Cao Đài giáo kế thừa và phát huy văn hoá văn học dân tộc / Hồng Phúc
    Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ hay Cao Đài giáo ra đời từ năm 1925-1926, cho đến nay đã trải qua gần 2/3 thế kỷ, thời gian cũng gọi là dài so với đời sống con người, nhưng so với những tôn giáo khác, Cao Đài còn rất trẻ. Từ đó đến nay, không kể đến những thăng trầm của cơ Đạo, tôn giáo Cao Đài đã phải chịu rất nhiều sự chê bai, chỉ trích, ngộ nhận của đủ mọi giới trong xã hội không kể lương hay giáo. Nhưng theo thời gian, với con số từ 500 000 tín đồ sau vài năm Đạo khai, lên đến trên 1 triệu tín đồ vào năm 1937 và đến nay hơn 5 triệu, Cao Đài giáo đã tự khẳng định được vị thế của mình trong vai trò một tôn giáo với đầy đủ ý nghĩa và quyền pháp.

    SỐNG ĐỜI BÌNH DỊ-SỐNG ĐẠO TỰ NHIÊN / Thiện Chí
    Học Lão Tử Đạo Đức Kinh, ngoài giáo thuyết vô vi, chúng ta vẫn tìm thấy những bài học rất thực tiễn áp dụng cho đời sống an lạc giữa xã hội. Trong đó, có thể khái quát thành hai phương diện: _ Sống đời bình dị _ Sống đạo tự nhiên

    TÌM HIỂU VỀ NỀN NHÂN VĂN HỌC VÀ NHÂN HỌC / Phan Thị Bảo Trân
    Tóm lược. Lịch trình hành đạo của Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo – phần tu sĩ có một nội dung là “Nền nhân văn học phải hiểu”. Để thực hiện một phần lịch trình hành đạocủa Cơ Quan, bài viết này trình bày khái quát về nền nhân văn học, và một bộ phận của nó là ngành nhân học.

    Năm Mới Tư Tưởng Mới / Ban Biên Tập
    Nếu kể từ đêm giao thừa Bính Dần 1926 đến giao thừa Ất Mùi 2015 này thì người Cao Đài đã trải qua 79 lần đón mùa xuân Đạo. Giao thừa là giờ khắc chuyển đổi của thời gian, đồng thời với không gian, cảnh vật, sinh hoạt và tâm tư con người. Thời khắc ấy càng đến gần, mọi người càng hối hả sửa sang, trang hoàng, đổi cũ thay mới trong nhà ngoài cửa để đón mừng năm mới, mừng ngày tháng đầu tiên của một năm và sự khởi phát tân xuân.

    THỬ TÌM HIỂU TAM GIÁO ĐỒ CỦA MINH LÝ ĐẠO / Thiện Chí
    Theo nhiều văn bản của triết học và thần học, hình tròn còn là biểu tượng đặc trưng cho Thượng Đế, đấng tối cao. Trong Phật giáo, ta hay tìm thấy những hình vẽ, hình khắc các vòng tròn đồng tâm. Hình ảnh chúa Kito và các thánh trong thiên Chúa giáo thường có vòng hào quang hình tròn trên đầu. Nhiều nhà triết học đã so sánh tâm hình tròn với hình tròn ấy để nói lên mối quan hệ giữa Thượng đế với vạn vật được sáng tạo

    ĐỨC GIÊSU KITÔ ĐẤNG CỨU ĐỘ / Giáo sĩ Hồng Mai
    Hôm nay ngày Lễ Giáng sinh còn được gọi là ngày sinh nhật của Đức Giêsu Kitô. Hàng năm Giáo Hội Công giáo, môn đệ của Đức Giêsu Kitô khắp nơi trên thế giới đều tổ chức long trọng ngày lễ này. Đặc biệt, Giáo Hội Công giáo la-tinh mừng Lễ vào ngày 25 tháng 12, cũng là ngày những người thờ thần Mặt trời mừng “Mặt trời bất diệt”, có nghĩa là mừng Giáng sinh của Đức Giêsu Kitô, Đấng Giáo chủ của đạo Công giáo được gọi là “Ánh sáng thế gian”.

    Giêsu Kitô từ máng cỏ đến Thánh Giá / Thiện Chí
    Khi các thiên thần từ giã các mục tử mà về trời, những người này bảo nhau : "Nào, chúng ta đến Belem và xem điều đã xảy ra xem điều mà Thiên Chúa cho chúng ta biết". Họ hối hả đi tới và gặp, thấy bà Maria, Ông Giuse và Hài nhi nằm trong máng cỏ. Sau khi đã xem, họ cho biết điều họ đã được nghe nói về Hài nhi này. Và tất cả những người được nghe kể lại thì đều ngạc nhiên về điều mà các mục tử nói với họ.

    THỦY HỎA KÝ TẾ / Ban Biên Tập sưu tầm
    Ở vào thời Kí tế, việc lớn đã xong, còn những việc nhỏ cũng phải làm cho xong nữa, thì mới thật là hoàn thành. Hoàn thành rồi lại phải cố giữ được sự nghiệp; nếu không thì chỉ tốt lúc đầu thôi mà rốt cuộc sẽ nát bét. Nghĩa lúc trị phải lo trước tới lúc loạn.

    TỪ MẮT THẦN HORUS ĐẾN CÁC BIỂU TƯỢNG THIÊN NHÃN / Thiện Chí st.
    1. Nghiên cứu việc các tín ngưỡng hay tôn giáo chọn CON MẮT để thờ thần, người ta không khỏi ngạc nhiên từ thời Cổ Ai Cập (Predynastic Ancient Egypte 5.000-4.000BC) người Ai Cập xưa từng chọn con mắt làm biểu tượng thờ thần Horus. Thần Horus, theo tôn giáo Cổ Ai Cập là thần của cõi trời (sky god) có quyền năng bảo hộ (protection) và về chiến tranh (being the god of the sun, war and protection) . Đặc biệt, người Ai Cập cho rằng 2 con mắt của thần Horus thuộc về mặt trời (mắt phải) và mặt trăng (mắt trái). Họ đồng hóa mắt phải của Horus với thần mặt trời, thần Ra; và mắt trái với mặt trăng, thần Thoth . Hình tượng Horus trong các đền thờ là một nhân hình có đầu là đầu chim ưng (falcon). Do vậy, 2 con mắt của chim ưng làm tiêu biểu cho mắt thần Horus. Với xác tín này, một con mắt duy nhất đã đươc thiết kế làm biểu tượng chính cho thần Horus, nói lên đầy đủ quyền năng của vị thần là thần lâu đời nhất giữa các thần khác và là “quốc thần”

    MẸ MARIA HIỆN RA TẠI LỘ ĐỨC (Lourdes), PHÁP NĂM 1858 / Thiện Chí st.
    Chỉ 12 năm sau ngày Mẹ Maria hiện ra tại La Salette(1) với những lời báo động nghiêm khắc và nhiều biến cố kinh hoàng đã xảy ra trong thời gian ngắn trong năm 1846, và những việc khác còn chưa xảy ra, thì ngày 11 tháng 12 năm 1858, Mẹ Maria lại hiện ra tại Lourdes (Lộ đức). Lourdes là một thôn dã hẻo lánh ít người biết, thuộc miền Bigorre, trên triền núi Pyrénés, dãy núi phân ranh Pháp và Tây ban nha.

    THI TIÊN LÝ BẠCH / TỬ LA LAN
    Khi Đức Chí Tôn khai đạo Cao Đài tại Việt Nam, nhân gian mới biết Lý Thái Bạch năm xưa nay đã đắc tiên vị, đảm nhiệm trọng trách Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo Tam Kỳ phổ Độ. Tín đồ Cao Đài tự hào kính gọi Người là Đức Lý Giáo Tông. Vào đêm 17-8 Quý Tỵ( 1953), nhân ngày vía Đức Lý tại Đền Thánh, Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc đã kính cẩn gọi “Đó là người Anh Cả thiêng liêng quyền năng vô đối, linh hiển lạ lùng…”.

    TUỔI TRẺ ĐẠI ĐẠO VỚI VIỆC PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA ĐẠO ĐỨC DÂN TỘC / Bảo Trân
    Tóm lược. Bài viết này chủ yếu diễn giải lời dạy của Đức Lý Giáo Tông về việc cần phát huy truyền thống văn hóa đạo đức dân tộc của dân tộc Việt Nam theo đường lối Tam giáo quy nguyên, vạn giáo nhất lý và Thiên nhơn hiệp nhứt. Đây là đường hướng, chiến lược quan trọng giúp cho người tín đồ Cao Đài nói chung, tuổi trẻ Đại Đạo nói riêng góp phần thực hiện mục đích Đại Đạo là xây dựng thế đạo đại đồng. Từ khóa: dân tộc Việt Nam, dân tộc được chọn, văn hóa đạo đức, văn hóa dân tộc, Tam giáo quy nguyên, vạn giáo nhất lý, Thiên nhơn hiệp nhứt, bản thể đại đồng nhân loại

    Phổ là rộng khắp cùng thế giới,
    Thông là nguồn suối tới muôn phương,
    Giáo là dạy nẻo chỉ đường,
    Lý là lẽ thật chủ trương thới bình.

    Đức Lý Giáo Tông, 20-5 Ất Tỵ, 19-6-1965

    Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


    Hãy gửi góp ý của bạn tại đây