịt chưa rõ chơn truyền của Đại Đạo. Sự tín ngưỡng các con quen tập theo lề lối cũ, rồi cứ truyền ngôn cho nhau, hoặc là kinh điển, Thầy bật cười... Vì là những sự quá cũ kỹ từ trên mấy thế kỷ. Như Thầy là Ngọc Đế hoặc là Ông Trời, bao trùm khắp thế gian này, như Thích Ca ở Ấn Độ, Lão Tử và Khổng Tử ở Trung Hoa, như Jésus ở Âu Tây, Thầy hỏi những bậc ấy lấy đâu làm căn cứ? ………..

    Thập tam ma khuyên đừng lấp lửng,
    Gươm huệ cầm cho vững diệt trừ,
    Tịnh lòng hầu thấy chơn như,
    Thoát trần sẵn có thuyền từ rước đưa.

    Đức Quan Âm Bồ Tát, Liên Hoa Cửu Cung, 03-01 Ất Tỵ, 04-02-1965

    Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


    Hãy gửi góp ý của bạn tại đây