Giao lưu và hợp lưu để trường lưu / Ban Biên Tập
    Hai chữ “giao lưu” đem lại ấn tượng về những mối quan hệ đa phương nhắm đến sự thông cảm, hiểu biết, hợp tác với nhau giữa các thành phần xã hội, giữa các thế hệ, giữa các đoàn thể trong nước hay quốc tế. Trong thời đại hiện nay, những tiến bộ không ngừng về giao thông, truyền thông đã làm nở rộ phong trào giao lưu trên toàn thế giới. Xu thế đó phù hợp với văn minh thời đại, với kỳ vọng sống chung hòa bình và tiến bộ của các dân tộc trên thế giới.

    PHÁP QUÁN THẾ ÂM Lục Tự Đại Minh Chơn Ngôn / Giáo sĩ Hoàng Mai
    Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn - Om Mani Padme Hum là một câu thần chú tiếng Phạn, phiên âm ra tiếng Việt bằng nhiều câu sau đây: • Án ma ni bát di hồng. • Om ma ni bát mê hồng. • Úm ma ni bát rị hồng, được xem là thần chú quan trọng và lâu đời nhất của Phật giáo Tây Tạng để cầu nguyện Đức Quán Thế Âm Bồ Tát (Avalokiteshvara). “Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn” : Chân ngôn sáng rõ bao gồm sáu chữ, trong đó, AUM (OM, ÁN, UM) là một tiếng thiêng liêng đã có từ 1.200 năm trước C.N, không chỉ trong Bà La Môn giáo (Ấn Độ giáo), Phật giáo, mà còn ở nhiều giáo phái khác, nên có hàng 100 ý nghĩa khác nhau: AUM là tượng trưng cho năng lượng của vũ trụ, là sự sống vĩnh cửu, là định luật phổ biến, là ánh sáng hiện hữu khắp nơi, là nhịp điệu vũ trụ, là sức mạnh sáng tạo, là biểu hiện cụ thể của Chân Như, là tinh hoa con người và vạn hữu.v..v.

    Cảm tưởng nhân ngày lễ thành đạo của đức Quan Thế Âm Bồ Tát / Huyền Như Như Tịnh
    “Dầu ở MINH LÝ THÁNH HỘI , dầu ở Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, dầu cư sĩ tại gia, hãy tạo cho mình một tư tưởng, hãy chọn cho mình một việc làm khả dĩ gọi là tư tưởng trong lành, việc làm Đạo đức thanh cao Thánh thiện. Đó là tự mình đã tạo cho mình có những lương phương diệu dược, có đạo linh phù hộ mạng, và cũng là có được nhịp cầu thông cảm cùng Phật, Tiên, Thánh, để được hộ trì dắt dẫn ở kiếp hiện sanh và thoát thai Thánh hóa ở kiếp lai sanh.

    Lòng vị tha / Huệ Chơn
    Những bậc Vĩ Nhân danh lưu thiên cổ đó toàn là những người có một nội lực vị tha phi thường. Vậy đề tài “LÒNG VỊ THA” mà tôi sẽ đem ra bàn hôm nay đây để chúng ta tự vấn phải chăng chỉ có những nhân vật vĩ nhân trong quá khứ vừa kể trên mới có cái nội lực phi thường đó? Còn chúng ta nay đây thì sao? Và tấm lòng vị tha đó, nó có ích lợi gì cho ai chăng, có ích lợi chi cho đời sống đạo lý của chúng ta hay không, và phải làm sao cho có tấm lòng vị tha? Vậy xin thỉnh quí vị chịu khó kiên nhẫn trong một tiếng đồng hồ để theo dõi giáo lý Cao Đài nói sao về việc nầy.

    HAI ĐƯỜNG ĐI ĐẾN CÁI TÂM / Thanh Long
    Con đường đi đến chỗ trực nhận cái tâm tuy muôn nghìn lối nẻo, song tựu trung lại chỉ có hai hướng chính mà thôi. Cũng phải nói thêm rằng, chỉ đến Tam Kỳ Phổ Độ con người mới thực sự được ban trao một khả năng mới không hạn định vào bất cứ phương cách chi tiết nào miễn sao việc đó nằm trong phạm vi của pháp môn Tam Công, đây chính là tổng pháp tông của người Cao Đài.

    Thiền là tâm vô niệm. Định là dừng lại tất cả. / Đức Như Ý Đạo Thoàn Chơn Nhơn
    Này chư hiền đệ muội ! Thiền là tâm vô niệm. Định là dừng lại tất cả. Chỗ công phu này đòi hỏi hành giả phải ngày ngày tu tập để đến khi cần hòa hợp cùng vận khí cơ thiên, mới có đủ tinh thần mà phóng điển lực trong cuộc điều hành vận chuyển, từ nhơn thân đến vũ trụ. Nếu công phu còn hời hợt non kém, nhân thể còn bị bốn mùa tám tiết đổi thay, đời sống vật chất lại chi phối rất nhiều làm tinh thần mờ mịt, nên vào thiền, tâm chưa dứt niệm, thân thể nặng nề, tê nhức, ngứa ngáy đủ điều, định chưa được nên bị hôn trầm ngủ gà ngủ gật, ngồi lưng chưa thẳng nên tâm hỏa không thông, đầu cúi quá tầm thân cong nên thổi phù chưa suốt. Đó là bịnh chung của hành giả, nên chi công phu còn non kém, cần có tịnh đường kín đáo để tránh hàn khí tà độc nhiễm vào sanh bịnh.

    BÀI CHỮ TÂM CỦA ĐỨC BÁC NHÃ THIỀN SƯ / Đức Bác Nhã Thiền Sư
    Tâm rộng lớn trùm bao trời đất, Đức tạo sanh muôn vật tinh cầu. Buông ra trải khắp đâu đâu, Gom về còn nhỏ hơn đầu sợi lông. Muốn nói không, thật không hằng cửu, Nói có thì thật hữu chơn thường. Ở Trời làm chủ âm dương, Nơi người nhơn nghĩa kỷ cương pháp quyền.

    PHÁC HỌA CHÂN DUNG NGƯỜI TÍN HỮU CAO ĐÀI / Thiện Chí sưu tầm
    Đức Vạn Hạnh Thiền Sư dạy: “(. . .) Luận về trong lãnh vực tu học, nơi đây nói riêng, toàn đạo nói chung, đã có lắm người đọc qua nhiều kinh điển, hiểu nhiều nguyên tắc hành đạo, nói lời đạo lý rất là thông suốt, nhưng tự mình hiểu mình gẫm lại chưa có mấy ai! Chư đạo hữu suy nghĩ một phút đi rồi sẽ thấy lời Bần Tăng nói đó là thế nào? Tự hỏi mình là ai? Mình nơi đây không phải là tên X,Y,Z, cũng không phải là chú Ba, bác Năm, dượng Bảy, cậu Chín mà các cháu xưng hô hằng ngày. Vậy chớ mình là ai? Trong một ngày qua, có lúc mình là phật, có lúc mình là tiên, có lúc mình là thánh, thần, cũng có lúc mình quá phàm phu tục tử, và cũng có lúc mình là ngạ quỉ súc sanh. Như vậy, hỏi lại mình là ai? Cũng đồng thời một nhục thể này, nhưng nhục thể ấy cũng không phải là mình. Chính những nguồn tư tưởng phát xuất từ nội tâm ấy đã đánh giá con người mình là phật, tiên, thánh, thần, phàm phu hoặc ngạ quỷ súc sanh…” (1)

    Ý thức phản tỉnh - Một nét đẹp nhân văn trong thơ thời Trần / PGS.TS Đoàn Thị Thu Vân
    Những nỗi niềm nhân sinh mang ý nghĩa tríết học xuất phát từ sự phản tỉnh của tâm thức khao khát tìm kiếm lẽ thật của đời người đã dẫn dắt con người đi đến cảm nhận sâu sắc về nỗi cô đơn cũng như những bi kịch tất yếu của kiếp người để chấp nhận nó và hóa giải nó một cách “tùy duyên” bằng cái tâm trong sáng và an định. Mặt khác, những nỗi niềm nhân sinh mang ý nghĩa xã hội xuất phát từ sự phản tỉnh của tấm lòng lo đời thương dân đã mang đến cho con người trong thơ vẻ đẹp của sự quên mình và tận tụy. Nét đẹp nhân văn ấy phải chăng đã góp phần không nhỏ khẳng định nhân cách lớn lao của con người thời Đông A cũng như dấu ấn khó phai của một thời đại thơ ca một đi không trở lại.

    Tâm ơi . . .tâm! / Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
    Có một tử tù kia suốt đời làm việc tội lỗi, giết người, trộm cướp, lòng dạ rất xấu xa. Trước khi bị xử tử, anh ta hối hận; và để chuộc lại tội lỗi của mình, anh xin hiến trái tim của mình cho người cần thay tim. Nhưng sau đó không bệnh nhân nào dám nhận trái tim của anh, vì sợ sau này cũng độc ác như anh! Văn hoá Đông Tây tuy có nhiều khác biệt, nhưng đều lấy “tâm” diễn tả tình cảm của con người. Chúng ta thử tìm hiểu ý nghĩa của chữ “tâm”.

    Chữ tu / Cao Triều Thiền Tâm bình giảng Th.giáo Đức Vạn Hạnh Thiền Sư
    Đạo ở trong người chẳng phải xa, Đừng đi tìm kiếm khắp ta bà, Tâm linh lúc ẩn khi bày hiện, Mặc mặc tham thiền sẽ lộ ra.

    ĐIỀU NGƯỜI ĂN CHAY CẦN BIẾT! / Quach Hiệp Hưng
    Kinh gởi ban biên tập của NhipCauGiaoLy.com. Tiểu đệ vừa đọc được 1 bài viết nói về ăn chay và thực tế của các món chay giả mặn, kính mong gởi đến ban biên tập để được phổ biến đến đồng đạo gần xa. Kính chúc quý huynh tỷ trong ban biên tập sẽ tràn đầy sức khỏe và nhận được hồng ân của Thầy Mẹ để tiếp tục có những bài viết hay và bổ ích. Trân Trọng.

    Mong sao em mến hiểu lòng này,
    Sắp xếp gia đình cho khéo tay,
    Dành để ngày giờ hành đạo sự,
    Tô bồi âm chất mới là hay.

    Đức Vân Hương Thánh Mẫu, Chơn Lý Đàn, 26-01 Quý Sửu, 28-02-1973

    Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


    Hãy gửi góp ý của bạn tại đây