BỒ TÁT TARA ( BỒ TÁT LAKSMINDRA - LOKESVARA) / Trần Thúy Điềm
    Vào năm 875, một vương triều mới xuất hiện tại vương quốc Champa cổ : Vương triều Indrapura, do vua Indravarman II sáng lập. Cùng với sự ra đời của triều đại này là sự phát triển mạnh mẽ của Phật giáo và tôn giáo này đã chiếm ưu thế tuyệt đối ở Champa thay thế cho Siva giáo trước đó.

    Tôn giáo và văn hóa điêu khắc Chăm (Champa) / Ban Biên Tập tổng hợp
    Người Chăm theo hai tôn giáo chính là Bà la môn và Hồi giáo. Trong Hồi giáo lại chia ra Hồi giáo cũ (Bà ni) và Hồi giáo mới (Ixlam). Hai tôn giáo Bà la môn và Hồi giáo tồn tại độc lập, và trải qua quá trình lịch sử, đã hòa nhập với tín ngưỡng bản địa, tạo nên một thứ tôn giáo địa phương. Ngoài ra còn một số ít người Chăm còn theo đạo Công giáo và Tin Lành. Trong quá khứ Phật giáo từng đóng một vị trí khá quan trọng trong đời sống tinh thần của người Chăm, tồn tại và phát triển song song với đạo Bà la môn từ đầu thế kỷ trước công nguyên đến thế kỷ thứ IX

    TÂM VẬT BÌNH HÀNH / Thiện Chí
    Thông thường, khi muốn nói đến một tổng thể bao gồm tất cả Trời đất vạn vật, chúng ta dùng danh từ vũ trụ hay càn khôn thế giới. Nhưng “vũ trụ” và “càn khôn” chỉ gợi cho ta hình ảnh lớn rộng vô cùng, vô biên của không gian mà không nêu lên được chủ thể chứng thực cái vô cùng, vô biên đó. Đạo gia bèn dùng 2 chữ Tâm Vật để chỉ sự biến hiện khôn lường của vạn vật vạn sự trong trạng huống vừa chủ quan, vừa khách quan. Tâm là chủ thể, vật là khách thể; nói nôm na, Tâm vật vừa ám chỉ vũ trụ, vừa xác minh có “con người” chứng minh sự hiện hữu của vũ trụ.

    ĐẢN SINH và PHỤC SINH / Thiện Chí
    Hằng năm, có một trùng hợp khá đặc biệt thuộc về 2 tôn giáo lớn là lễ Đản sinh của Phật giáo vào giữa tháng tư Âm lịch và lễ Phục sinh của Ki-Tô giáo vào giữa tháng tư (hoặc cuối tháng 3) Dương lịch. Đản sinh là ngày sinh của Đức Thích Ca Mâu Ni; Phục sinh là ngày sống lại của Đức Jésus Ki-Tô.

    TỪ TÍN NGƯỠNG & TÔN GIÁO ĐẾN VĂN HÓA / Thiện Chí thuyết minh
    Tín ngưỡng và tôn giáo là những đề tài phong phú xưa nay đã thu hút rất nhiều học giả, nhiều nhà nghiên cứu, triết gia tham khảo, bàn luận trên nhiều khía cạnh, khen có, chê có, bài bác có, tán đồng có. Nhưng các khảo cứu đều nhìn nhận từ khi có loài người, tín ngưỡng đã xuất hiện. Rồi từ tín ngưỡng thành lập tôn giáo. Và trải qua chiều dài lịch sử tiến hóa của nhân loại, qua bao nhiêu cuộc thương hải tang điền, qua các triều đại hưng thịnh suy vong, tín ngưỡng và tôn giáo vẫn tồn tại trong xã hội đến ngày nay.

    KHAI XUÂN TIẾN ĐỨC / Thiện Chí thuyết minh
    Trước Tết nguyên đán, mỗi độ đón chào Xuân mới chúng ta thường nhắc đến phong cách thưởng Xuân Cao Đài. Đó là phong cách bình dị thâm trầm của người học đạo, lấy Tâm Xuân dịu hòa cởi mở để đối đải với khí vận đổi mới hân hoan của người, của cảnh; thay vì đua chen hội hè đình đám. Nay đã vào Xuân, người đời, người đạo đều muốn mở đầu một năm hưng thịnh thành công; nhưng phong cách, phương châm cũng khác. Đời thì thiên về kinh tế thực dụng. Đạo thì hướng đến công đức độ dân. Thế nên, là những người đang dấn bước tu học hay nặng mang sứ mạng đạo nhà, chúng ta hãy cùng nương theo Khí Xuân lập chí tiến đức tu nghiệp.

    TRỞ NGẠI TRONG TU TỊNH (LỜI DẠY CỦA ĐỨC BÁC NHÃ THIỀN SƯ) / Bác Nhã Thiền Sư
    Biết tiềm thức còn chôn đủ nghiệp, Khi móng lên mau kịp ngăn phòng; Ma ngoài hiệp với ma trong, Ngơ đi chớ tưởng lặng lòng quên thân.

    THƯỢNG ĐẾ HIỆN HỮU / Thiện Chí thuyết minh
    “ Thầy mong con biết Thầy hiểu Đạo, Cho thế gian cải tạo thanh bình; Lòng Thầy thương cả chúng sanh, Trong tình Tạo Hóa trong tình thiên nhiên.” [Thiên Lý Đàn, Tuất 14 tháng Giêng Bính Ngũ (4.2.66)

    Chỉ có tâm mới xây nên ngôi tiên vị phật / Ngọc Lịch Nguyệt
    Bần Đạo để ít lời các em cần hiểu. Bần Đạo cũng nhắc lại để các em nhớ, chỉ có tâm mới xây nên ngôi tiên, vị phật, trường sanh bất lão. Hơn nữa, các em nhớ : liều thuốc ngủ không làm cho bịnh nhơn ngũ yên lành vì bịnh tâm tư; đạo không đắc quả cho người trường chay tuyệt dục là do tâm động. Các em hiểu chăng ? Cười…

    LÀM THẾ NÀO ĐỂ KHAI MINH ĐƯỢC ĐẠI ĐẠO? / Thiện Quang
    Nếu có dịp chứng kiến đại lễ Khai Minh Đại Đạo vào năm Bính Dần 1926, có lẽ đại đa số nhân loại đều cho rằng đó là sự ra đời của một tôn giáo. Không ít tín đồ Cao Đài cũng nghĩ rằng đó là lễ ra mắt tôn giáo Cao Đài trước nhân sanh. Nhưng tại sao, trong toàn Đạo – từ các đấng Thiêng Liêng cho đến con người – ngày lễ này lại được gọi là “Khai Minh Đại Đạo” (hay ngắn gọn hơn, “Khai Đạo”), chứ không gọi là “Khai Minh Cao Đài”? Đức Vạn Hạnh Thiền Sư đã dạy: “Người vẫn tưởng Cao Đài - tôn giáo, Nào hay đâu Đại Đạo hoằng dương.” (1)

    KỶ NIỆM LỄ KHAI MINH ĐẠI ĐẠO / Thiện Chí
    Kỷ niệm lễ Khai Minh, Nén hương nguyền lâng lâng tâm đạo, Nhớ người xưa gian khổ theo Thầy hằng chỉ giáo ; Từ rừng già dựng Thánh thất nguy nga, Pháp Chánh Truyền, Tân Luật nêu đuốc sáng Kỳ Ba ;

    ĐỊNH HƯỚNG HỘI NHẬP THỜI ĐẠI CỦA ĐẠO CAO ĐÀI / BAN BIÊN TẬP
    Vậy, để hội nhập thế giới trong kỷ nguyên Tam Kỳ Phổ Độ, người Cao Đài phải nhận định, nắm bắt những chuyển biến hay “bùng nổ” đương đại mà các điểm nhấn thuộc về: _ Khoa học kỹ thuật như truyền thông, giao thông, cơ giới, môi trường . . . _ Văn hóa như các giá trị nhân bản, nhân văn, cộng đồng, văn học, nghệ thuật . . . _ Về tôn giáo như đồng thuận liên tôn, nhập thế và hành đạo thực tiễn vị nhân sanh. . . Như thế, khuynh hướng hội nhập của Cao Đài có ưu thế ở mục tiêu “Thế đạo đại đồng”, nhưng phải hiện đại hóa toàn diện từ định hướng hành đạo, đến kế sách đào tạo, phương pháp, phương tiện phổ truyền giáo lý. . .

    Phổ là rộng khắp cùng thế giới,
    Thông là nguồn suối tới muôn phương,
    Giáo là dạy nẻo chỉ đường,
    Lý là lẽ thật chủ trương thới bình.

    Đức Lý Giáo Tông, 20-5 Ất Tỵ, 19-6-1965

    Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


    Hãy gửi góp ý của bạn tại đây