NHỨT NGUYỆN ĐẠI ĐẠO HOẰNG KHAI /
. . .Đại Đạo nói đây là “Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ”. Chính danh hiệu rất hàm súc, rất phổ quát này, cùng với Mục đích “Thế đạo đại đồng, Thiên đạo giải thoát” và Tôn chỉ “Tam giáo qui nguyên, ngũ chi phục nhứt” đã đặt lên vai người tín hữu Cao Đài một sứ mạng trọng đại nên phải luôn luôn tâm nguyện “hoằng khai Đại Đạo”. Đó là chí hướng, là tâm nguyện, nhưng muốn thực hiện được tâm nguyện trên thực tế, người tín hữu Cao Đài không thể cầu nguyện suông, mà phải dựa vào nền Giáo lý Đại Đạo, nêu lên 3 điều kiện hay 3 tiêu chuẩn then chốt:
. . .Đại Đạo nói đây là “Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ”. Chính danh hiệu rất hàm súc, rất phổ quát này, cùng với Mục đích “Thế đạo đại đồng, Thiên đạo giải thoát” và Tôn chỉ “Tam giáo qui nguyên, ngũ chi phục nhứt” đã đặt lên vai người tín hữu Cao Đài một sứ mạng trọng đại nên phải luôn luôn tâm nguyện “hoằng khai Đại Đạo”. Đó là chí hướng, là tâm nguyện, nhưng muốn thực hiện được tâm nguyện trên thực tế, người tín hữu Cao Đài không thể cầu nguyện suông, mà phải dựa vào nền Giáo lý Đại Đạo, nêu lên 3 điều kiện hay 3 tiêu chuẩn then chốt:
Quán niệm về Tâm /
Ngài Bác Nhã Thiền Sư trong bài Chánh Pháp Nhãn Tạng – Niết Bàn Diệu Tâm đã cho chúng ta biết có bốn loại Tâm là Duyên Lự Tâm, , Tư Lương Tâm, Tích Tập Tâm và Kiến Thật Tâm hay Thể Tánh Thường Trụ. Tuy nói bốn, chớ kỳ thật cũng có một Tâm mà thôi. Đại lược cho ta thấy sự động tịnh của Tâm, Thánh Phàm của nó.Thể của Tâm ví như tánh “ướt”, Tướng của Tâm ví như nước lưu chuyển, Dụng của Tâm như sóng gió, sông ngòi, rong rêu, tôm cá, cù lao, bọt sóng. Tâm là một biển thức, sóng nổi cuồn cuộn, ầm ỉ đêm ngày là do gió “nghiệp” khởi lên. Gió là vô minh, sóng là nghiệp thức. Phá vô minh thì mọi sự an lành, mà phá được vô minh, trừ khi Bác Nhã không còn phương nào khác. “Bác Nhã là gì ? Là “Giác”.
Ngài Bác Nhã Thiền Sư trong bài Chánh Pháp Nhãn Tạng – Niết Bàn Diệu Tâm đã cho chúng ta biết có bốn loại Tâm là Duyên Lự Tâm, , Tư Lương Tâm, Tích Tập Tâm và Kiến Thật Tâm hay Thể Tánh Thường Trụ. Tuy nói bốn, chớ kỳ thật cũng có một Tâm mà thôi. Đại lược cho ta thấy sự động tịnh của Tâm, Thánh Phàm của nó.Thể của Tâm ví như tánh “ướt”, Tướng của Tâm ví như nước lưu chuyển, Dụng của Tâm như sóng gió, sông ngòi, rong rêu, tôm cá, cù lao, bọt sóng. Tâm là một biển thức, sóng nổi cuồn cuộn, ầm ỉ đêm ngày là do gió “nghiệp” khởi lên. Gió là vô minh, sóng là nghiệp thức. Phá vô minh thì mọi sự an lành, mà phá được vô minh, trừ khi Bác Nhã không còn phương nào khác. “Bác Nhã là gì ? Là “Giác”.
Chiến thắng vạn quân không bằng . . . /
Đức Vạn Hạnh Thiền Sư cũng có lần dạy về sự thắng và thua trong kiếp người: Một người tướng có thể cầm binh thắng năm mười trận, nhưng họ vẫn thua khi trở về gia đình bị lụy vì tình, làm khổ vợ khổ con. Một nhà ngoại giao có thể thắng nhiều nước cờ trên trường quốc tế, nhưng khi không dằn cơn nóng giận, họ sẽ thua một đứa nhỏ đánh giày. Một quan tể tướng trong triều đình, họ có thể thắng hằng ngày trên trường quốc sự, nhưng nếu họ vô độ lượng trong lúc vui say tửu nhục, họ cũng phải thua nửa lít nước trong. Trong giới tu hành cũng thế. Một người giáo sĩ truyền đạo, có thể hùng biện diễn thuyết thắng thế trước muôn người, nhưng họ đành phải thua một phút nổi sân buông lời khiếm nhã. Một người chức sắc hoặc một đạo hữu có thể thắng trên mọi lãnh vực trường đời, nhưng họ không thắng nổi được nội tâm mỗi khi tham dục loạn động, đó là thua.
Đức Vạn Hạnh Thiền Sư cũng có lần dạy về sự thắng và thua trong kiếp người: Một người tướng có thể cầm binh thắng năm mười trận, nhưng họ vẫn thua khi trở về gia đình bị lụy vì tình, làm khổ vợ khổ con. Một nhà ngoại giao có thể thắng nhiều nước cờ trên trường quốc tế, nhưng khi không dằn cơn nóng giận, họ sẽ thua một đứa nhỏ đánh giày. Một quan tể tướng trong triều đình, họ có thể thắng hằng ngày trên trường quốc sự, nhưng nếu họ vô độ lượng trong lúc vui say tửu nhục, họ cũng phải thua nửa lít nước trong. Trong giới tu hành cũng thế. Một người giáo sĩ truyền đạo, có thể hùng biện diễn thuyết thắng thế trước muôn người, nhưng họ đành phải thua một phút nổi sân buông lời khiếm nhã. Một người chức sắc hoặc một đạo hữu có thể thắng trên mọi lãnh vực trường đời, nhưng họ không thắng nổi được nội tâm mỗi khi tham dục loạn động, đó là thua.
Vào đời độ chúng lập công . . . /
Phật Tiên Thần Thánh rộn ràng, Đồng vâng ngọc sắc cứu an cõi trần. Hiện diện trên cõi trần này, con người cũng đã trải qua nhiều kiếp. Trả hết nợ từ vô lượng kiếp, chúng ta mới có thể trở về. Đạo Thầy mở cơ tận độ, chỉ tu một kiếp được đắc vị, gọi là ”Tu nhứt kiếp, ngộ nhứt thời”. Cõi Thiêng Liêng không phải là nơi ở của những con người còn nặng nợ. Nhưng làm sao trả hết nợ chỉ trong một kiếp đời ngắn ngủi. Con người sẽ không chịu nỗi cảnh nghiệp quả dồn dập. Do đó, nếu không có Đại Ân Xá, các nguyên nhân khó trở về. Tân Pháp Cao Đài chỉ rõ: Nếu công quả là để giải trừ nghiệp quả, và cũng là đường dẫn đến Bạch Ngọc Kinh, thì công trình là chìa khoá mở cửa Bạch Ngọc Kinh và ngôi vị của chúng ta do phần công phu tu luyện vậy.
Phật Tiên Thần Thánh rộn ràng, Đồng vâng ngọc sắc cứu an cõi trần. Hiện diện trên cõi trần này, con người cũng đã trải qua nhiều kiếp. Trả hết nợ từ vô lượng kiếp, chúng ta mới có thể trở về. Đạo Thầy mở cơ tận độ, chỉ tu một kiếp được đắc vị, gọi là ”Tu nhứt kiếp, ngộ nhứt thời”. Cõi Thiêng Liêng không phải là nơi ở của những con người còn nặng nợ. Nhưng làm sao trả hết nợ chỉ trong một kiếp đời ngắn ngủi. Con người sẽ không chịu nỗi cảnh nghiệp quả dồn dập. Do đó, nếu không có Đại Ân Xá, các nguyên nhân khó trở về. Tân Pháp Cao Đài chỉ rõ: Nếu công quả là để giải trừ nghiệp quả, và cũng là đường dẫn đến Bạch Ngọc Kinh, thì công trình là chìa khoá mở cửa Bạch Ngọc Kinh và ngôi vị của chúng ta do phần công phu tu luyện vậy.
Quan niệm về chữ Hiếu trong Tam kỳ Phổ độ /
Cao Đài Giáo hướng dẫn nhân sinh giải quyết cùng một lúc hai mặt Thế Đạo và Thiên Đạo trong mục đích của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Vì thế CHỮ HIẾU cũng được các Đấng Thiêng Liêng giảng dạy theo đường hướng vừa nêu. Nhân mùa Vu Lan, chúng ta hãy cùng nhau ôn lại những lời dạy về chữ Hiếu qua Thánh Giáo Cao Đài.
Cao Đài Giáo hướng dẫn nhân sinh giải quyết cùng một lúc hai mặt Thế Đạo và Thiên Đạo trong mục đích của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Vì thế CHỮ HIẾU cũng được các Đấng Thiêng Liêng giảng dạy theo đường hướng vừa nêu. Nhân mùa Vu Lan, chúng ta hãy cùng nhau ôn lại những lời dạy về chữ Hiếu qua Thánh Giáo Cao Đài.
Song tu tánh mạng /
“Tánh là bản thể, là căn bản của con người, viên minh thường trụ, hồn nhiên thiên lý, vốn có một không hai, chơn thật mà thiêng liêng, ở Thánh không thêm, ở phàm không bớt. -Phật giáo gọi là Chơn Như, Pháp giới tánh, Như Lai tạng, Diệu giác Ngươn minh… -Đạo giáo gọi là Thiên tánh, Linh căn, Huyền đức,, Lý tánh, Lương tân,… -Nho giáo gọi là Thiên lương bổn tánh, Thiên mạng chi tánh, Minh đức, Lương tri, Lương năng, Tánh lý” Trong Đại Thừa Chơn Giáo, Đức Chí Tôn dạy: Tánh là nguyên lý(…) rất linh diệu thiêng liêng của Trời đã phân ra mà ban cấp cho mỗi người, nên lý ấy tức là Tánh vậy(…)Tánh tức Tâm. -Mạng hiểu đơn giản là thân sống của con người, thuộc về phần hữu hình, là nhục thể, là xác thân được kết hợp từ 4 chất là đất, nước, lửa, gió, nên gọi là thân tứ đại,do âm khí hậu thiên của Trời phú bẩm cho cha mẹ sở sanh; cũng gọi là nguyên tinh, nguyên khí. Tánh và Mạng là hai mặt của một bản thể, là sự un đúc từ Lý và Khí của Trời Đất mà thành hình thể. Hình thể đã có, thì Mạng phải chịu trong vòng sinh diệt, biến đổi. Tánh- Mạng con người trong cuộc sống thế gian bị chi phối bởi ngoại cảnh hữu hình, tạo nên tình thức và ý thức.
“Tánh là bản thể, là căn bản của con người, viên minh thường trụ, hồn nhiên thiên lý, vốn có một không hai, chơn thật mà thiêng liêng, ở Thánh không thêm, ở phàm không bớt. -Phật giáo gọi là Chơn Như, Pháp giới tánh, Như Lai tạng, Diệu giác Ngươn minh… -Đạo giáo gọi là Thiên tánh, Linh căn, Huyền đức,, Lý tánh, Lương tân,… -Nho giáo gọi là Thiên lương bổn tánh, Thiên mạng chi tánh, Minh đức, Lương tri, Lương năng, Tánh lý” Trong Đại Thừa Chơn Giáo, Đức Chí Tôn dạy: Tánh là nguyên lý(…) rất linh diệu thiêng liêng của Trời đã phân ra mà ban cấp cho mỗi người, nên lý ấy tức là Tánh vậy(…)Tánh tức Tâm. -Mạng hiểu đơn giản là thân sống của con người, thuộc về phần hữu hình, là nhục thể, là xác thân được kết hợp từ 4 chất là đất, nước, lửa, gió, nên gọi là thân tứ đại,do âm khí hậu thiên của Trời phú bẩm cho cha mẹ sở sanh; cũng gọi là nguyên tinh, nguyên khí. Tánh và Mạng là hai mặt của một bản thể, là sự un đúc từ Lý và Khí của Trời Đất mà thành hình thể. Hình thể đã có, thì Mạng phải chịu trong vòng sinh diệt, biến đổi. Tánh- Mạng con người trong cuộc sống thế gian bị chi phối bởi ngoại cảnh hữu hình, tạo nên tình thức và ý thức.
Xưng tụng công đức Đức Quan Thế Âm Bồ Tát /
“Lòng từ huệ bao la lớn rộng Đem tình thương sự sống sẻ chia Trần gian vạn khổ còn kia Lòng người Bồ Tát đâu lìa chúng sanh”.
“Lòng từ huệ bao la lớn rộng Đem tình thương sự sống sẻ chia Trần gian vạn khổ còn kia Lòng người Bồ Tát đâu lìa chúng sanh”.
NÓI VỀ CÁI TÂM /
Tu hành giải thoát là phải tìm cách khế hiệp với Bổn thể. Để nêu cái tông chỉ vừa nói trên đó cho thiên hạ đặng biết, tôi có viết một đôi liển gắn nơi cửa ngỏ chùa Tam-Tông-Miếu như vầy : Sắc tiền bất sắc, tâm phương tịch, Không lý phi không, tánh thỉ tinh. Đó là nói ngay vào cái tâm Bổn-thể của chúng sanh là bất sắc (tức là không) và phi không (tức là có), mà xin đừng chấp có, chấp không theo thế tục, mới là mong vào con đường trung đạo để hiệp với tâm Bổn-thể của Trời-đất. Tam giáo đồng nguyên nghĩa là : cũng đồng dựa vào một cái gốc lớn nầy. Tam giáo in nhau cũng là giống nhau ở một chỗ đó.
Tu hành giải thoát là phải tìm cách khế hiệp với Bổn thể. Để nêu cái tông chỉ vừa nói trên đó cho thiên hạ đặng biết, tôi có viết một đôi liển gắn nơi cửa ngỏ chùa Tam-Tông-Miếu như vầy : Sắc tiền bất sắc, tâm phương tịch, Không lý phi không, tánh thỉ tinh. Đó là nói ngay vào cái tâm Bổn-thể của chúng sanh là bất sắc (tức là không) và phi không (tức là có), mà xin đừng chấp có, chấp không theo thế tục, mới là mong vào con đường trung đạo để hiệp với tâm Bổn-thể của Trời-đất. Tam giáo đồng nguyên nghĩa là : cũng đồng dựa vào một cái gốc lớn nầy. Tam giáo in nhau cũng là giống nhau ở một chỗ đó.
PHÁP MÔN CÚNG TỨ THỜI CỦA ĐẠO CAO ĐÀI /
Điều thứ hai mươi của Tân Luật có qui định Chức sắc giữ Thánh thất mỗi ngày phải làm tiểu lễ bốn lần theo tứ thời là Tý (từ 11 giờ khuya đến 1 giờ sáng), Mẹo (từ 5 giờ đến 7 giờ sáng), Ngọ (từ 11giờ đến 12 giờ trưa), và Dậu (từ 5 giờ chiều đến 7 giờ tối). Tín đồ tại tư gia cũng cúng tứ thời theo giờ qui định nêu trên. Có sự khác biệt về giờ khởi sự cúng tứ thời giữa các thánh thất Cao Đài. Tòa thánh Tây Ninh qui định cúng đúng 12 giờ khuya, 6 giờ sáng, 12 giờ trưa và 6 giờ chiều; trong khi đó một số Hội thánh khác (trong đó có Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo) bắt đầu cúng tứ thời vào lúc 11 giờ khuya, 5 giờ sáng, 11 giờ trưa và 5 giờ chiều.
Điều thứ hai mươi của Tân Luật có qui định Chức sắc giữ Thánh thất mỗi ngày phải làm tiểu lễ bốn lần theo tứ thời là Tý (từ 11 giờ khuya đến 1 giờ sáng), Mẹo (từ 5 giờ đến 7 giờ sáng), Ngọ (từ 11giờ đến 12 giờ trưa), và Dậu (từ 5 giờ chiều đến 7 giờ tối). Tín đồ tại tư gia cũng cúng tứ thời theo giờ qui định nêu trên. Có sự khác biệt về giờ khởi sự cúng tứ thời giữa các thánh thất Cao Đài. Tòa thánh Tây Ninh qui định cúng đúng 12 giờ khuya, 6 giờ sáng, 12 giờ trưa và 6 giờ chiều; trong khi đó một số Hội thánh khác (trong đó có Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo) bắt đầu cúng tứ thời vào lúc 11 giờ khuya, 5 giờ sáng, 11 giờ trưa và 5 giờ chiều.
Học lời Ơn Trên dạy về sự yên lặng /
Đức Chí Tôn dạy : “Con dừng chân nghe tiếng gọi sau lưng để trở về với Đạo. Đạo là yên lặng, Quyền Pháp ở nơi kín nhiệm. Trí người dù khôn ngoan đến đâu, mưu chước dù bí mật đến đâu, hễ mưu hại ai chán chường thì có mặt trời, mặt trăng sao chớp soi rọi, trong bóng tối thì không ngoài con mắt mầu nhiệm của THẦY. Con đã theo THẦY sao không học THẦY phép đó?” (Trung Hưng Bửu Tòa, ngày 26-7-ĐĐ.33 (Mậu Tuất), (09-9-1958)
Đức Chí Tôn dạy : “Con dừng chân nghe tiếng gọi sau lưng để trở về với Đạo. Đạo là yên lặng, Quyền Pháp ở nơi kín nhiệm. Trí người dù khôn ngoan đến đâu, mưu chước dù bí mật đến đâu, hễ mưu hại ai chán chường thì có mặt trời, mặt trăng sao chớp soi rọi, trong bóng tối thì không ngoài con mắt mầu nhiệm của THẦY. Con đã theo THẦY sao không học THẦY phép đó?” (Trung Hưng Bửu Tòa, ngày 26-7-ĐĐ.33 (Mậu Tuất), (09-9-1958)
QUYỀN PHÁP ĐẠO /
. . ."Trong sở vật thực tại con người, điểm Quyền Pháp là linh hồn. Nhờ đó mà sinh ra, trưởng thành, và có thể tiến hóa đến mức đổi phàm thành thánh, thay tục hóa tiên được… Các tôn giáo hiện có chỉ là cấu tử chớ chưa phải là "Đạo", là "Tôn giáo cứu thế". Vì lẽ đó mà Đại Từ Phụ mới ban Quyền Pháp. Quyền Pháp là Thầy, là Đạo, là động năng thúc đẩy tạo thành thánh đức sau hội Long Hoa. Bần Đạo đã nói : Quyền Pháp là Thầy, là Đạo. Nhắc lại Đạo chớ không phải là tôn giáo." NTTT, Ngọ, 01.01.K.Dậu (17.2.69) tr.5
. . ."Trong sở vật thực tại con người, điểm Quyền Pháp là linh hồn. Nhờ đó mà sinh ra, trưởng thành, và có thể tiến hóa đến mức đổi phàm thành thánh, thay tục hóa tiên được… Các tôn giáo hiện có chỉ là cấu tử chớ chưa phải là "Đạo", là "Tôn giáo cứu thế". Vì lẽ đó mà Đại Từ Phụ mới ban Quyền Pháp. Quyền Pháp là Thầy, là Đạo, là động năng thúc đẩy tạo thành thánh đức sau hội Long Hoa. Bần Đạo đã nói : Quyền Pháp là Thầy, là Đạo. Nhắc lại Đạo chớ không phải là tôn giáo." NTTT, Ngọ, 01.01.K.Dậu (17.2.69) tr.5
ĐẠO LÀ CON ĐƯỜNG DUY NHẤT CỦA VẠN LINH SANH CHÚNG /
Bài nói chuyện tại Hội trường Thuyết minh giáo lý Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo ngày Rằm tháng 10 Canh Dần (20-11-2010). Song song với lịch sử nhân loại, các tôn giáo lần lượt ra đời trên khắp thế giới do tín ngưỡng tự nhiên và đáp ứng nhu cầu tâm linh của con người. Đối diện cuộc sống thực tế của thế gian trong những thời kỳ đen tối do chiến họa, thiên tai, thù hận, gây ra thống khổ cho nhân sanh, các bậc Giáo chủ động lòng từ bi, lập nên các giáo thuyết, truyền bá đạo lý hầu phục hồi lương tâm con người và chấn chỉnh kỹ cương xã hội. Trước bao nhiêu nguy cơ đe dọa đời sống, con người đón nhận các tôn giáo như cứu tinh và suy tôn các Giáo chủ là Đấng cứu thế. Đó là lẽ đương nhiên, cũng là cơ hội để các tôn giáo cứu đời. Tuy nhiên, với mặc cảm tội lỗi và tự ti trước thần quyền, người đời trở nên thụ động, tiêu cực, mãi lo cầu xin cứu độ mà vô tình đánh mất bản vị cao quí của mình trong trời đất. Thế nên, người tín hữu bình thường sẽ lẩn quẩn trong cái đạo nhất thời, không ý thức cái Đạo vĩnh cửu là con đường tiến hóa miên viễn của chúng sanh.
Bài nói chuyện tại Hội trường Thuyết minh giáo lý Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo ngày Rằm tháng 10 Canh Dần (20-11-2010). Song song với lịch sử nhân loại, các tôn giáo lần lượt ra đời trên khắp thế giới do tín ngưỡng tự nhiên và đáp ứng nhu cầu tâm linh của con người. Đối diện cuộc sống thực tế của thế gian trong những thời kỳ đen tối do chiến họa, thiên tai, thù hận, gây ra thống khổ cho nhân sanh, các bậc Giáo chủ động lòng từ bi, lập nên các giáo thuyết, truyền bá đạo lý hầu phục hồi lương tâm con người và chấn chỉnh kỹ cương xã hội. Trước bao nhiêu nguy cơ đe dọa đời sống, con người đón nhận các tôn giáo như cứu tinh và suy tôn các Giáo chủ là Đấng cứu thế. Đó là lẽ đương nhiên, cũng là cơ hội để các tôn giáo cứu đời. Tuy nhiên, với mặc cảm tội lỗi và tự ti trước thần quyền, người đời trở nên thụ động, tiêu cực, mãi lo cầu xin cứu độ mà vô tình đánh mất bản vị cao quí của mình trong trời đất. Thế nên, người tín hữu bình thường sẽ lẩn quẩn trong cái đạo nhất thời, không ý thức cái Đạo vĩnh cửu là con đường tiến hóa miên viễn của chúng sanh.