VỀ LÝ TƯỞNG XÂY DỰNG TÔN GIÁO TOÀN CẦU / Thiện Chí
    Trong lịch sử nhân loại, từ mấy ngàn năm, do nhu cầu tâm linh của con người, các tôn giáo đã lần lượt được các Giáo chủ sáng lập, truyền bá rộng rãi trên thế giới. Nhưng với bản sắc của nguồn gốc địa phương, bản sắc văn hóa của từng dân tộc, nền giáo lý và các nghi thức đặc thù, giữa các tôn giáo có nhiều dị biệt, khiến cho tín đồ của tôn giáo này không thông cảm, thậm chí không chấp nhận các tôn giáo khác. Tệ hại hơn nữa, kỳ thị lẫn nhau, dẫn đến tranh chấp hay chiến tranh tôn giáo.

    Xuân thiên nhiên sẽ đến, Xuân thánh đức chưa về / Thiện Chí
    Xuân thiên nhiên vẫn đến theo chu kỳ tứ quý. Thiên nhiên thuộc về nguyên lý tự nhiên [1] . Tự nhiên tức Đạo. Thế nên, dù muốn, dù không, năm nào Xuân cũng đến. Chật vật trong cuộc sống, hay bôn ba khắp chốn, ly hương; chợt thấy cành đào ướm nụ, nhà ai chưng mấy chậu mai; ngộ ra, không gọi, không mời Xuân đến âm thầm tự nhiên. Khách bèn hít một hơi dài. . . . khí Xuân man mác đâu đây?

    ĐI TÌM TÔN GIÁO TOÀN CẦU HAY THỰC THỂ ĐẠO CỨU THẾ / Thiện Chí
    Từ thuở hoang sơ của địa cầu, loài người đã trải qua nhiều nỗi hãi hùng do biến động của thiên nhiên đất trời, nên nảy sinh tín ngưỡng mộc mạc, tôn thờ những sức mạnh vô hình. Dần dần theo đà phát triển của sinh hoạt tâm linh, tín ngưỡng đa thần xuất hiện. Từ dó, nhiều hình thức, nhiều nghi tiết bày tỏ đức tin đã hình thành đa tạp tùy theo tâm thức hướng về thần linh của mỗi bộ lạc, mỗi sắc tộc. Kỳ thị, mâu thuẩn, chiến tranh cũng phát sinh từ đó. Rồi theo đà tiến hóa, văn minh, tín ngưỡng tâm linh cũng phát triển, định hình, tổ chức thành tôn giáo; tôn giáo của mỗi dân tộc có xuất xứ riêng, có giáo chủ và nền giáo lý đặc thù. Lịch sử càng lâu dài, tính đặc thù càng sâu sắc, dị biệt càng nặng nề gây ra đố kỵ, phản bác lẫn nhau, dẫn đến, chiến tranh hay khủng bố. . .tạo nên bộ mặt đen tối của tôn giáo thế giới.

    THỰC THỂ ĐẠO CỨU THẾ KỲ BA / Thiện Chí
    Từ thuở hoang sơ của địa cầu, loài người đã trải qua nhiều nỗi hãi hùng do biến động của thiên nhiên đất trời, nên nảy sinh tín ngưỡng mộc mạc, tôn thờ những sức mạnh vô hình. Dần dần theo đà phát triển của sinh hoạt tâm linh, tín ngưỡng đa thần xuất hiện. Từ dó, nhiều hình thức, nhiều nghi tiết bày tỏ đức tin đã hình thành đa tạp tùy theo tâm thức hướng về thần linh của mỗi bộ lạc, mỗi sắc tộc. Kỳ thị, mâu thuẩn, chiến tranh cũng phát sinh từ đó.

    ĐẤNG TỪ BI QUAN THẾ ÂM / Giáo sĩ Kim Dung
    Nơi cõi thế gian này từ xưa cho đến nay danh xưng “QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT” đã ăn sâu vào lòng chúng sanh, không ai là không biết đến Ngài, vì Ngài nguyện vào tận chốn khổ đau để cứu khổ chúng sanh. Hôm nay, 19-6 âm lịch, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo thiết lễ kỷ niệm ngày Thành đạo của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát, nhân giây phút trang trọng này, đạo muội xin cùng tất cả chư vị lắng lòng đốt nén tâm hương thành kỉnh hướng về Ngài, đồng tưởng niệm chiêm ngưỡng công đức vô lượng của một vị Phật đã thành Đạo từ lâu rồi nhưng có lời đại nguyện ở cõi Ta bà để tầm thinh cứu khổ cứu nạn cho chúng sanh từ xưa đến nay và mãi mãi.

    Cái nhìn mới về tôn giáo của các nhà nghiên cứu ở Việt Nam hiện nay / TS. Phạm Huy Thông
    Do bị ảnh hưởng của khuynh hướng thiên tả ở một số nước theo chủ nghĩa xã hội, nên tôn giáo ở nước ta trước đây thường được xem xét dưới góc độ chính trị và chỉ thấy những mặt tiêu cực. Khoảng độ vài chục năm trở lại đây, với quan điểm đổi mới, các nhà nghiên cứu ở Việt Nam đã có cách đánh giá xem xét khá mới mẻ với vấn đề luôn được coi là “nhạy cảm và tế nhị”- đó là tôn giáo.

    GIẢI NGHĨA KINH THAM THIỀN VÀ KỆ HỒI HƯỚNG / HUỆ CHƠN
    Câu 6 : Hầu khi xuất vía, non bồng lần lên. Câu 7 : Tìm ra lý chánh, luật thiên . Câu 8 : Không làm tội lỗi, tham thiền phát minh. Câu 9 - 10 : Ngồi yên cửu khiếu trong mình, Mở mang thấu đáo, thông linh cơ mầu. GIẢI NGHĨA KINH THAM THIỀN VÀ KỆ HỒI HƯỚNG

    PHẢN TỈNH NỘI CẦU / HUỆ CHƠN
    Tưởng niệm ngày qui tiên của Đạo Trưởng Huệ Chơn, ngày 27 tháng 3 Ất Mùi (15/5/2015) mời quí đạo hữu đọc bài viết "PHẢN TỈNH NỘI CẦU" của ĐT. Huệ Chơn đã giảng năm 1995.

    Tôn Giáo, Nghệ Thuật, Triết Học và Khoa Học. / Cư sĩ Minh Đạt
    Nghệ thuật không thể là cái cầu nối giữa Khoa học, Triết học với Tôn giáo. Không thể là cầu nối giữa hai bờ sông. Không thể là cầu nối giữa hai đỉnh núi. Không thể là cái cầu. Nhưng nó là sự nối tiếp giữa chủ quan và khách quan, giữa cái logic và cái phi logic, giữa bên ngoài và bên trong, giữa hôm nay và ngày mai.

    TÂM LINH TRÊN ĐƯỜNG TIẾN HÓA / Thiện Chí
    TÂM LINH TRÊN ĐƯỜNG TIẾN HÓA Những năm cuối của thế kỷ XX có nhiều nhà nghiên cứu đã tiên đoán rằng thế kỷ XXI sẽ mở sang một kỷ nguyên mới, đó là kỷ nguyên của tâm linh. Nếu đúng như thế, quả rất mừng, vì chúng ta là những người có đức tin, đang cố gắng rèn luyện tâm linh của mình để được tiến hóa. Nhưng để thật tự tin và đức tin được vững vàng, chúng ta tự hỏi đó có phải là những suy diễn hay những ảo tưởng vô căn cứ của một số nhà nghiên cứu không? Thật ra, nếu xét kỹ lịch sử nhân loại cũng như quá trình văn minh thế giới thì luận cứ trên cũng không có gì mới lạ. Bởi vì “Vật cùng tất biến” và “Âm cực Dương sinh”. Hai câu nói ngắn ngủi ấy tuy đơn giản nhưng là những nguyên lý, những quy luật chi phối toàn thể vạn vật, vạn sự trong vũ trụ. Vũ trụ dịch biến, tinh thần và vật chất tất cả đều nằm trong quy luật ấy, lặp đi lặp lại theo thời gian bằng những chu kỳ không ngừng nghỉ, nghĩa là cùng rồi biến, biến rồi thông, tạo thành lịch sử, mà lịch sử là gì? _ Lịch sử là cuộc biến thiên, là hành trình tiến hóa của vạn vật chúng sanh.

    BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU VĂN HỌC THÔNG CÔNG CỦA ĐẠO CAO ĐÀI (QUA VIỆC KHẢO SÁT CỨ LIỆU “THÁNH GIÁO SƯU TẬP”) / Võ Minh TRung
    Đạo Cao Đài (tên gọi tắt của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ) được khai minh trên mảnh đất Việt Nam vào những năm 20 của thế kỷ trước. Theo đức tin của đạo hữu, tôn giáo này do Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế (hay còn gọi là Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát) mở ra tại Việt Nam vào đầu thế kỷ XX qua huyền diệu cơ bút thông linh mà thâu nhận, truyền dạy các đệ tử mà về sau là những tiền khai xây dựng nên.

    VĂN HÓA CAO ĐÀI QUA NGỌC ĐẾ CHƠN TRUYỀN (HT.BẠCH Y) / HỘI THÁNH BẠCH Y
    Để có thể nói được một cách đầy đủ và có hệ thống về mối tương quan giữa văn hóa Cao Đài và văn hóa đạo đức của dân tộc Việt Nam đòi hỏi đại cộng đồng Cao Đài cùng nhau phát huy trí tuệ tập thể của từng Hội Thánh, từng tổ chức trong nhà Đạo Kỳ Ba; tức là tất cả đồng tâm hiệp sức để nghiên cứu vấn đề một cách thâm sâu, thấu đáo, và đòi hỏi đầu tư thật nhiều thời gian, tim óc... Mỗi một Hội Thánh, một tổ chức Cao Đài nếu làm sáng tỏ được những nét độc đáo của văn hóa Cao Đài, văn hóa đạo đức dân tộc và trình bày rõ ràng theo góc nhìn của mình, thì khi tổng hợp lại tất cả các công trình ấy, ắt hẳn đại cộng đồng Cao Đài sẽ có được một kết quả chung thật mỹ mãn.

    Các con tuân lịnh của Thầy ban,
    Độ thế qua cơn thế khổ nàn,
    Đem tiết xuân gieo cùng khắp chốn,
    Để đời tận hưởng thú vinh quang.

    Đức Chí Tôn, Ngọc Minh Đài, 29-12 Bính Ngọ, 08-02-1967

    Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


    Hãy gửi góp ý của bạn tại đây