Đạo Cao Đài qua mắt nhìn của Mục sư Victor L. Oliver / Dũ Lan Lê Anh Dũng
    Victor L. Oliver cho rằng đạo Cao Đài chịu ảnh hưởng của ba nền văn hóa: văn hóa Trung Quốc; văn hóa Ấn Độ, và văn hóa Pháp. Ông cũng không quên nói rằng sự ra đời của đạo Cao Đài còn do ảnh hưởng của bối cảnh văn hóa Việt Nam vào đầu thế kỷ 20. . . .

    Con người và Vũ trụ / Thiện Chí
    ... Nhưng điều kỳ lạ là cái sinh vật nhỏ bé này từ ngàn xưa đến ngàn sau không bao giờ ngớt cảm nhận có một sự gần gũi mật thiết giữa bản thân với vũ trụ, không ngớt tìm hiểu mối tương quan với vũ trụ, không ngớt đối chiếu con người với vũ trụ để tìm ra một nguyên lý chung, những qui luật chung của sự sinh thành, hiện hữu và tiến hóa của vũ trụ và con người.

    Đức tin người Cao Đài / Thiện Chí
    Đức tin Cao Đài xác minh vũ trụ tâm linh có những giai tầng tiếp diễn con đường tiến hóa của vạn hữu, mà sự thoát xác vĩnh viễn của con người là một chuyển biến thăng hoa siêu việt. Nếu tâm linh tại thế đã tiến hóa, chủ thể tâm linh xuất thế sẽ tiếp tục tiến hóa cao hơn.

    Đại Đạo mở cửa Càn-khôn / Thiện Chí
    Đức Chí Tôn và các hàng Phật Tiên Thánh Thần đồng giáng thế bằng linh điển, diễn giải những bí ẩn của Càn-khôn vũ trụ, từ hữu vi đến vô hình để chúng sanh có đầy đủ đức tin nơi Thượng Đế và biết được con đường tiến hóa trên những nấc thang vũ trụ, hầu học đạo giải thoát, khỏi luân hồi vào những thế giới đọa đày đau khổ. Do đó có thể nói Đại Đạo đang mở cửa Càn-khôn để tận độ chúng sanh.

    Tam Thánh Ký Hòa Ước / Hiền tài Nguyễn Văn Hồng
    Tam Thánh ký hòa ước là ba vị Thánh ghi chép bản Thiên Nhơn Hòa Ước lên tấm bảng đá, để công bố cho toàn nhơn loại biết rõ. Bản Hòa ước nầy được gọi là: Đệ tam Thiên Nhơn Hòa ước, tức là bản hòa ước thứ ba giữa Trời và người.

    Thiên Nhãn / Thiện Chí
    Thánh tượng Thiên Nhãn của đạo Cao Đài hiện ra lần đầu cho người đệ tử đầu tiên thấy được là Ngài Ngô Minh Chiêu tại Dương Đông , Phú Quốc vào năm 1921. Ngài Ngô trực nhận đây là mặc khải của Đức Thượng Đế để chọn tượng thờ cho Đạo. Ngài họa lại Thiên Nhãn là hình con mắt trái rất uy nghiêm để tôn thờ và ít lâu sau truyền lại cho đồng đạo.

    Tìm hiểu ý nghĩa biểu tượng Thiên Nhãn / Đạt Tường
    Một trong những đặc điểm của Cao Đài giáo là Đấng Giáo Chủ vô hình vì thế biểu tượng thờ kính cũng khác các tôn giáo đã hiện diện trước kia. Nguồn gốc từ đâu Cao Đài giáo dùng Thiên Nhãn làm biểu tượng thờ kính và ý nghĩa là gì?

    Cao Đài / Thiện Quang
    Vào năm 1927, trong một đàn cơ tại Cần Thơ, Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế đã cho một bài thơ rất đặc biệt: Linh tiêu nhất tháp thị Cao Đài Đại hội quần tiên thử ngọc giai Vạn trượng hào quang tùng thử xuất Cổ danh bửu cảnh Lạc Thiên Thai

    Nhị Xác Thân / Thuần Chơn
    Người tín đồ Cao Đài có hai quyển Kinh Tổ là "Thánh Ngôn Hiệp Tuyển" của Hội Thánh đầu tiên xuất bản và "Đại Thừa Chơn Giáo" do Đàn Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi xuất bản, trong đó Đức Cao Đài Thượng Đế và chư Phật Tiên dạy đạo lý rất đầy đủ từ Ngoại Giáo Công Truyền (Phổ độ) đến Nội Giáo Tâm Truyền rất dồi dào, đầy đủ vì quyển sau (1936) bổ túc cho quyển trước (1926), 10 năm sau khi Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ khai minh vào Rằm tháng 10 năm Bính Dần (1926) tại Thánh Thất (Chùa) Gò Kén ở Tây Ninh. Với bài này, chúng tôi trình bày mục Nhị Xác Thân qua các lời dạy của Thầy nơi Thánh Ngôn Hiệp Tuyển và Đại Thừa Chơn Giáo.

    Ngũ Chi Đại Đạo (Năm Chi Đạo Họ Minh) / Huệ Nhẫn
    Nói đến Ngũ Chi Đại Đạo chúng ta có thể liên tưởng đến Ngũ Chi gồm: Nhơn đạo, Thần đạo, Thánh đạo, Thánh đạo, Tiên đạo và Phật đạo. Tuy nhiên, Ngũ Chi Đại Đạo cũng có nghĩa là năm chi đạo cùng họ Minh gồm: Minh Sư, Minh Đường, Minh Lý, Minh Thiện và Minh Tân.

    Đạo Cao Đài ở Sài Gòn / Đinh Văn Đệ
    Khi xây dựng ngành Việt Nam học chắc chắn phải nói tới một "bộ phận" của ngành học mới mẻ này là Sài Gòn học.Trong Sài Gòn học, khách quan mà nói, không thể hiếu mảng nghiên cứu về Cao Đài.

    Giới quy trong đạo Cao Đài và việc vận dụng / Huệ Ý
    Luật tôn giáo nhằm nâng cao con người lên khỏi thân phận phàm phu tục tử, để trở nên thần thánh, tiên phật. Luật là khuôn vàng thước ngọc giúp chúng ta nâng cao giá trị của mình. Đức Cao Triều Tiền Bối dạy:

    Nên Người chẳng phải dễ gì đâu,
    Nên Phật Thánh Tiên lại khó cầu,
    Biết sửa một ly là đắc quả,
    Con ôi Diêu Điện Mẹ đang sầu.

    Đức Diêu Trì Kim Mẫu, Thiên Lý Đàn, 01-02 Mậu Thân, 27-01-1968

    Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


    Hãy gửi góp ý của bạn tại đây