Khái lược về Công quả / Thiện Hạnh
    Bài nói chuyện tại Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo ngày mùng 1 tháng 3 năm Đinh Hợi (17-4-2007) Tam công là phương pháp tu hành của người môn đệ Cao Đài trong Tam kỳ Phổ độ bao gồm công quả, công trình và công phu. Một cách khái quát, công quả là hành thiện giúp đời nhằm tô bồi âm chất, công trình là luyện kỷ để hoàn thiện bản thân, còn công phu là tham thiền tịnh định hầu đạt đến giải thoát tại trần gian và siêu xuất thế gian.

    Thiên Nhãn / CQPTGLĐĐ
    1. Tổng quát Mỗi tôn giáo ra đời đều gắn liền với vị Giáo chủ khai sáng. Và để tôn vinh vị giáo chủ cũng như giáo lý của tôn giáo mình, các chức sắc và tín đồ đã tôn thờ vị giáo chủ theo nghi thức đặc biệt nhất, trang trọng nhất. Riêng đối với Đạo Cao Đài, Giáo chủ là Đấng Thượng Đế vô hình vô vi, đã giáng trần khai minh Đại Đạo qua huyền cơ diệu bút. Đã là vô hình, thì Ngài không thể có hình tượng để thờ phượng; tuy nhiên, vì lòng tín ngưỡng, tha thiết của nhân sanh – luôn hướng về Đấng Cao Đài, muốn tìm biểu tượng tôn thờ Ngài – nên Đức Cao Đài đã hai lần thị hiện "Thiên Nhãn" cho đệ tử đầu tiên của Ngài là ông Ngô Văn Chiêu, và đã dạy dùng biểu tượng Thiên Nhãn để thờ Ngài. Thiên Nhãn là một mắt trái đang mở, soi sáng giữa Càn khôn vũ trụ. Thiên Nhãn chứa đựng lý cao sâu huyền nhiệm của vũ trụ và nhân sinh, nên dầu Đức Cao Đài và chư Phật, Tiên đã hé mở thiên cơ qua Thánh giáo kể từ ngày Khai Đạo cho đến nay, nhưng quả thật Thiên Nhãn vẫn là một công án mà hàng chức sắc, tín đồ Cao Đài luôn suy gẫm để tìm bí pháp tu hành.

    Khái quát về Đức tin Cao Đài / Thiện Chí
    Lịch sử đạo Cao Đài cho thấy đức tin Cao Đài, từ lúc chưa có đến lúc lập thành vững chắc nơi những người môn đệ đầu tiên là cả một biến chuyển kỳ diệu và trọng đại trong một thời gian ngắn ngủi để khai minh Đại Đạo. Giai đoạn lịch sử ấy, trước hết xác minh sự hiện hữu của vũ trụ tâm linh. Nói đúng hơn, xác minh vũ trụ là một Càn Khôn thống nhất, một tổng thể của sự sống hữu hình lẫn vô hình.

    Vĩnh Nguyên Tự / CQPTGLĐĐ
    Nhân ngày lễ kỷ niệm  tái thiết Vĩnh Nguyên Tự Rằm tháng 3 Âm lịch (01-5-2007)NCGL trân trọng giới thiệu lịch sử ngôi Vĩnh Nguyên Tự, một di tích lịch sử quan trọng của đạo Cao Đài. Ngôi Vĩnh Nguyên Tự được xây cất vào năm Mậu Thân (1908) tại xã Long An, quận Cần Giuộc, tỉnh Chợ Lớn, nay là tỉnh Long An. (Ảnh:Vĩnh Nguyên Tự sau khi tái thiết)

    Tánh Mạng Song Tu / CQPTGLĐĐ
    Đạo của Trời chỉ là Lý với Khí, hay Dương với Âm, hay Càn Khôn. Còn đạo ở người là Tánh-Mạng hay Thần-Khí, mà cũng là Âm Dương. "Tánh mạng Đại Đạo muốn đạt đến viên mãn, chỉ do thần khí ở nơi người." (Đức Đông Phương lão Tổ)

    Giá trị tâm linh siêu việt / Huệ Ý
    TỪ GIÁ TRỊ TÂM LINH ĐẾN GIÁ TRỊ TÂM LINH SIÊU VIỆT Giá trị là điều mà con người quan tâm đến nhất, cho là quý nhất. Đối với một người bình thường, giá trị là nhà, đất…nên Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo dạy: Hỏi chi đó? Là ăn, là mặc, Hỏi gì đây? là đất, là nhà, Suốt đời chỉ một cái ta, Đổi thay đen trắng, trộn pha dữ lành. Ăn, mặc, ở, danh, lợi, tình -- những vật người đời cho là quý, thực chất chúng vô thường. Tiền bạc như con chim, nay nó ở, mai nó đi. Vậy đối với người tu, đâu mới là giá trị?

    Đạo thời trung / Thánh giáo
      Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý,  ngày 29 tháng 8 Quí Hợi THI   NHƯ  vầy không nở Lão làm ngơ,   Ý Thánh ban cho kẻ đợi chờ;   ĐẠO hạnh mở đường qui hậu tấn,   THIỀN tâm làm lối phục nguyên sơ.   CHƠN thường giữ vẹn lòng trong sáng,   NHƠN dục buông lung tánh đục mờ;   Rắc rối bởi chưng thanh lẫn trược,   Khôn dò thế sự với thiên cơ.

    Cái khăn lương / Chí Như sưu tầm
      LTS:Tháng 10-2006, tại Hội nghị APEC diễn ra ở nước ta, 21 vị nguyên thủ quốc gia đã mặc quốc phục VN là chiếc áo dài, nhưng còn thiếu chiếc khăn đóng trên đầu, bởi vì nam phái mặc áo dài phải có chiếc khăn đóng mới đủ bộ y phục truyền thống. Đạo phục đạo Cao Đài tiêu biểu được truyền thống quốc phục dân tộc, áo dài trắng với chiếc khăn đóng đen, tùy theo chức sắc, trên khăn đóng còn có chữ "Đạo" hay hình "Thiên Nhãn". Không biết tự bao giờ, chiếc khăn đóng trở nên hình ảnh đặc trưng của văn hoá VN, NCGL xin giới thiệu bài viết của tác giả Mạc Tuấn đăng trên báo Sài Gòn Giải Phóng- Chúa nhựt 11-2-2007 do Chí Như sưu tầm.

    Họa phúc - Sanh tử / Lê Anh Minh dịch
    Tư tưởng Đạo gia 道家思想 ● Lê Anh Minh dịch 16. HỌA PHÚC  禍 福 – SINH TỬ  生 死 345. Họa hề phúc chi sở ỷ. Phúc hề họa chi sở phục. Thục tri kỳ cực. Kỳ vô chính. Chính phục vi kỳ, thiên phục vi yêu. Nhân chi mê, kỳ nhật cố cửu. Thị dĩ thánh nhân, phương nhi bất cát, liêm nhi bất quế, trực nhi bất tứ, quang nhi bất diệu. [Đạo Đức Kinh, chương 58] 禍兮,福之所倚,福兮,禍之所伏。孰知其極?其無正。正復為奇,善復為妖。人之迷,其日固久!是以聖人方而不割,廉而不劌,直而不肆,光而不耀。《道德經 • 第五十八章》 【Dịch】Họa là chỗ dựa của phúc; phúc là chỗ dựa của họa. Nào ai biết đâu là điểm cực hạn? Không có sự công chính sao? Công chính rồi lại thành gian tà; thiện rồi trở thành ác. Con người u mê đã quá lâu rồi! Cho nên thánh nhân tuy vuông vức mà không hại ai, tuy góc cạnh mà không tổn thương ai, tuy ngay thẳng nhưng không khắc nghiệt với ai, tuy sáng rỡ nhưng không chói lòa mắt ai.

    Nguyên lý Thiên địa vạn vật nhất thể / Trích quyển Yếu Điểm Giáo Lý Đại Đạo
    Ý NGHĨA CỦA NGUYÊN LÝ Sự khảo sát các mối tương đồng tương quan giữa các phạm trù THIÊN ĐỊA, VẠN VẬT và CON NGƯỜI đã làm nổi bật kết đề NHẤT THỂ của nguyên lý. Đó là niềm xác tín vũ trụ vạn vật nhất thể. Nhất thể về bản chất, nhất thể về năng lực chuyển hóa, phát sinh, nhất thể trong quy luật dịch biến không ngừng. Bởi thế mà nhất thể trong vạn thù, trong vĩnh cửu và trong không gian vô định. NHẤT THỂ, đó là TUYỆT ĐỐI THỂ Thế nên nguyên lý đã quy chiếu vũ trụ vạn vật về Thượng Đế và kết luận khả năng tiến hóa của vạn vật, nhất là khả năng hiệp nhứt của Con Người với Thượng Đế. Với nguyên lý này, giáo lý Đại Đạo nhắc nhở tình thương yêu ruột thịt giữa nhân loại, và của nhân loại đối với vạn vật chúng sanh. Nguyên lý còn cho con người niềm hy vọng vô biên ở tương lai cao đẹp của mình. Đức Chí Tôn mở Đạo kỳ ba đã trao cho loài người một phán định và là một tin mừng: " Thầy là các con, các con là Thầy." Những ai đã có đức tin nơi Thượng Đế, hãy có đức tin mạnh mẽ nơi chính mình, sẽ đi đến tận cùng con đường chánh đạo, tiến hóa trở về Bản Nguyên Nhứt Thể, bất sanh bất diệt. *  *  *

    Khả năng hội nhập thế giới của đạo Cao Đài / Ban Biên Tập
    Trước khi đi vào vấn đề,  cũng cần phân tích kỹ ý nghĩa hai chữ "hội nhập". Từ ngữ này khá mới, và gần đây được nhắc đến thường xuyên do những bước đột phá về kinh tế của Việt Nam trước xu thế kinh tế toàn cầu.

    Xuân khởi Phục / Thánh giáo Đức Đạo Tổ
    THÁI hoà xuân khởi Phục[1] và Lâm, THƯỢNG trí[2] gieo trồng khắp cõi tâm; LÃO noãn non già theo đúng độ, QUÂN bình trong đạo mới huyền thâm. [1]Quẻ Địa lôi phục= tiết đông chí (nhất dương) Quẻ Địa trạch lâm (nhị dương) rồi kế tam dương là Địa thiên thái. [2]Thượng trí là bậc "cần nhi hành chi".

    Xuân đến con vui với tiết xuân,
    Hãy đem đạo lý độ người trần,
    Trong cơn mê muội xa ngôi vị,
    Thức tỉnh lên đường học thánh nhân

    Đức Chí Tôn, Ngọc Minh Đài, 29-12 Bính Ngọ, 08-02-1967

    Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


    Hãy gửi góp ý của bạn tại đây