

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

-
Không thầy đố mày làm nên,
Công danh gặp bước chớ quên ơn thầy.
Yêu kính thầy mới làm thầy,
Những phường bội bạc sau này ra chi.
-
Quán Tự Tại Bồ đề tát dã
Lúc vào sâu Bác nhã Ba la,
Không nhơn không pháp mới là
Phát khai trí huệ vượt qua kia bờ.
Soi năm uẩn như tờ lặng lẽ,
Thấy chơn không thiệt thể nó rồi.
( Như vầy mới đặng thảnh thơi ),
Thoát vòng tai ách , dứt đời long đong.
-
Theo nhiều văn bản của triết học và thần học, hình tròn còn là biểu tượng đặc trưng cho Thượng Đế, đấng tối cao. Trong Phật giáo, ta hay tìm thấy những hình vẽ, hình khắc các vòng tròn đồng tâm. Hình ảnh chúa Kito và các thánh trong thiên Chúa giáo thường có vòng hào quang hình tròn trên đầu. Nhiều nhà triết học đã so sánh tâm hình tròn với hình tròn ấy để nói lên mối quan hệ giữa Thượng đế với vạn vật được sáng tạo
-
Theo Tự Điển Tiếng Việt (1991) của Viện Ngôn Ngữ Hà Nội, Ý thức hệ được định nghĩa như sau:
"Ý thức hệ là hệ thống tư tưởng và quan điểm thường phản ảnh quyền lợi cơ bản khác nhau của các giai cấp, các từng lớp xã hội."
Theo "The American Heritage Illustrated Encyclopedic Dictionary":
"Ý thức hệ là phần trọng tâm hay chính yếu của tư tưởng, phản ảnh các nhu cầu và nguyện vọng của cá nhân, tập thể hay một nền văn hóa."
-
1. Nghiên cứu việc các tín ngưỡng hay tôn giáo chọn CON MẮT để thờ thần, người ta không khỏi ngạc nhiên từ thời Cổ Ai Cập (Predynastic Ancient Egypte 5.000-4.000BC) người Ai Cập xưa từng chọn con mắt làm biểu tượng thờ thần Horus. Thần Horus, theo tôn giáo Cổ Ai Cập là thần của cõi trời (sky god) có quyền năng bảo hộ (protection) và về chiến tranh (being the god of the sun, war and protection) . Đặc biệt, người Ai Cập cho rằng 2 con mắt của thần Horus thuộc về mặt trời (mắt phải) và mặt trăng (mắt trái). Họ đồng hóa mắt phải của Horus với thần mặt trời, thần Ra; và mắt trái với mặt trăng, thần Thoth . Hình tượng Horus trong các đền thờ là một nhân hình có đầu là đầu chim ưng (falcon). Do vậy, 2 con mắt của chim ưng làm tiêu biểu cho mắt thần Horus. Với xác tín này, một con mắt duy nhất đã đươc thiết kế làm biểu tượng chính cho thần Horus, nói lên đầy đủ quyền năng của vị thần là thần lâu đời nhất giữa các thần khác và là “quốc thần”
-
Tiền bối Cao Triều Phát sinh ra trong một gia đình đạo đức, thừa hưởng tính cách nhân hậu của cha mẹ, nhất là của thân phụ là cụ Cao Minh Thạnh. Từ thuở còn thanh niên, cụ Thạnh đã là người của xóm làng. Lãnh trọng trách trong làng, xã, rồi lên huyện, tỉnh, cụ đem sức lực xây dựng quê hương Bạc Liêu. Việc làm lớn nhất là chiêu mộ dân về khai phá, mở mang vùng rừng hoang phía đông tỉnh Bạc Liêu, tổ chức đào kênh đắp lộ, xây dựng nên huyện Vĩnh Châu có kinh tế trù phú, văn hóa phát triển hơn các huyện khác trong tỉnh Bạc Liêu thời bấy giờ.(Sau năm 1975 huyện Vĩnh Châu nhập về tỉnh Sóc Trăng). Chẳng những có công khai phá, xây dựng huyện nhà, mà cụ còn là một viên chức địa phương thanh liêm, giàu lòng nhân ái, hết lòng chăm lo cho người dân còn nhiều khó khăn khi tới vùng đất mới này. Trước năm 1975 trên bản đồ chính thức của tỉnh Bạc Liêu có một con kênh khá dài chạy trên đất Vĩnh Châu mang tên Cao Minh Thạnh, ghi lại công đức người xưa đã góp phần khai sáng nơi đây.
-
Đức Ngọc sanh vào ngày 1.9 Canh Dần (1890) tại Cần Giuộc. Từ nhỏ đến khi trưởng thành Ngài sống cạnh cha (là Ngài Lê Văn Tiểng, một gương đạo hạnh mẫu mực). Đến năm 1908, từ khi Ngài Lê Văn Tiểng xây dựng ngôi Vĩnh Nguyên Tự, người thanh niên 19 tuổi Lê Văn Lịch đã hòa mình hẳn vào môi trường đạo đức. . .
-
Sinh ra trong một gia đình có 7 anh chị em, ông Lê Đình Nghiên thuộc thế hệ thứ ba trong một gia đình có truyền thống nghề tranh ở làng Bình Vọng (Thường Tín, Hà Tây).
-
Sách được chia làm ba phần lần lượt trình bày về ba nền tôn giáo lớn : Nho giáo, Thích giáo, và Lão giáo. Trong mỗi phần, đạo trưởng Huệ Lương đã trình bày sơ lược về thân thế, công nghiệp, đạo nghiệp của các vị giáo chủ như đức Khổng Tử, đức Thích Ca Mâu Ni, đức Lão Tử.
-
Đức tin Cao Đài xác minh vũ trụ tâm linh có những giai tầng tiếp diễn con đường tiến hóa của vạn hữu, mà sự thoát xác vĩnh viễn của con người là một chuyển biến thăng hoa siêu việt. Nếu tâm linh tại thế đã tiến hóa, chủ thể tâm linh xuất thế sẽ tiếp tục tiến hóa cao hơn.
-
Mẹ đến cùng con giữa tiết thu,
Dắt dìu con trẻ thoát mây mù;
Mượn câu đạo lý lời an ủi,
Dụng tiếng yêu vì để khuyến ru.
Minh cảnh con khờ đành lấp bụi,
Đèn tâm trẻ dại để mờ lu;
Hỡi con yêu dấu mau tu tỉnh,
Tiên cảnh quay về chớ viễn du.
-
Xướng :
" Thiều quang vũ trụ ánh muôn màu,
Quyền pháp Tam Kỳ một túi thâu;
Chuốc chén kim tượng cùng thế sự,
Có ai theo Lão đến vườn đào."
Thánh giáo sưu tập 1966 – 1967 Saigon 1968 tr.130

ALBUM:
Bát Tiên
Bát Tiên là 8 vị Tiên ở 8 động đá của núi Bồng Lai trên đảo Bồng Lai nơi cõi Thiêng liêng.
Bát Tiên gồm 8 vị Tiên kể tên ra sau đây:
1. Lý Thiết Quày. (Thiết Quày hay Thiết Quải là cây gậy sắt) nhưng thường gọi là Lý Thiết Quả.
2. Lam Thể Hòa
3. Lữ Ðộng Tân, (Ðộng là cái hang núi) nhưng thường gọi là Lữ Ðồng Tân.
4. Hà Tiên Cô
5. Tào Quốc Cựu
6. Trương Quả Lão
7. Hớn Chung Ly.
8. Hàn Tương Tử.

ALBUM:
Lễ Khánh Đán Đức Ngô Minh Chiêu
Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi (Cần Thơ) long trọng tổ chức Lễ Khánh Đán Đức Ngô Minh Chiêu các ngày 12, 13 tháng 3 năm Tân Mão (14,15 - 4 -2011). các Hội Thánh, Thánh thất, Thánh tịnh, các Đàn Chiếu Minh đến dự rất đông đủ để tưởng niệm người đệ tử đầu tiên của Đức Chí Tôn Cao Đài đồng thời là Tôn Sư sáng lập Pháp môn tâm truyền Chiếu Minh Vô Vi.

ALBUM:
Lễ Kỷ niệm Khánh đản Đức Thái Thượng Đạo Tổ tại Cơ Quan PTGL
Ngày Rằm tháng 2 năm Tân Mão, (19-3-2011), Cơ Quan PTGL cũng như toàn Đạo Cao Đài thiết lễ Kỷ niệm Khánh đản Đức Thái Thượng Đạo Tổ rất long trọng

ALBUM:
ĐẠI HỘI THƯỜNG NIÊN CQPTGL NĂM TÂN MÃO 2011
Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo tổ chức Đại Hội Thường Niên Năm Tân Mão 2011 vào 2 ngày 14-15 tháng 2 Tân Mão (18-19/3/2011), tổng kết hoạt động hành đạo năm 2010 và đề ra kế hoạch hành đạo năm 2011

ALBUM:
Giao lưu các Hội Thánh Cao Đài và các tổ chức đạo trong ĐĐTKPĐ
Hai ngày 13-14 tháng 2 năm Tân Mão (17-18 - 2011), các Hội Thánh Cao Đài và các Tổ chức đạo trong ĐĐTKPĐ, đã họp mặt giao lưu, tham luận giáo lý tại Hội thánh Cao Đài Bạch Y (Rạch giá, Kiên Giang), bao gồm 21 thánh sở, trong tinh thần hòa ái, chung lo sứ mạng Đại Đạo.

ALBUM:
LIÊN HOAN TẤT NIÊN CQPTGL-MỪNG XUÂN TÂN MÃO
Đại gia đình CQPTGL ĐẠI ĐẠO lên hoan Tất Niên vào ngày 27 - tháng Chạp- Canh Dần, chào mừng Xuân Tân Mão 2011 tại Hội trường Cơ Quan. Các em TTN và thiếu nhi đã trình diễn nhiều tiết mục văn nghệ vui tươi và có ý nghĩa . . . Các vị lãnh đạo Cơ Quan, Nữ Chung Hòa cùng nhân viên các cấp và gia đình đã đến dự rất đông đảo.

ALBUM:
CÁC HỘI THÁNH CHÚC XUÂN TÂN MÃO
Trong những ngày giáp Tết Tân Mão 22- 24 -25-26 tháng Chạp Canh Dần, các Hội Thánh Cao Đài, Minh Lý Đạo, Minh Sư Quang Nam Phật Đường, Cơ Quan PTGL đã phối hợp đi Chúc Xuân Tân Mão tại trụ sở các Ban Đại Diện các Hội Thánh, các Tôn giáo bạn tại TP.HCM . . .

ALBUM:
Lễ Trí Thạch Thánh thất Trung Nghĩa (Hội Thánh Truyền Giáo)
Một vài hình ảnh trong ngày lễ trí thạch tại Thánh thất Trung Nghĩa (Bà Rịa - Vũng Tàu)

ALBUM:
Lễ Giáng Sinh Tại Thánh thất Bàu Sen 24-12-2010
Các hình ảnh lưu niệm một mùa Giáng sinh an lành, hạnh phúc, hòa đồng tôn giáo.

ALBUM:
LỄ HIẾN DÂNG CỦA TU SINH TẠI CƠ QUAN PHỔ THÔNG GIÁO LÝ ĐẠI ĐẠO
Tập Đoàn Giáo Sĩ CQPTGL đã tổ chức lễ Hiến dâng rất long trọng tại Bửu Điện Cơ Quan vào giờ Ngọ ngày Rằm tháng 10 Canh Dần (20-11-2010) theo Thánh lịnh của Ơn Trên

ALBUM:
Đền Đô (Đền Lý Bát Đế)
Đền Đô tức Đền Lý Bát Đế tại Bắc Ninh, miền Bắc Việt Nam, là nơi thờ Tám vị vua Nhà Lý. Hằng năm tại đây đều tổ chức lễ hội rất trang trọng, hoành tráng với nhiều hoạt cảnh truyền thống dân tộc độc đáo.