Pháp điều Tam Kỳ Phổ Độ / Đạt Thông Dương Văn Ngừa
Trong bài DI LẠC CHƠN KINH mà người tín đồ Cao Đài thường tụng đọc vào các ngày rằm lớn, hay khi cầu siêu cho các vong linh quá vảng. Bài Kinh nầy do Đức Thích Ca Mâu Ni Phật thuyết giảng, có một đoạn như sau: ... " Nhược hữu chúng sanh văn Ngã ưng đương thoát nghiệt, niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, tùng thị Pháp điều Tam Kỳ Phổ Độ, tất đắc giải thoát luân hồi, đắc lộ Đa-la Tam-Diệu Tam-Bồ-Đề thị chi chứng quả Niết Bàn."... Có nghĩa là : Nếu như có ai nghe biết lời nói của Ta, thì tự nhiên thoát khỏi các nghiệp ác, hãy niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, nhìn nhận và tùng theo Pháp điều Tam Kỳ Phổ Độ, ắt được giải thoát khỏi luân hồi đồng thời đắc đạo Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, ấy là chứng được quả vị nơi Cực Lạc Niết Bàn .

Thơ trong đạo Cao Đài / Lập Hạnh
Mùa Xuân lại đến. Nếu người thế gian, theo cổ lệ, đón Xuân với những : " Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ, Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh". (Tục ngữ) thì trong Đạo Cao Đài, người tín hữu cũng mừng Xuân một cách đơn sơ nhưng không phần ý vị.

Tịnh tọa cầu hòa bình / Thiện Chí
"Hòa bình  hay hiệp nhứt, Đức  Thượng Đế đã ban  cho mỗi con từ  khi mới đến trần gian. Con hãy tìm đem ra mà sử dụng. Tâm con hòa bình, thế giới sẽ hòa bình, tâm con hiệp nhứt, tôn giáo sẽ hiệp nhứt. Các thứ ấy con không thể cầu ở tha lực tha nhân mà có đâu con !" [Đức Diêu Trì Kim Mẫu,Thánh Thất Bình Hòa, Tý thời 14 rạng Rằm tháng 8 Canh Tuất (14-9-70)]

Hoàng cực / Huệ Nhẫn
Trong nhiều Kinh sách Nho Giáo, từ Hoàng Cực đã được trân trọng nhắc đến. Hoàng Cực được xem như Vương đạo, chuẩn mực trị nước của những minh quân Trung Quốc thời xưa.

Tìm hiểu Pháp Chánh Truyền / Chí Mỹ
TÌM HIỂU PHÁP CHÁNH TRUYỀN Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ chánh thức ra mắt nhân sinh vào ngày Rằm tháng 10 năm Bính Dần (1926). Sau đó một ngày, Đức Chí Tôn liền ban hành ngay Pháp Chánh Truyền Cửu Trùng Đài để làm kim chỉ nam cho Hội Thánh thay mặt Ngài tại thế gian mà hành đạo cho có trật tự. Sự kiện đó chứng tỏ rằng luật lệ đối với hành chánh Đạo quan trọng dường nào. Hiện nay Pháp Chánh Truyền và Tân Luật là luật lệ "căn bản" mà bất luận người tín hữu trong mọi chi phái nào nếu muốn làm đứa con tin của Đức Chí Tôn Thượng Tổ đều không thể thoát ngoài vòng chi phối của Pháp Chánh Truyền và Tân Luật.

Đức Phật Mẫu - Hội Yến Bàn Đào - Cửu Vị Tiên Nương / Thiện Chí
Bài giảng ngày Thánh đản Đức Diêu- Trì Kim- Mẫu (Ngày 17 tháng 7 năm Nhâm Tý, 25-8-1972) của Ngài Cố Nguyễn  Minh Thiện, Tổng Lý Minh Lý Thánh Hội.

Linh Hồn - Tình Thương - Sự Sống / Đạt Thông - Dương Văn Ngừa
  LINH HỒN  --  TÌNH THƯƠNG  --  SỰ SỐNG Đạt Thông Khi nói đến : LINH HỒN , TÌNH THƯƠNG và SỰ SỐNG, phần đông người ta nghĩ ba danh từ ấy thuộc ba lảnh vực khác nhau, dường như không có liên quan gì nhau. Khi nói đến Linh hồn người ta cảm thấy nó xa xăm, mờ mờ, ảo ảo, dường như có, dường như không, như ẩn, như hiện ( nhược thiệt nhược hư) không trông thấy, không sờ mó được. Bởi thế cho nên những người chỉ biết chuyên chú vào đời sống vật chất mới dám lên tiếng phủ nhận nó. Khi nói đến Tình thương thì người ta cảm thấy nó gần gủi hơn, lại cũng vô hình vô ảnh, nhưng nó để lại những ấn chứng mà không ai có thể chối cải được, trong bất cứ hạng người nào, dân tộc nào và ngay cả những loài cầm thú. Khi nói đến Sự sống  thì không ai có thể phủ nhận, nhưng cũng chỉ thấy cái biểu hiện của nó qua những động tác, chớ không thể sờ mó đến nó được và cũng không thể thấy được hình dạng, màu sắc của nó ra sao ? Tóm lại có thể xác định rằng cái THỂ của chúng là VÔ HÌNH ; nhưng nguồn gốc của chúng từ đâu? Theo khoa học ngày nay, sau khi khám phá trên Hỏa tinh có nước do đó các nhà khoa học xác định là nơi ấy đã có sự sống.. Như vậy sự sống từ đâu mà có ?

Tâm linh trên đường tiến hóa / Thiện Chí
Những năm cuối của thế kỷ XX có nhiều nhà nghiên cứu đã tiên đoán rằng thế kỷ XXI sẽ mở sang một kỷ nguyên mới, đó là kỷ nguyên của tâm linh. Nếu đúng như thế, thật rất mừng, vì chúng ta là những người có đức tin, đang cố gắng rèn luyện tâm linh  để được tiến hóa. Nhưng để được tự tin và đức tin được vững vàng, chúng ta tự hỏi đó có phải là những suy diễn hay những ảo tưởng vô căn cứ của một số nhà nghiên cứu không? Thật ra, nếu xét kỹ lịch sử nhân loại cũng như lịch sử văn hóa, văn minh hay những chu kỳ tiến hóa của nhân loại thì luận cứ trên cũng không có gì mới lạ. Bởi vì "Vật cùng tất biến" và "Âm cực dương sinh". Hai câu nói ngắn ngủi ấy tuy đơn giản nhưng là những nguyên lý, những quy luật chi phối toàn thể vạn vật, vạn sự trong vũ trụ. Vũ trụ dịch biến, tinh thần và vật chất tất cả đều nằm trong quy luật ấy, lặp đi lặp lại theo thời gian bằng những chu kỳ không ngừng nghỉ, nghĩa là cùng rồi biến, biến rồi thông, tạo thành lịch sử, mà lịch sử là gì? _ Lịch sử là cuộc biến thiên, là hành trình tiến hóa của vạn vật chúng sanh.

Đạo Cao Đài là Tôn Giáo độc thần hay đa thần ? / Thiện Chí
Đạo Cao Đài là tôn giáo độc thần, đa thần, hay vừa độc thần vừa đa thần ? Khi nghiên cứu một tôn giáo, người ta thường xếp nó vào một hệ thống phân lọai nào đó. Ví dụ tôn giáo dân tộc, tôn giáo truyền thống, tôn giáo tổng hợp, tôn giáo cải cách, tôn giáo độc thần, đa thần hay phiếm thần...

Luật lệ Đạo / Lý Đại Tiên Trưởng
Luật lệ Đức Lý Đại Tiên Trưởng Lý Thái Bạch, Lão mừng chư độ hoằng khai Đại Đạo, đều phải đồng một trường hợp, một qui tắc luật lệ, thì sự tấn hóa ấy mới hoàn toàn, nhân sanh mới hết phân vân «bản ngã».[1]

An introduction to Caodaism-Part II / R.B.Smith
Vol. XXXIII Part II 1970 BULLETIN OF THE SCHOOL OF ORIENTAL AND AFRICAN STUDIES UNIVERSITY OF LONDON Published by THE SCHOOL OF ORIENTAL AND AFRICAN STUDIES

Thầy là ai ? / Quách Hiệp Long
"Muốn sửa lòng, ngắm lòng Từ Phụ, Tu thân nhìn vũ-trụ là thân. Thái sơn, biển cả, vi trần, Tình thương chứa đựng trong phần vô-tư." Đức CHÍ-TÔN CAO-ĐÀI THƯỢNG-ĐẾ

Sau trước nếu một lòng tự quyết,
Thì đạo, đời, muôn việc do ta,
Chánh tâm thành ý đó là,
Tu thân xử thế tề gia vẹn toàn.
Lỡ một kiếp đâu còn cơ hội,
Trễ một ngày khó đổi ngàn vàng,
Đừng rằng thế sự đa đoan,
Ví như một giấc mộng tràng rồi thôi.

Đức Giáo Tông Đại Đạo, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 14-3 Quý Hợi

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây