Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
Có thể bạn chưa xem qua
  • ĐỒNG NGUYÊN VẠN GIÁO / Đức Vạn Hạnh Thiền Sư

    VẠN HẠNH THIỀN SƯ, Bần Tăng chào mừng chư hiền đệ hiền muội lưỡng ban đàn nội.

    THI

    Chuỗi dài ý hệ cõi Nam Giao,
    Thích, Đạo, Nho tông những sắc màu,
    Đã có trường thi Tam Giáo trước,
    Nhịp đầu để nối nhịp theo sau.


  • Hằng ngày ở nhà, mỗi khi bận việc, má thường bảo tôi thay má châm nước cúng Thầy. Nhờ vậy mà lên tám, lên chín, tôi đã thuộc nằm lòng tất cả các bài kinh Thiên đạo cúng tứ thời mặc dù không hiểu nghĩa lý chi cả.


  • Thần Tiên Diệu Bút / Đạt Tường

    Lâu nay chúng ta nghe nói đến hình thức "Quán thủ", nghĩa là cứ lấy chữ đầu của mỗi câu trong thi bài mà ráp lại. Nếu lần lượt ráp từ trên xuống dưới được gọi là "Quán Thủ thuận".


  • Mộ Cô Chín / Triều Liên

    Có một lần, tôi cùng một người bạn đạo về dự lễ Trung Thu Hội Yến Diêu Trì tại Tòa Thánh Tây Ninh, tôi được nghe giới thiệu về bức tượng " Đức Mẹ và Cửu vị Tiên Nương" thờ nơi bửu điện, trong đó có hai vị trước kia có xác phàm ở Việt Nam, là Thất Nương Vương Thị Lễ và Cửu Nương Cao Thoại Kiết.. . .


  • Bản dịch Pháp văn thánh giáo Đức Động Phương Chưởng Quản / Thánh giáo Đức Đông Phương Chưởng Quản-Quách Hiệp Long dịch Pháp văn

    TRÚC LÂM THIỀN ĐIỆN Ngọ thời 18 tháng 7 Kỷ Dậu (30/8/1969)
    (Bộ Phận Hiệp Thiên Đài Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý)


  • DẩN NHậP

    Hạnh nguyện của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát là :

    " Trần gian vạn khổ còn kia,

    Lòng người Bồ Tát đâu lìa chúng sanh"

    Đức Bồ Tát dạy : "Chư hiền đệ, hiền muội phải hiểu:

    -  con đường mình đang đi phải đi về đâu,

    -  đi đến chỗ nào duy nhứt,

    -  rồi sẽ định việc làm.

    -  Trước khi làm phải hiểu việc làm thế nào cho hợp tình hợp lý, có nghĩa, có nhân.

    Được như vậy mới dám hy sinh mọi mặt, mới có can đảm vượt qua mọi chướng ngại"

    Qua lời dạy này Đức Bồ Tát muốn chúng ta phải biết Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ đưa chúng ta đi đến đâu, và bằng cách nào để đi được tới nơi ? Mục đích, tôn chỉ, lập trường của Đại Đạo là giải đáp cho hai vấn đề trên.


  • Hai chữ “giao lưu” đem lại ấn tượng về những mối quan hệ đa phương nhắm đến sự thông cảm, hiểu biết, hợp tác với nhau giữa các thành phần xã hội, giữa các thế hệ, giữa các đoàn thể trong nước hay quốc tế.

    Trong thời đại hiện nay, những tiến bộ không ngừng về giao thông, truyền thông đã làm nở rộ phong trào giao lưu trên toàn thế giới. Xu thế đó phù hợp với văn minh thời đại, với kỳ vọng sống chung hòa bình và tiến bộ của các dân tộc trên thế giới.


  • Trong quá trình phát triển theo thời gian, hầu như không có tôn giáo nào thoát khỏi tệ nạn phân hóa. Tuy nhiên, có tôn giáo phân hóa trong hòa bình, như đạo Phật chẳng hạn cũng có sự phân hoá nhưng không có sự cực đoan (Đại Thừa, Tiểu Thừa Nam Tông Bắc Tông không bao giờ chém giết nhau). Trái lại, hầu hết các đạo độc thần đã đi đến sự phân hóa sau các cuộc xung đột gay gắt và luôn luôn kéo theo các cuộc "thánh chiến" đẫm máu trong nhiều thế kỷ. Điển hình là sự phân hóa củaThiên chúa Giáo La Mã:Thiên chúa Giáo Đông Âu tách rời năm 1052 để biến thành Chính Thống Giáo, Công Giáo Anh ly khai trong thế kỷ 16 biến thành Anh Giáo và phong trào cải cách tôn giáo do Luther khởi xướng vào đầu thế kỷ 16 cũng đưa đến sự ly khai khỏi Thiên chúa Giáo La Mã để hình thành các giáo phái Tin Lành. Tất cả các tôn giáo và giáo phái ly khai đều bị Thiên chúa Giáo dùng sức mạnh quân sự đàn áp trong máu lửa.


  • Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ được Đức Chí Tôn lập thành vào năm Bính Dần 1926 tại Nam Việt. Trong tình cảnh đất Việt khi đó bị chia cắt làm ba kỳ, miền Trung vẫn thuộc quyền cai trị trực tiếp của Vương triều nhà Nguyễn với quan điểm “Cao Đài bất đắc truyền bá Trung kỳ”. Tuy nhiên, với sự khao khát phổ truyền ánh sáng cứu độ của Đại ân xá kỳ ba đến với đồng bào quê nhà, những đạo hữu Cao Đài đầu tiên có nguyên quán Trung kỳ vẫn đã âm thầm tìm cách mang mối Đạo Trời về quê hương.


  • Nhân lễ Kỷ niệm Khánh đản Đức Thái Thượng Đạo Tổ vào ngày Rằm tháng 2 năm Đinh Dậu, một trongTam giáo ĐạoTổ, công đức vô biên thời Tam Kỳ Phổ Độ, xin được giới thiệu cùng chư đạo hữu đề tài ĐỨC THÁI THƯỢNG ĐẠO TỔ và ĐẠO ĐỨC TIÊN GIA.


  • Người tín đồ Cao Đài hàng ngày bắt đầu thời cúng của mình bằng bài kinh Niệm Hương với hai câu đầu: “Đạo gốc bởi lòng thành tín hiệp. Lòng nương nhang khói tiếp truyền ra…”, sau đó tụng đến bài Khai Kinh: “Biển trần khổ vơi vơi trời nước…”.
    Có thể nói, tất cả tín đồ Cao Đài đều thuộc nằm lòng hai bài kinh này, nhưng cũng có thể
    nói, ít người biết rằng hai bài kinh trên có gốc từ chi đạo Minh Lý (Tam Tông Miếu)1


  • ĐẠI BI CHÚ / Phatviet.com

    Ý NGHĨA THẦN CHÚ ĐẠI BI

    Thời Phật còn tại thế, ở núi Bồ đà lặc ca, tại đạo tràng Bảo trang ghiêm cùng hàng tam thừa bát bộ và chư thần vân tập đông đủ, ngài Quán thế âm bí mật phóng hào quang soi khắp mười phương quốc độ, Ngài chấp tay bạch rằng:
    " Bạch Đức Thế Tôn, con có thần chú bí mật muốn nói cho mọi người biết để trì tụng cho thân tâm được an lạc, không tật bệnh, sống lâu nhiều phước lộc. Thần chú này có công năng dứt trừ các tội ác và cầu mong gì thì như ý muốn."
    Đức Phật chấp nhận cho ngài Quán thế âm được trình bày thần chú của mình. Ngài bạch Phật rằng:
    "Thời quá khứ trải qua vô lượng ức kiếp có đức Phật xuất thế, hiệu Thiện Quang vương Tịnh trú Như lai, vì con mà nói thần chú Đại bi. Thuở ấy, con đang ở quả vị sơ địa mà một lần nghe thần chú Đại bi, con liền đạt đến quả vị thứ tám. Con phát đại nguyện: "Nếu thần chú này làm cho chúng sanh đời sau có sự ích lợi to lớn thì phải khiến thân con có ngàn cánh tay và ngàn con mắt".
    Nguyện như vậy rồi, quả thật thân con có ngàn cánh tay và ngàn con mắt, tha thứ vang động. Các đức Phật phóng hào quang chiếu nơi thân con. Hào quang cùng chiếu vô biên thế giới.


    Người bạn biết bay

    Nhạc và lời: Trần Bửu Long

    Con có người bạn biết bay là tiếng chuông tiếng chuông tiếng chuông ở trong thánh đường. Khi con đọc kinh tiếng chuông chìa đôi cánh chở con thăm thiên đường. Gió lồng lộng bên tai ngắm Phật ngắm Tiên không muốn quay trở về.


    Em đi trên con đường

    Nhạc và lời: TRẦN BỬU LONG

    Vui hát trong câu ca là la la la. Đôi bướm vui tung tăng lượn trong muôn hoa. Đường về Đài Cao đường chung của muôn nhà. Mình cùng vang ca quên mất đường xa.

    Nâng bước chân em đi đường xa xa ơi. Vang tiếng vang em ca về trao muôn nơi. Ngày này học Đạo Cao ngày sau sẽ giúp đời. Chờ bình minh lên tung cánh ngàn khơi.


    Dưới bóng cờ Đại Đạo

    Nhạc và lời: Thiện Quang

    Dưới bóng cờ Đại Đạo, một bóng cờ Đại Đạo,
    Là Việt nam, ta chung dòng máu; Nam Bắc Trung, chỉ một Đài Cao.
    Đem đạo ra chúng sinh, Một non sông một nghĩa tình,
    Cao Đài vẫn chung gia đình, Về đây với màu áo trắng;
    Chung cùng một ước mơ, Một tâm tư một bóng cờ,
    Cao Đài quyết tâm phụng thờ, Kỳ ba nhân thế mong chờ.

    Hò lơ hó lơ hó lơ.
    Sáng muôn phương! Ánh đạo quê hương!
    Chợt nhớ bao người trải nắng dầm sương
    dâng hiến cuộc đời để cờ cứu độ tung bay,
    đất nước ngàn năm vọng vang tiếng kinh Cao Đài.

    Đạo gốc bởi nơi tấm lòng tín thành hiệp hòa,
    Dẫu nắng dẫu mưa đức tin càng thêm thiết tha,
    Khí phách Tiền giang như Thái sơn một thời khai phá,
    Áo trắng Hậu giang như mây trời vạn thuở không nhòa.

    Rực sáng khắp trời Đông, Ánh Đạo từ đất Lạc Long,
    Trăm năm khéo bận lòng, Thế gian là sắc là không;
    Tâm chí đại đồng cũng là tấm tình non sông,
    Cứu thế kỳ ba hạ nguơn xứng danh Tiên Rồng.

    Ôi non linh nước thiêng, Chừ ai con Rồng cháu Tiên,
    Kỳ ba chấn hưng chân truyền, Cho hiển vinh ngàn năm văn hiến;
    Đây Trung Châu núi sông, Trường Sơn bên bờ biển Đông,
    Trời Nam đắp xây đại đồng, Để năm châu cùng hưởng ân hồng.

    Khoan hỡi khoan khoan hò.
    Có ai về, ai về miền Trung nước tôi,
    Để nghe câu kinh tứ thời núi sông bồi hồi.
    Cờ Đạo in bóng trong lòng đất,
    cờ Đạo in bóng trong hồn nước,
    Để xây thánh đường, ngôi thánh đường nội tâm thế nhân.

    Đem thương yêu đắp xây nhân hòa,
    đem trung kiên đắp xây bửu tòa,
    Cho Đông Tây Bắc Nam chung tình,
    Cho năm châu, bốn phương thái bình,

    Ôi Việt nam gấm hoa, Này Nam quan này Bắc hà,
    Dốc lòng phát huy đạo nhà, Kỳ ba dưới đại ân xá;
    Khai nguồn mạch Thánh Tâm, Kìa Giao Châu Đạo khởi mầm, Kiếp người nổi trôi thăng trầm, Trời đêm thắp ánh trăng rằm.

    Tuyết sương đã phủ đầu non, sương tuyết đầu non (ối a đầu non); Hiên tây gió lạnh từng cơn, bóng trăng đã tròn (ối a trăng tròn);
    Thế trần giữa thời Hạ nguơn, muôn lối ngược xuôi biết đâu dại khôn? Ngọc Kinh ai nhớ lối về, lối về cung son (ối a cung son).

    Bước chân sứ mạng đường xa, chân bước đường xa (ối a đường xa); Thương nhau, gắng lòng cùng nhau đắp xây nhân hòa (ối a nhân hoà);
    Bóng cờ cứu độ kỳ ba đưa bước vạn linh đến bên Trời Cha; Dụng cơ thánh đức thái hòa, trẩy hội Long Hoa (ối a Long Hoa).

    Chung nhau muôn cánh tay, Đài Cao ta cùng đắp xây,
    Việt Nam sáng danh đạo Thầy, Giương khắp nơi ngọn cờ nhân ái;
    Bao la trên ngũ châu, Dù Đông Tây dù Á Âu,
    Tình thương trải ra hoàn cầu, Để nhân tâm rực ánh đạo mầu.

    Dưới bóng cờ Đại Đạo, một bóng cờ Đại Đạo,
    Đường kỳ ba quy nguyên tam giáo,
    hiệp ngũ chi chung một Đài Cao.
    Dưới bóng cờ Đại Đạo, một bóng cờ Đại Đạo,
    Cả quê hương chung màu áo, cả nhân loại cùng Đài Cao;
    Cả quê hương chung màu áo, cả nhân loại cùng Đài Cao; nhân loại cùng Đài Cao.


    Chúng ta là nhân loại

    Nhạc và lời: Võ Thành Văn (1985)

    Tuổi xuân ơi, nhiệt huyết đang dâng trào,
    vì ngày mai, hãy đứng bên nhau,
    Dù nơi đâu, tuổi xuân khắp năm châu,
    xin bắt chung nhịp cầu, hàn gắn tình nhân loại.
    Đến với nhau, vượt trùng khơi ngăn cách.
    Xóa tan biên cương, vượt qua muôn oán thù.
    Kết liên lòng người, này tình thương Chí Tôn,
    Mang đi muôn phương, sưởi ấm muôn tâm hồn.
    Bạn tôi ơi, ta là nhân loại!
    Vàng, đen, trắng, vẫn anh em cùng Cha.
    Nào, chung tay xây dựng nhân hòa!
    Cùng thế giới, là cùng mái nhà.
    Bạn năm châu, đâu còn xa lạ.
    Ngàn ngôn ngữ, hãy ca chung bài ca.
    Tuổi xuân ơi, gió lộng chân trời
    Bắt tay nhau đi, tình bạn đón mời.


    Trên đường dài con đi

    Trên đường dài con đi, muôn ngàn hoa nở rộ.
    Trên đường dài con đi, Thiên thần du dương hát.
    Mẹ ơi Mẹ, Mẹ dẫn bước con đi.
    Mẹ ơi Mẹ, Mẹ tiếp sức con đi.


    Tình mẹ

    Cây trên rừng, có bao nhiêu lá, Mẹ thương con kể đã nhiều hơn. Nước trên nguồn, chảy bao nhiêu giọt, hồng ân Mẹ nhiều hơn.


    Giọt tình thương

    Con xin cúi đầu trước tình thương bao la của Đức Mẹ kính yêu. Con xin làm giọt tình thương trong mắt Mẹ - đại dương.
    Ca sĩ:Trọng Nghĩa


    Lý về nguồn

    Hò ơi... Gặp mối chơn truyền, đời có mấy người đâu.
    Sương trắng mái đầu, thời gian như bóng câu.
    Tháng năm chẳng chờ, những ai hững hờ.
    Long Hoa vẫn mở khoa kỳ nơi thế gian.
    ....

    Đã mang nợ non sông, há đi về tay không?
    Chút cơ nghiệp Tiên Rồng, đạo Trời in bóng... hò ơi, Điểm tô tòa Cao Đài, để dân Việt nhớ hoài, sứ mạng độ nhân loài.


    Lá cờ Đạo

    Màu vàng, màu xanh, màu đỏ - ngọn cờ Đại Đạo Cao Đài.
    Giữa bầu trời cao lộng gió, lá cờ tung bay, tung bay.
    Màu vàng là màu Phật giáo.
    Màu xanh là màu đạo Tiên,
    Màu đỏ là màu Nho giáo,
    Cả ba màu Tam giáo quy nguyên.


    Bóng đò Bát Nhã

    "Non linh đất thánh trời xuân,
    Đường trần bao dấu chơn quân lạc loài;
    Lộc Trời đã giữ trong tay,
    Đạo Trời vun quén ngày ngày cho xinh."

    Đức Lý Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo, Minh Đức Tu Viện, Tuất thời, 25-01 Giáp Dần (16-2-1974)


    Tâm con vốn bửu tòa Thầy ngự,
    Hãy giúp người gìn giữ Thiên cơ,
    Hoằng khai Đại Đạo Tam Kỳ,
    Công bình, bác ái, từ bi đứng đầu.

    Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế, CQPTGL, Rằm tháng 10 Quý Sửu

    Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


    Hãy gửi góp ý của bạn tại đây