NGHĨ VỀ ĐẤNG CỨU CHUỘC / Thiện Chí
    Vào mùa Giáng sinh năm nay (2013), trong khi khắp nơi đang hướng về kỷ niệm ngày xuống thế của Đức Giê-Xu-Ki-Tô thì được tin Cựu Tổng thống Nelson Mandela của Nam Phi qua đời. Hai sự kiện trùng hợp khiến chúng ta không khỏi suy ngẫm về ảnh hưởng của những nhân vật lịch sử.

    DI SẢN CỦA THƯỢNG ĐẾ / Ban Biên Tập
    Đối với nhân loại, di sản là những gì do lịch sử tiến hóa của loài người để lại, có giá trị duy trì tinh hoa của loài người đồng thời thúc đẩy tiếp tục phát huy những giá trị ấy. Trong lịch sử nhân loại đã bao hàm lịch sử tôn giáo. Thật ra tôn giáo có nguồn gốc từ tín ngưỡng. Người ta thường cho rằng, tín ngưỡng là những niềm tin rất thô sơ, là mặc cảm tự ti giữa thiên nhiên hùng vĩ, là nỗi sợ hãi trước sức mạnh kinh khủng của nó. Suy cho cùng, niềm tin thô sơ ấy là một tâm thức bẩm sinh, có trước khi chào đời. Còn nỗi sợ hãi là cảm tính giữa ngoại cảnh. Cái trước mới là cái di sản vô hình trên đường tiến hóa của vạn vật, nghĩa là chỉ có con người mới có tín ngưỡng.

    ĐỒNG HÀNH CÙNG DÂN TỘC & HỘI NHẬP THẾ GIỚI / Thiện Chí
    Bước qua kỷ nguyên những năm 2000, toàn thế giới trở nên rất sôi nổi với những cuộc vận động HỘI NHẬP QUỐC TẾ và TOÀN CẦU HÓA trên nhiều phương diện. Với những tiến bộ gia tốc của thời đại, thế giới đã trở nên một mặt bằng chung của mọi quốc gia, trong đó những mối quan hệ phức tạp, cọ xát với nhau ngày càng mạnh mẽ, tốc hành, khiến cho không nước nào có thể đơn phương họat động quốc tế bằng kế họach chủ quan của mình. Do đó, học thuyết “hội nhập quốc tế” ra đời, nhằm thành lập các tổ chức tạo điều kiện cho các quốc gia thành viên đồng thuận với nhau trên nhiều lãnh vực để “làm ăn” có hiệu quả và đồng phát triển.

    GIÁ TRỊ DI SẢN ĐA DẠNG TÔN GIÁO QUA GÓC NHÌN TÔN CHỈ MỤC ĐÍCH ĐẠO CAO ĐÀI / Thiện Chí
    Đạo Cao Đài là một tôn giáo nội sinh tại Việt Nam, được khai sáng vào đầu thế kỷ XX gần như đồng thời với một số tôn giáo bản địa khác như Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Hòa Hảo. So với các tôn giáo có bề dầy lịch sử trên thế giới đã du nhập vào Việt Nam, thì đạo Cao Đài là một tôn giáo rất mới (chính thức khai đạo vào năm 1926). Tuy nhiên Cao Đài được tổ chức thành một Giáo Hội hoàn chỉnh nhất trong số các tôn giáo bản địa. Điểm đặc biệt hơn nữa là tuy ra đời sau mà có tôn chỉ thật cụ thể dứt khoát là thừa kế tinh hoa của các tôn giáo lớn trải qua lịch sử. Đó là tôn chỉ “Tam giáo quy nguyên, ngũ chi phục nhất”.

    Giá trị di sản của đa dạng tôn giáo ở Việt Nam / Thiện Chí
    Trước hết, chúng ta có thể mạnh dạn khẳng định thực tế “đa dạng tôn giáo ở Việt Nam”. Những công trình nghiên cứu bối cảnh tôn giáo lịch đại và đương tại ở cả ba Miền Nam Trung Bắc Việt Nam, và qua đề tài này cho phép chúng ta phát biểu như trên. _ Nhất là ở Nam Bộ, các nghiên cứu tôn giáo bản địa như Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Hòa Hảo, Phật giáo Tiểu thừa-Khờme, Thiên Chúa giáo, Tin Lành . . . và Cao Đài cho thấy rất rõ nét tính đa dạng tôn giáo ngay tại miền này .

    TÌM HIỂU LỊCH SỬ DANH HIỆU CỦA ĐỨC MẸ. / Đạt Tường
    Hội Yến Diêu Trì là một trong những sự kiện trọng đại của thời kỳ tiềm ẩn trong lịch sử hình thành Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Tuy nhiên, phần lớn các sử gia Cao Đài chỉ mới chuyển tải được nội dung tổng quát chứ vẫn chưa nhấn mạnh đến vài chi tiết căn bản như danh hiệu chính xác của Đấng Nữ Thiêng Liêng cao cấp gắn liền với sử kiện này là gì... Vì thế với những thông tin đã được phổ biến qua sách báo hay bài thuyết đạo của một số tác giả đã làm cho một số lớn tín hữu Cao Đài chúng ta chưa được cung cấp chi tiết thật sự chính xác theo lịch sử. Chính vì vậy, có một nhầm lẫn khá nghiêm trọng đã xảy ra và kéo dài cho đến hiện nay! Từ sai lệch này đã dẫn đến một vài hệ lụy khác. Để có thể khắc phục phần nào sự cố đáng tiếc này, chúng ta cần lật lại các trang sử và cất công đi tìm những chứng cứ để góp phần điều chỉnh những lệch lạc nhận thức về Đức Chưởng Quản Diêu Trì Cung hầu góp phần gầy dựng việc “thống nhứt tinh thần” cho toàn đạo với sự kiện lịch sử hết sức quan trọng này!

    Từ " Lý sương" đến "Kỳ huyết huyền hoàng" / Ban Biên Tập
    Sáng tinh mơ, khách dạo quanh vườn hoa kiểng, chợt bước vào nếp cỏ xanh, thấy lớp sương còn đọng long lanh giữa tiết Đông giá buốt. Khách thầm nghĩ, nếu như Xuân về muộn, mai nầy sương sẽ đóng băng, tự nhiên cản lối di hành. Ôi ! cái luật dinh hư tiêu trưởng có chờ ai chậm tiến! Bỗng nhớ câu “Lý sương, kiên băng chí” trong quẻ Khôn Kinh Dịch.

    NHẬT KÝ MÙA TU / Huệ Ý
    Mùa tu Thu phân năm Mậu Tý, chúng ta được hướng dẫn về “Rèn tâm vô niệm”. Ngày 19.9.2008. - Vô niệm là sự nghỉ ngơi toàn diện của bộ não, của thân tâm: Bộ não của chúng ta không chỉ có một mà cùng lúc phát nhiều tầng số vô tuyến. Đối với một số người, khi ngủ, bộ não vẫn có thể còn hoạt động : nhìn, nghe, hành động trong giấc mơ, cho nên thức dậy cảm thấy mệt mõi, bần thần, rũ rượi vì có lúc mơ thấy cãi cọ, đánh đấm… Xả cân là vô niệm, là cho bộ não nghỉ ngơi toàn diện nên thân tâm được thanh tịnh, không có một tư tưởng nào được dấy lên, đó là việc làm đầu tiên của hành giả trước khi bước vào công phu.

    VÀI ĐIỂM LÝ THÚ TRONG ĐẠI LỄ KHAI MINH / Đạt Tường
    Đại Lễ Khai Minh Đại Đạo đã diễn ra tại Thiền Lâm Tự - Gò Kén Tây Ninh, sau khi hòan chỉnh ngôi Thánh thất đầu tiên. Khi đó, một đạo sự trọng tâm trong việc “phổ độ” đã diễn ra liên tục hằng đêm tại Thiền Lâm: “Cơ Bút thâu nhận sanh linh … theo Thiên thơ.” - Nhiều người Việt, người Hoa, người Miên, người Pháp, một số dân tộc thiểu số ở miệt biên giới như người Tà Mun v.v… đã được Ơn Trên thâu nhận qua các buổi đàn cơ.

    TỊNH THỦY BÌNH QUAN ÂM BỒ TÁT / Thanh Bình
    ĐỨC QUAN ÂM luôn song hành cùng nhân thế, từ Nhất kỳ, qua Nhị kỳ, đến Tam Kỳ Phổ Độ. Đức Quan Âm Bồ Tát là một vị cổ Phật, thành đạo từ Nhất Kỳ Phổ Độ. Theo Thánh giáo Tam Kỳ Phổ Độ thì Ngài là Từ Hàng Đạo Nhân biến thân từ thời Phong Thần đời nhà Thương, cách nay gần 4000 năm. Ngày nay chúng ta biết đến Ngài do kinh sách Phật giáo lưu lại. Quyền năng vô hạn của Ngài, công đức vô lượng của Ngài được ghi lại ở rất nhiều kinh, qua nhiều sự tích, với nhiều danh hiệu.

    NGƯỜI TU SĨ và BỒ TÁT ĐẠO / Ban Biên Tập
    Bồ Tát Hạnh thể hiện bằng tâm hạnh và công đức, từ lời nói, việc làm, tụng niệm . . . đều luôn luôn hướng về sự lợi lạc bình an cho mọi người dù thân thuộc hay không thân thuộc. Bồ Tát Hạnh chính là tâm tự nguyện hiến dâng của người tu sĩ. Hiến dâng sở năng, sở hữu để đem lại sự an vui, bớt khổ cho nhân sanh, chứ không phải hiến dâng bất cứ điều gì cho các Đấng Thiêng Liêng. Thật ra sở năng, sở hữu của mỗi cá nhân dù tài trí siêu quần, sản nghiệp muôn xe không thể sánh được tứ vô lượng tâm Từ - Bi- Hỉ - Xả. Nên tu sĩ phát tâm hiến dâng để hiến dâng cuộc sống phàm phu hầu quyết chí tu tập đời sống đạo.

    BỒ TÁT TARA ( BỒ TÁT LAKSMINDRA - LOKESVARA) / Trần Thúy Điềm
    Vào năm 875, một vương triều mới xuất hiện tại vương quốc Champa cổ : Vương triều Indrapura, do vua Indravarman II sáng lập. Cùng với sự ra đời của triều đại này là sự phát triển mạnh mẽ của Phật giáo và tôn giáo này đã chiếm ưu thế tuyệt đối ở Champa thay thế cho Siva giáo trước đó.

    Nên Người chẳng phải dễ gì đâu,
    Nên Phật Thánh Tiên lại khó cầu,
    Biết sửa một ly là đắc quả,
    Con ôi Diêu Điện Mẹ đang sầu.

    Đức Diêu Trì Kim Mẫu, Thiên Lý Đàn, 01-02 Mậu Thân, 27-01-1968

    Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


    Hãy gửi góp ý của bạn tại đây