Những trọng điểm của Cơ Đạo kỳ Ba / Thiện Chí
    Cách đây hơn 80 năm, Đức Thượng Đế Cao Đài thâu nhận người đệ tử đầu tiên là Ngài Ngô Minh Chiêu vào năm 1921.Tam vị Cao Quỳnh Cư, Phạm Công Tắc, Cao Hoài Sang làm lễ Vọng thiên cầu đạo đêm mùng 1 tháng 11 năm Ất Sửu (16-12-1925), Đức Thượng Đế hạ ngọn linh cơ tại Việt Nam, tức là đã đặt viên gạch đầu tiên cho Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ tại thế gian này. Từ đó, tòa Cao Đài được thiết lập đồng thời được ban trao sứ mạng Tam Kỳ Phổ Độ. Sứ mạng phổ độ nhân sanh kỳ thứ ba này được mệnh danh là sứ mạng Đại Đạo do bởi đặc ân của Thượng Đế dành cho cơ cứu thế Hạ nguơn tức là cơ cứu độ sau cùng trước khi kết thúc một đại chu kỳ vũ trụ.

    Ngày công khai đạo Cao Đài tại Miền Trung / Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài (Nguồn: Tạp chí Cao Đài số 01/2009)
    “Từ đây nòi giống chẳng chia ba, Thầy hiệp các con lại một nhà; Nam, Bắc cùng rồi ra ngoại quốc, Chủ quyền Chơn Đạo một mình Ta!”

    Cao Đài Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi / Ban Quản Lý Tổ Đình Chiếu Minh TTVV
    Tại Thảo Lư: Thánh Đức Tổ Đình. Cao Đài Đại Đạo Chiếu Minh Tam Thanh Vô vi Ngày 15/10 Mậu Tý, nhằm ngày 11/11/2008 Ban Quản Lý Thánh Đức Tổ Đình cử hành lễ an vị Pho Tượng Đức Thầy Trở lại thời gian từ ngày 13/3 năm 1932 Đức Tôn Sư Ngô Minh Chiêu qui liễu đến nay tròn 77 năm. Cũng tại nơi đây Bổn đạo Cao Đài, cử hành tang lễ kim thân đức thầy nhập tháp tại Chiếu Minh Nghĩa Địa. Kể từ đó đến nay 76 năm chưa có đúc tượng chân dung để an vị. - Vì lúc xưa nơi Thảo Lư chỉ làm bằng cây lợp lá đơn sơ để Đức Thầy tạm nghĩ dưỡng bệnh, lúc bấy giờ Đức thầy dạy dùng viết ghi trên vãi để chép những bài thánh giáo giữ y qui cũ khai Đạo kỳ ba do Đức Thầy truyền dạy trong thế kỹ 20. - Chính nơi Thảo Lư Đức Thầy đã ra đi về Tân An và Qui tiên sau khi qua phà Cần Thơ và giữa dòng sông Cửu Long phà Mỹ Thuận. Qua thiên lệnh của Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế: "Giờ này thầy điểm thâm công Ngày sau, con sẽ cởi rồng về nguyên "

    Nhứt điểu phi, vạn điểu tùng / Đức Lý Giáo Tông
    Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Tuất thời, Rằm tháng 2 Đinh Tỵ

    Tự thắp đuốc mà đi / Thiện Quang
    Nguyên lý của thiên đạo giải thoát Bài thuyết minh giáo lý nội bộ tại Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo, 09-05-2009 (15-04 Kỷ Sửu)

    Cao Đài Nhứt Bổn / Ban Biên Tập
    Cao Đài nhứt bổn Từ khi con người có mặt trên địa cầu, điều mong muốn đầu tiên là sự sống, rồi cùng nhau bảo vệ sự sống đó. Lẽ sống là mục tiêu  đơn giản và cấp thiết nhất của con người sơ khai mà tất cả đều cùng hướng đến như một phản xạ tự nhiên. Do đó, con người sống thành quần thể để cùng chống chỏi với thiên nhiên. Trên đà phát triển, quần thể ngày một đông, mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên ngày càng sâu sát và mở rộng. Con người bắt đầu phải đấu tranh trong cuộc sống xã hội hẳn còn đơn sơ, dục vọng và đau khổ bắt đầu nẩy mầm. Sự cố gắng khắc phục sức mạnh thiên nhiên vừa làm cho con người tiến bộ, vừa khiến con người cảm thấy nhỏ bé và yếu đuối giữa trời đất. Trong tiềm thức, con người cảm nhận có những quyền năng vô hình tạo ra sức mạnh thiên nhiên. Từ đó, \\\"xuất hiện\\\" đối tượng thứ ba con người phải hướng tới, đó là thần linh.

    Vũ trụ trong tâm hồn chúng ta / Thiện Quang
    Bài thuyết minh giáo lý nội bộ tại Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo, 01-12 Bính Tý (27-12-2008) Nếu được hỏi rằng 'đâu là vũ trụ?' hầu hết thiên hạ sẽ chỉ tay lên vòm trời mênh mông như một nhà tiên tri Babylone và bảo rằng 'đó là vũ trụ'. Còn nếu được hỏi rằng 'vũ trụ có liên quan gì đến con người?', thì ngoại trừ một số ít sẽ quả quyết như các chiêm tinh gia rằng nó liên quan đến… lá số tử vi, phần còn lại sẽ cho là nó chẳng liên quan gì đến con người hết. Xem ra, mỗi khi nói đến vũ trụ, người ta thường nghĩ đến thế giới của những vì sao trên bầu trời cao thăm thẳm, cứ như đấy là một thứ cõi trên chẳng can hệ gì đến thế giới của chúng ta. Thế nhưng, giáo lý của nền đạo nào trên thế giới cũng chứa đựng một triết luận về vũ trụ. Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, chẳng những vậy, còn đưa hệ thống vũ trụ luận của mình vào khắp các kinh điển, không chỉ Thánh Ngôn Hiệp Tuyển, Đại Thừa Chơn Giáo, Đạo Học Chỉ Nam, hay nhiều kinh điển khác, mà còn đưa vào mỗi bài kinh Thiên Đạo và Thế Đạo. Hơn nữa, trong đạo Cao Đài, vũ trụ lại xuất hiện khắp nơi: trên Thiên bàn, trong kiến trúc thánh thất, trên đạo phục của chức sắc,…

    Pháp điều Tam Kỳ Phổ Độ / Đạt Thông Dương Văn Ngừa
    Trong bài DI LẠC CHƠN KINH mà người tín đồ Cao Đài thường tụng đọc vào các ngày rằm lớn, hay khi cầu siêu cho các vong linh quá vảng. Bài Kinh nầy do Đức Thích Ca Mâu Ni Phật thuyết giảng, có một đoạn như sau: ... " Nhược hữu chúng sanh văn Ngã ưng đương thoát nghiệt, niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, tùng thị Pháp điều Tam Kỳ Phổ Độ, tất đắc giải thoát luân hồi, đắc lộ Đa-la Tam-Diệu Tam-Bồ-Đề thị chi chứng quả Niết Bàn."... Có nghĩa là : Nếu như có ai nghe biết lời nói của Ta, thì tự nhiên thoát khỏi các nghiệp ác, hãy niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, nhìn nhận và tùng theo Pháp điều Tam Kỳ Phổ Độ, ắt được giải thoát khỏi luân hồi đồng thời đắc đạo Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, ấy là chứng được quả vị nơi Cực Lạc Niết Bàn .

    Cầu nguyện hòa bình / Thiện Chí
    Trong đời sống tôn giáo hay trong đời thường, cầu nguyện là hiện tượng rất phổ biến. Vào các dịp lễ lớn, cầu nguyện thường được tổ chức rất trang trọng, nhất là trong giới sinh hoạt tâm linh. Hiểu đơn giản, cầu nguyện là khẩn thiết bày tỏ nguyện vọng của cá nhân hay tập thể trước một chủ thể có quyền lực siêu nhiên để cầu xin được giúp sức thực hiện. Đặc biệt, trong khi bạo lực, chiến tranh ngày càng trở nên ác liệt khắp đó đây trên thế giới, đời sống an bình toàn cầu luôn luôn bị đe dọa; bên cạnh những cuộc vận động hòa bình của các nhà ngọai giao hay hội đoàn phi chính phủ, các tôn giáo, với đức tin và tấm lòng nhân ái cố hữu của mình, thường tổ chức những cuộc cầu nguyện hòa bình. Đức Lão Tổ từng dạy rằng: " Trong lúc tai biến động lọan xáo trộn trên hoàn cầu, là một cơ hội cho đạo hữu phát tâm, gieo tư tưởng sự sống tình thương đến những nơi có tai biến. Kết quả rất lớn mà tiến đạo rất mau. Tu một lúc cũng bằng tu trọn đời. Dầu tu trọn đời mà không gặp cơ duyên, cũng không bằng tu một ngày có cơ hội." Suy ngẫm thánh ý trên đây, nhân ngày lễ Khánh đản của Đức Thái Thượng Đạo Tổ, xin được tham luận đề tài "Cầu nguyện hòa bình".

    Dòng thiên ân / Thiện Chí
    Hôm nay, theo vận số của một năm là thời điểm Hạ nguơn. Thời điểm này được chọn làm ngày Khai Minh Đại Đạo. Điều đó có ý nghĩa rằng Đại Đạo được khai minh trong giai đoạn chót của đại chu kỳ vũ trụ để ban cho nhân loại một đặc ân cuối cùng. Thật ra Đại Đạo vẫn có, hằng có, đã có từ vô thỉ và còn đến vô chung. Công cuộc khai minh là cơ hội mà cái Đức của Đạo được bày ra sáng tỏ nhất, mở ra cho người giác ngộ một dịp may tham dự vào cơ hành tàng của Đạo để tiến hóa nhanh chóng đồng thời chuyển hóa nhanh chóng nhân loại trở về Đạo lý. - Người nhận được ánh sáng Chơn lý của Đạo để hành đạo tự thân gọi là người Thiên ân. - Kẻ phát tâm đem Chơn lý ấy gây ý thức sống đạo cho mọi người gọi là có sứ mạng. Thiên ân và sứ mạng luân động kết thành một đường Đạo tâm sáng ngời càng ngày càng tỏa rộng giữa thế gian khiến cho Đại Đạo được khai minh để dòng Thiên ân tuôn chảy vào chính nơi được khai minh ấy. Do những cảm nhận ấy, trong khung cảnh thiêng liêng hôm nay, chúng ta hãy cùng thấm nhập dòng Thiên ân vi diệu, để ngày mai lại lên đường tiếp nối đuốc khai minh.

    Suy ngẫm đầu Xuân / Thiện Chí
    "XUÂN LÀ CẢNH THIÊN THỜI ĐỊA LỢI, CÓ NHƠN HÒA XUÂN MỚI THÀNH XUÂN" (*) Trong bốn mùa, Xuân được đón chào, ưu đải nhất, bởi vì Xuân hơn hẳn về thiên thời địa lợi. Thiên thời của Xuân là sự khởi đầu thế vận một năm do lý tự nhiên của đất trời phát động đức Nguyên của đạo Kiền. Nguyên là công năng sanh hóa trong vũ trụ, nhờ đó mà trời trong gió mát, hoa cỏ xinh tươi, mùa màng sung túc; việc ấm no không còn tất bật. Nghỉ ngơi tay cuốc tay cày, người người rộn rã chuẩn bị cho lễ hội đầu Xuân. Vậy là thành địa lợi.

    Lịch sử thánh thất Paris / Quách Hiệp Long
    LỊCH SỬ THÁNH THẤT PARIS Ghi lại lịch-sử thành-lập Thánh-Thất Cao-Đài Paris là để tưởng-nhớ đến những người tiền-phong đã không ngại khó-khăn, hy-sinh ngày giờ, công của quyết chí gầy-dựng cơ-sở đạo này. Tục-ngữ Việt-Nam có câu: ‘Ăn trái nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ người đào giếng’. Thực-hiện tài-liệu sử đạo này thiết nghĩ là một việc làm hửu-ích, một bổn-phận của đoàn hậu-tấn, để bày-tỏ lòng biết ơn đối với các bậc Đạo-Trưởng và các bậc đàn anh đã kiên-trì nuôi-dưỡng cơ Đạo từ hơn mười mấy năm qua. Sau đây chúng-tôi xin ghi lại lời tường-thuật của Đạo-Tỹ Diệu-Thê :

    Người giác ngộ vun bồi tánh đạo,
    Bậc nguyên căn hoài bão ý Thiên,
    Vào đời một chí nhẫn kiên,
    Thực thi sứ mạng pháp quyền dựng xây.

    Đức Giáo Tông Đại Đạo, CQPTGL, Rằm tháng Giêng Tân Dậu

    Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


    Hãy gửi góp ý của bạn tại đây