NHO TÔNG VÀ SỨ MẠNG ĐẠI ĐẠO / Thiện Chí
    NHO TÔNG VÀ SỨ MẠNG ĐẠI ĐẠO Đức Chí Tôn khai Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ với tôn chỉ “Tam giáo qui nguyên, ngũ chi phục nhất” và mục đích “Thế đạo đại đồng, thiên đạo giải thoát.” Trong tôn chỉ Đại Đạo, Tam giáo có Nho giáo là đạo trị thế, ứng với thế đạo đại đồng trong mục đích Đại Đạo. Như thế, Nho tông có vai trò rất quan trọng trong sứ mạng Đai ĐạoTam Kỳ Phổ Độ. Điều đó còn được ghi nhận qua sự tôn xưng Đức Khổng Thánh Tiên Sư là “Hưng Nho Thạnh Thế Thiên Tôn” và đường lối “Nho tông chuyển thế” trong Tam Kỳ Phổ Độ (TKPĐ). Vậy, để nhận định đúng mức công năng “chuyển thế” của Nho tông, chúng ta có thể lần lượt tìm hiểu tông chỉ của đạo Nho qua các kinh điển của thánh nhân. Nhằm qui chiếu tông chỉ ấy vào sứ mạng Đại Đạo, ta sẽ khảo sát theo ba góc độ: _Tu thân _Thế đạo _Thiên đạo

    Tổng quan về Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ / CQPTGLĐĐ
    Tổng quan về Đại Đạo tam kỳ phổ độ Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ là đại cuộc cứu độ nhân loại bằng chánh pháp Đại Đạo do Thượng Đế thiết lập vào thời kỳ hạ nguơn nầy. Năm Bính Dần 1926, Đức Chí Tôn sáng lập đạo Cao Đài để khai minh Đại Đạo, tức là dùng một tôn giáo, ứng dụng những quy luật của vũ trụ hay thiên lý, thiên cơ, hầu phổ độ chúng sanh. Thiên cơ là sự vận hành tuần hoàn của Đạo theo luật tuần hoàn “chu nhi phục thỉ” mà Tam kỳ phổ độ ứng với thời sau cùng của cuộc phục thỉ quy nguyên.

    Niết bàn / Hồ Thị Mộng Tuyền
    Niết Bàn là gì? Kinh Niết Bàn dạy: Các phiền não diệt gọi là Niết Bàn, xa lìa các pháp hữu vi cũng gọi là Niết Bàn. Hai chữ Niết Bàn gợi cho ta nhớ lại hình ảnh Đức Phật lúc còn tại tiền, Ngài thọ hưởng cảnh Niết Bàn ngay dưới cội cây Bồ Đề khi đã tận diệt hoàn toàn lòng vị kỷ, vọng tưởng, tham ái. Ngài đã đạt đến trạng thái an định tuyệt đối không còn bị bốn tướng sanh, lão, bịnh, tử chi phối nữa. Đúng thật, Niết Bàn không xa nếu chúng ta sống một đời sống đạo đức, thuần lương, tâm luôn ở trạng thái thanh tịnh, nhẹ nhàng, thanh thoát, không bị chi phối bởi ngoại cảnh tác động. Vậy bất kỳ ai cũng có thể tìm thấy cảnh Niết Bàn nếu chúng ta thực hành đúng theo lời Phật dạy.

    Chánh Phối Sư Hương Bình qui tiên / Ban Biên Tập
    Hội Thánh Cao Đài Ban Chỉnh Đạo đã báo tin Chị Lớn Chánh Phối Sư Hương Bình đã qui tiên. Kính chư hiền, Phái đoàn tang lễ từ Hà Nội sẽ vào Nam vào ngày 26 Âm Lịch. Liên Đài quàng tại ĐẠI ĐỒNG XÃ - HỘI THÁNH BẾN TRE. Ngày 27 Âm Lịch Hội Thánh thực hiện việc di Liên Đài nhập tháp! Kính tường !

    Chữ Tâm là chốn Cao Đài / Quách Hiệp Long
    "Chử TÂM là chốn CAO ĐÀI Không phân tã hửu là ngai Thượng Hoàng." Đó là lời dạy của đức Vạn-Hạnh Thiền-Sư ngày 11-05-1970 Canh Tuất tại Trúc-Lâm Thiền Điện (VN). "Chử Tâm là chốn Cao Đài" có nghĩa là Thượng Đế ngự ở Nội Tâm mổi chúng sinh. Đức Đông Phương Lảo Tổ cũng dạy: "Tâm mình là điện thờ Thầy, Giử cho thanh bạch hằng ngày kỉnh tin."

    Học tu theo tấm gương và lời dạy của Đức Quan Thế Âm / Huệ Ý
    Nhân sinh thành Phật dễ đâu Tu hành có khổ rồi sau mới thành. Hai câu thơ trong thi truyện về cuộc đời của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát vừa mở đầu cũng vừa mang ý nghĩa của một kết luận. Có gì đặc biệt trong cuộc đời của Đức Quán Thế Âm? Chúng ta biết về Đức Quán Thế Âm trong Nhất Kỳ và Nhị Kỳ Phổ Độ là nhờ lời Đức Thích Ca Mâu Ni dạy trong Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Thích Phước Nhơn, Pháp Hoa Yếu Giải, Phổ Quang, 1995..

    Bát Bửu Phật Đài / Thiện Chí St.
    NHÂN MÙA PHẬT ĐẢN, GIỚI THIỆU BÁT BỬU PHẬT ĐÀI Bát Bửu Phật Đài tại Cầu Xáng, khu Lê Minh Xuân, TP. HCM có một lịch sử rất đặc biệt, có mối liên hệ đặc biệt giữa đạo Cao Đài và Phật giáo, tượng trưng cho Cơ Qui nguyên của Đại Đạo. Do cơ duyên huyền diệu, cư sĩ Ngô Chí Bình (sau này nhập môn Cao Đài có thánh danh Thiện Bảo, nguyên Tổng Lý Minh Đạo thứ hai của Cơ Quan PTGL) được cơ bút Ơn Trên hướng dẫn thỉnh đại tượng Đức Thích Ca từ Chùa Xá Lợi (Quận 3 TP.HCM) về an vị tại Bát Bửu Phật Đài.

    Duy tuệ thị nghiệp / Huỳnh Ngọc Chiến
    Tư tưởng Đức Phật như một buổi đại yến tiệc, mà nói như nhà thơ Bùi Giáng, chỉ cần một hạt cơm thừa trên bàn tiệc đó cũng quá đủ để chúng ta thụ dụng suốt bình sinh. Điều đó ta càng dễ dàng cảm nhận khi đi sâu vào thế giới kinh điển Phật giáo. Không cần đến cảnh giới hoành tráng được mô tả trong kinh Hoa Nghiêm hay tư tưởng siêu việt được diễn đạt trong kinh Đại Bát Nhã, vốn là những thứ có thể làm cho những kẻ sơ cơ như chúng ta khiếp hãi, mà ngay những câu kệ đơn giản mộc mạc trong kinh Pháp Cú hay kinh Phật thuyết Bát Đại Nhân Giác cũng khiến chúng ta cảm nhận được chiều sâu thăm thẳm, khi chúng ta đọc những trang kinh đó bằng những suy niệm chân thành. Trong phần cuối của bài kệ thứ ba trong kinh Phật thuyết Bát Đại Nhân Giác, Đức Phật dạy rằng, bậc Bồ tát cần phải: "Thường niệm tri túc, an bần thủ đạo, duy Tuệ thị nghiệp”. (Thường nghĩ đến việc biết đủ, yên trong cảnh nghèo mà giữ đạo, chỉ lấy việc đạt đến tuệ giác làm sự nghiệp đích thực của mình). Kinh Phật thuyết Bát Đại Nhân Giác rất ngắn, chỉ gồm tám bài kệ ngắn nói về tám điều giác ngộ lớn, song chỉ cần một phần của bài kệ thứ ba này cũng đủ làm kim chỉ nam cho những ai thành tâm tu học, muốn đi vào thế giới của Phật đà.

    Kỷ niệm 50 năm ra mắt Hội thánh Tam Quan / Đạt Tường sưu tầm
    Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ được Đức Chí Tôn lập thành vào năm Bính Dần 1926 tại Nam Việt. Trong tình cảnh đất Việt khi đó bị chia cắt làm ba kỳ, miền Trung vẫn thuộc quyền cai trị trực tiếp của Vương triều nhà Nguyễn với quan điểm “Cao Đài bất đắc truyền bá Trung kỳ”. Tuy nhiên, với sự khao khát phổ truyền ánh sáng cứu độ của Đại ân xá kỳ ba đến với đồng bào quê nhà, những đạo hữu Cao Đài đầu tiên có nguyên quán Trung kỳ vẫn đã âm thầm tìm cách mang mối Đạo Trời về quê hương.

    Giáo sư là người dạy dỗ chư tín đồ . . . / Đạt Tường
    Đêm lịch sử Khai Minh Đại Đạo 14 rạng Rằm tháng 10 Bính Dần 1926, Đức Chí Tôn đã Thiên phong phẩm Giáo Sư cho một số vị Nữ và Nam phái, đồng thời cũng Thiên phong Giáo Hữu một số vị nam phái xung phong đi truyền đạo ở Trung kỳ và Bắc kỳ theo lời kêu gọi của Thầy. Ngay đêm sau, Thầy ban cho Pháp Chánh Truyền Cửu Trùng Đài. Trong đó 2 phẩm Giáo Sư và Giáo Hữu có chức năng và nhiệm vụ “dạy dỗ” tín đồ rất rõ nét.

    Nguyên nhân ĐứcThượng Đế khai Đạo tại đất nước Việt Nam / THIỆN CHÍ
    Nhìn lại lịch sử các tôn giáo trên thế giới hơn hai ngàn năm qua, mọi người đều nhận thức rằng đã có nhiều tôn giáo do các bậc Giáo chủ, Thánh nhân sáng lập để giác ngộ nhân sanh ngõ hầu hoàn thiện con người và xã hội. Đến ngày nay các tôn giáo lớn vẫn đang phổ truyền kinh điển và pháp môn tu luyện cho hàng trăm triệu tín đồ. Tuy nhiên, trên thế giới chiến tranh vẫn còn tiếp diễn, bạo lực và tàn sát diệt chủng vẫn còn, nghèo đói , bệnh tật vẫn tràn lan ở nhiều nước trong khi văn minh khoa học đã đạt đến đỉnh cao thời hiện đại. Người ta tự hỏi vai trò của tôn giáo liệu có thể đem lại hòa bình, an lạc, tiến bộ cho nhân loại?

    Hãy giữ cái bất dịch / Đức Diêu Trì Kim Mẫu
    Thềm xuân rực rỡ cánh hoa mai, Giá hạc thừa lương đến cõi này, Thăm viếng con hiền câu đạo lý, Dặn dò trẻ thảo bước trần ai. Giữ lòng thanh tịnh ngừa phong vũ, Dọn đất bồ đề sạch góc gai. Dầu một dầu ba thi ráng đỗ, Tin xuân chờ đợi trước Diêu Đài.

    Đạo có gì đâu, đạo ấy Trời,
    Trời là Tiên Phật, cũng là người,
    Người hay giác ngộ thành Tiên Phật,
    Tiên Phật vọng tâm cũng xuống đời.

    Đức Quan Âm Bồ Tát, Trúc Lâm Thiền Điện, 20-10 Quý Sửu

    Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


    Hãy gửi góp ý của bạn tại đây