ĐỒNG HÀNH CÙNG DÂN TỘC & HỘI NHẬP THẾ GIỚI / Thiện Chí
Bước qua kỷ nguyên những năm 2000, toàn thế giới trở nên rất sôi nổi với những cuộc vận động HỘI NHẬP QUỐC TẾ và TOÀN CẦU HÓA trên nhiều phương diện. Với những tiến bộ gia tốc của thời đại, thế giới đã trở nên một mặt bằng chung của mọi quốc gia, trong đó những mối quan hệ phức tạp, cọ xát với nhau ngày càng mạnh mẽ, tốc hành, khiến cho không nước nào có thể đơn phương họat động quốc tế bằng kế họach chủ quan của mình. Do đó, học thuyết “hội nhập quốc tế” ra đời, nhằm thành lập các tổ chức tạo điều kiện cho các quốc gia thành viên đồng thuận với nhau trên nhiều lãnh vực để “làm ăn” có hiệu quả và đồng phát triển.

GIÁ TRỊ DI SẢN ĐA DẠNG TÔN GIÁO QUA GÓC NHÌN TÔN CHỈ MỤC ĐÍCH ĐẠO CAO ĐÀI / Thiện Chí
Đạo Cao Đài là một tôn giáo nội sinh tại Việt Nam, được khai sáng vào đầu thế kỷ XX gần như đồng thời với một số tôn giáo bản địa khác như Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Hòa Hảo. So với các tôn giáo có bề dầy lịch sử trên thế giới đã du nhập vào Việt Nam, thì đạo Cao Đài là một tôn giáo rất mới (chính thức khai đạo vào năm 1926). Tuy nhiên Cao Đài được tổ chức thành một Giáo Hội hoàn chỉnh nhất trong số các tôn giáo bản địa. Điểm đặc biệt hơn nữa là tuy ra đời sau mà có tôn chỉ thật cụ thể dứt khoát là thừa kế tinh hoa của các tôn giáo lớn trải qua lịch sử. Đó là tôn chỉ “Tam giáo quy nguyên, ngũ chi phục nhất”.

Giá trị di sản của đa dạng tôn giáo ở Việt Nam / Thiện Chí
Trước hết, chúng ta có thể mạnh dạn khẳng định thực tế “đa dạng tôn giáo ở Việt Nam”. Những công trình nghiên cứu bối cảnh tôn giáo lịch đại và đương tại ở cả ba Miền Nam Trung Bắc Việt Nam, và qua đề tài này cho phép chúng ta phát biểu như trên. _ Nhất là ở Nam Bộ, các nghiên cứu tôn giáo bản địa như Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Hòa Hảo, Phật giáo Tiểu thừa-Khờme, Thiên Chúa giáo, Tin Lành . . . và Cao Đài cho thấy rất rõ nét tính đa dạng tôn giáo ngay tại miền này .

LÀM THẾ NÀO ĐỂ KHAI MINH ĐƯỢC ĐẠI ĐẠO? / Thiện Quang
Nếu có dịp chứng kiến đại lễ Khai Minh Đại Đạo vào năm Bính Dần 1926, có lẽ đại đa số nhân loại đều cho rằng đó là sự ra đời của một tôn giáo. Không ít tín đồ Cao Đài cũng nghĩ rằng đó là lễ ra mắt tôn giáo Cao Đài trước nhân sanh. Nhưng tại sao, trong toàn Đạo – từ các đấng Thiêng Liêng cho đến con người – ngày lễ này lại được gọi là “Khai Minh Đại Đạo” (hay ngắn gọn hơn, “Khai Đạo”), chứ không gọi là “Khai Minh Cao Đài”? Đức Vạn Hạnh Thiền Sư đã dạy: “Người vẫn tưởng Cao Đài - tôn giáo, Nào hay đâu Đại Đạo hoằng dương.” (1)

Cảm tưởng nhân ngày lễ thành đạo của đức Quan Thế Âm Bồ Tát / Huyền Như Như Tịnh
“Dầu ở MINH LÝ THÁNH HỘI , dầu ở Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, dầu cư sĩ tại gia, hãy tạo cho mình một tư tưởng, hãy chọn cho mình một việc làm khả dĩ gọi là tư tưởng trong lành, việc làm Đạo đức thanh cao Thánh thiện. Đó là tự mình đã tạo cho mình có những lương phương diệu dược, có đạo linh phù hộ mạng, và cũng là có được nhịp cầu thông cảm cùng Phật, Tiên, Thánh, để được hộ trì dắt dẫn ở kiếp hiện sanh và thoát thai Thánh hóa ở kiếp lai sanh.

HAI ĐƯỜNG ĐI ĐẾN CÁI TÂM / Thanh Long
Con đường đi đến chỗ trực nhận cái tâm tuy muôn nghìn lối nẻo, song tựu trung lại chỉ có hai hướng chính mà thôi. Cũng phải nói thêm rằng, chỉ đến Tam Kỳ Phổ Độ con người mới thực sự được ban trao một khả năng mới không hạn định vào bất cứ phương cách chi tiết nào miễn sao việc đó nằm trong phạm vi của pháp môn Tam Công, đây chính là tổng pháp tông của người Cao Đài.

ĐIỀU NGƯỜI ĂN CHAY CẦN BIẾT! / Quach Hiệp Hưng
Kinh gởi ban biên tập của NhipCauGiaoLy.com. Tiểu đệ vừa đọc được 1 bài viết nói về ăn chay và thực tế của các món chay giả mặn, kính mong gởi đến ban biên tập để được phổ biến đến đồng đạo gần xa. Kính chúc quý huynh tỷ trong ban biên tập sẽ tràn đầy sức khỏe và nhận được hồng ân của Thầy Mẹ để tiếp tục có những bài viết hay và bổ ích. Trân Trọng.

VỀ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO CHO TÍN HỮU CAO ĐÀI / Huệ Ý
Đừng quan niệm xây dựng Thánh Thất và kiếm được một người thủ tự để bốn thời quỳ hương cúng nước là đủ. Thượng Đế Chí Tôn không bảo làm việc quá nghèo nàn ít oi như vậy. “Vì như đã nói: Thánh Thất là trường giáo dân, ngoài chỗ thờ phượng tôn nghiêm đơn giản, nếu mỗi Thánh Đường dùng mọi trang trí lộng lẫy huy hoàng tôn nghiêm tráng lệ mà chung quanh vùng đó chưa có nhiều người vào đạo, hiểu đạo, thậm chí đến con em trong gia đình hướng đạo cũng không được sự dạy dỗ đạo lý, đó là trái với mục đích mở đạo của Thượng Đế Chí Tôn.(…)

TỪ TRUNG DUNG ĐẾN HOÀNG CỰC TỪ NHO TÔNG CHUYỂN THẾ ĐẾN THẾ PHÁP DI LẠC / Thiện Chí sưu tầm
Khai minh Đại Đạo để cứu độ vạn linh thời Hạ Nguơn này, Đức Thượng Đế Chí Tôn đã nêu lên Tôn chỉ “Tam giáo qui nguyên, ngũ chi phục nhất” và mục đích “Thế đạo đại đồng thiên đạo giải thoát” . Nhưng chiếc chìa khóa để triển khai tôn chỉ và thực hành mục đích, phải nhờ đến các Đấng Thiêng Liêng trui rèn bằng giáo pháp và đạo pháp hay giáo lý và pháp môn, lập thành Tân Pháp Đại Đạo. Nói là Tân Pháp, nhưng kỳ thật là trùng hưng Cựu pháp cộng với Chánh pháp khai minh Đại Đạo bằng nguyên lý Thiên Nhân Hiệp Nhất hay nói dễ hiểu hơn là “Trời đến với chúng sanh để khai Đạo tự hữu trong lòng chúng sanh”. Chúng ta có thể chiêm nghiệm Chánh pháp ấy qua lăng kính Đạo học và Giáo pháp với đề tài: TỪ TRUNG DUNG ĐẾN HOÀNG CỰC và TỪ NHO TÔNG CHUYỂN THẾ ĐẾN THẾ PHÁP DI LẠC

XUÂN AN NHIÊN TỰ TẠI / Ban Biên Tập
Trở lại mùa Xuân năm nay, cũng như bao nhiêu mùa Xuân trước, thiên hạ vẫn mừng đón khí Xuân ấm áp, cảnh Xuân tươi đẹp, chúc tụng tân Xuân nhiều ước vọng. . . Nhưng liệu Xuân Nhâm Thìn có phải là Xuân cảnh báo cuộc đổi thay của đất trời mà thế giới đang hoang mang xao xuyến? Xuân thiên nhiên vẫn vô tư, vẫn đến cách hạ thu đông theo qui luật dinh hư tiêu trưởng, luật tiến hóa tuần hoàn. Dù hạ có nắng lửa mưa dầu, dù đông có rét mướt giá băng, Xuân vẫn trở lại để minh chứng sự tồn tại của những giá trị bất diệt trong trời đất. Thế thì tại sao lòng người cứ thắc thỏm lo âu? Nếu con người biết bảo tồn vun đắp những giá trị bất biến vượt không thời thì mùa nào cũng an nhiên tự tại. Vì một khi cái Đạo tự hữu và cái Đạo của Càn Khôn vũ trụ hiệp Một thì Cơ Tiến hóa không dừng ở Hủy diệt hay Bảo tồn, mà Nguyên lý Sáng tạo của Tạo Hóa vẫn vận hành bất tức.

CHÂN DUNG CON NGƯỜI KỶ NGUYÊN MỚI / Thiện Chí
Nay, nhân loại sẽ bước sang kỷ nguyên mới của thiên niên kỷ kế tiếp. Đây là một khúc quanh vô cùng quan trọng do những dự báo thay đổi lớn lao từ tinh thần đến vật chất trong đời sống loài người. Từ đà phát triển, tiến bộ cực kỳ nhanh chóng trên mọi lãnh vực liên quan trực tiếp đến sự sống, cách sống, cách làm việc của con người trong những thập niên cuối thế kỷ này, thế giới có đủ cơ sở để chuẩn bị đón nhận những thế hệ con người mới trong kỷ nguyên mới. Chân dung con người mới của kỷ nguyên mới chắc hẳn chưa phai mờ những nét đẹp di truyền bao thế hệ của tổ tiên, nhưng cũng sẽ bộc lộ một tâm hồn trẻ trung, đầy sức sống và nhạy cảm với thời đại.

TRUYỀN THUYẾT VỀ LONG MÃ / Thiện Chí
Ngày 24 tháng 10 Tân Mão vừa qua, họ đạo Ngọc Điện Huỳnh Hà tổ chức lễ khánh thành ngôi Tam đài. Các phái đoàn từ nhiều Thánh thất Thánh tịnh tại TP.HCM và các tỉnh lân cận đến dự lễ thật đông đảo. Bước vào chánh môn, khách đạo ai cũng chú ý nhìn hình tượng Long mã ngay dưới cột phướn . Lịch sử của Thánh tịnh chép rằng tượng Long mã đứng trên hồ nước trong tư thế chồm lên là do Thiêng Liêng dạy thực hiện. Đây là một di tích đặc biệt của Thánh tịnh cùng với đại hồng chung được bảo tồn qua ba kỳ tạo tác .

Xuân đến con vui với tiết xuân,
Hãy đem đạo lý độ người trần,
Trong cơn mê muội xa ngôi vị,
Thức tỉnh lên đường học thánh nhân

Đức Chí Tôn, Ngọc Minh Đài, 29-12 Bính Ngọ, 08-02-1967

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây