Ngài Ngô Văn Chiêu, một con ngưới, một nhân cách / Huệ Nhẫn
    Đức Ngô Minh Chiêu là vị đệ tử đầu tiên của Đức Cao Đài Thượng Đế; đứng đầu một nhánh Đạo của Cao Đài giáo: Nội giáo Tâm truyền, chuyên lo tịnh luyện tu đơn (còn gọi là Chiếu Minh), Ngài đã đắc Đạo vào hàng Đại Tiên, để lại nhiều sự kính mến và ngưỡng vọng. Các Hội Thánh nhánh Phổ độ, nhiều nơi cũng thờ Ngài trên Thiên Bàn. Bài viết này nhằm khắc họa lại vài nét về con người, về nhân cách sống của Ngài Ngô khi còn sanh tiền, kể cả thời gian Ngài chưa biết Đạo. Nói theo giáo lý Cao Đài đó là phần Nhơn đạo của Ngài; chủ ý cho thấy Ngài Ngô cũng sinh ra và lớn lên như một con người bình thường, và cuối cùng Ngài trở thành một nhân vật phi thường.

    Đời Đạo song tu / Thiện Hạnh
    1. QUAN NIỆM BẤT CẬP ° Đạo đồng nghĩa với tôn giáo? Người ta thường cho rằng Đạo đồng nghĩa với tôn giáo. Thực ra, Đạo là nguyên lý tối thượng vận hành khắp cả càn khôn vũ trụ. Mặc dù con người không hình dung được Đạo, không cảm nhận được Đạo nhưng Đạo vẫn bàng bạc khắp trong không gian vô biên và thời gian vô tận, Đạo vẫn chan hòa trong mọi sinh hoạt đời sống của con người. Trong khi đó, tôn giáo chính là những phương tiện để đạt đến cứu cánh của Đạo. Tôn giáo có thể được xem như những cánh cửa để con người bước vào tìm cầu lẽ Đạo tận bên trong sâu thẳm. Tôn giáo ấy cửa vào tìm Đạo, Đạo là đường hoài bão nhơn sanh, Người tu ý thức tri hành, Hễ vào cửa đạo chí thành mà tu. [ Đức Giáo Tông Đại Đạo, TLĐ, 20-5 Ất Tỵ (19-6-1965)]

    Atman & Brahman / Trần Ngọc Tâm s.t
    Atman & Brahman MichaelJordan • Bản Việt ngữ: Phan Quang Định Trần Ngọc Tâm s.t Hai khái niệm triết lý quyện vào nhau, “tự ngã” ATMANvà “toàn thể” BRAHMAN, nằm ngay tại trung tâm của Ấn giáo, thế nhưng ý nghĩa của chúng thật khó hiểu đối với một người Tây phương và, thật thế, ý nghĩa của các từ đó cũng chưa phải hoàn toàn được nhất trí ngay trong nội bộ Ấn giáo. Tuy nhiên những giải thích thường được đồng ý, là những luận giải chứa đựng trong VEDANTA tức những đoạn kết của bộ UPANISHADS.

    Từ Luật Cảm Ứng đến thế Thiên Nhân Hiệp Nhất trong Tam Kỳ Phổ Độ / Thiện Chí
    Kính thưa quý vị, Hôm nay là ngày Lễ Vía Đức Thái Thượng Đạo Tổ, đồng thời là ngày kỷ niệm chu niên 45 năm hành đạo của Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo. Như thông lệ, chúng tôi được vinh hạnh hầu chuyện với quý vị một đề tài đạo đức. Như quý vị đã biết, Đức Thái Thượng Đạo Tổ là một trong Tam giáo Đạo Tổ mà Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ tôn thờ dưới Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế và Đức Diêu Trì Kim Mẫu.Ngài là đấng: “Tiên thiên khí hóa Thái Thượng Đạo Quân, Thánh bất khả tri, công bất khả nghị, Vô vi cư Thái cực chi tiền, Hữu thỉ siêu quần chơn chi thượng” Tức nguồn gốc của Ngài là khí Tiên thiên, sự minh triết và công đức của Ngài không ai có thể nghị luận rốt ráo nỗi. Khi trời đất chưa sanh thì Ngài thuộc về Vô vi, trước khi Thái cực xuất hiện. Khi Thái cực bắt đầu sanh hóa, thì Ngài là đấng cao siêu hơn tất cả các đấng Tiên Thánh khác

    Tu hành / Dương Thanh
    Chúng ta theo lẽ thường tình hay dùng từ Tu Hành để chỉ các vị chức sắc tôn giáo cùng những vị hiến thân ở chùa, thất, gọi như vậy thật ra chưa đúng, bởi tuy là các vị ấy hiến thân nơi cửa Đạo, đang làm một số công việc đạo, nhưng chưa được thọ truyền Bí pháp để trau tâm, luyện tánh thì không thể gọi là có tu hành được.

    Khái quát về cơ bút Đạo Cao Đài / Thiện Hạnh
    Từ năm 1902 đến năm 1919, Ngài Ngô Văn Chiêu đã vài lần đến hầu đàn Tiên tại Thủ Dầu Một, Tân An, Cần Thơ để cầu Ơn Trên ban thuốc chữa bệnh cho thân mẫu. Trong những dịp nầy, Ngài Ngô đã được các Đấng thiêng liêng nơi cõi vô hình kê toa thuốc và khuyến tu. Có thể nói, Ngài Ngô có nhiều nhân duyên với đàn cơ thỉnh Tiên.

    LƯỢC THUẬT VÀ CẢM NGHĨ VỀ ĐẠI HỘI TÔN GIÁO THẾ GIỚI 2009 / Đại Bác (Minh Lý Đạo)
    Đại Hội Tôn Giáo Thế Giới trong những thập niên gần đây được tổ chức khoảng năm năm một lần, đã diễn tiến lần thứ 5 từ ngày 3 đến ngày 9 tháng 12 năm 2009 tại Melbourne, Úc. Đại hội nầy đã tạo một dịp để các thành viên của mọi tổ chức tôn giáo và tâm linh toàn cầu chia sẻ về truyền thống của mình, tìm hiểu về các truyền thống tôn giáo và tâm linh khác, đối diện đàm thoại và kết nối với các thân hữu có những mối quan tâm chung.

    Hãy mở rộng trái tim / Xuân Mai
    Ta không bảo các em chinh phục thiên hạ, mà bảo các em tự thắng các em và phục vụ cho thiên hạ. Hãy lấy niềm vui khi làm cho kẻ khác. Hãy lấy làm hãnh diện khi xả thân cho tha nhân.”(Ngọc Minh Đài, 29–12 Bính Ngọ (08–02–1967).)

    Đức hy sinh / Võ Đức Nhẫn
    “Mình đã vào Đạo, đã hy sinh rượu ngon thịt béo để trai lạt, đã hy sinh giờ giấc thụ hưởng để đi đó đi đây, thức hằng đêm này qua đêm khác để hành đạo, đã hy sinh tiền bạc và sức khỏe để phụng sự đạo mà không thể hy sinh lòng tự ái tự cao, không thể hy sinh mọi chấp ngã do tai nghe mắt thấy hay sao? Nếu hy sinh những phương diện kia mà không hy sinh những phương diện này về nội tâm thì chẳng khác nào như nước đổ lá môn hoặc nước rót vào giỏ (…).”

    TAM DƯƠNG KHAI THÁI / Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo
    THI Tam dương khai thới yến phi hồi, Đại Đạo phùng xuân nhứt tửu bôi, Thế thượng vô nan xuân bất tận, Ngô tâm ứng hiện thị thiên thời.

    Thánh giáo giao thừa / Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo
    Cơ QuanPhổ Thông Giáo Lý, Tý thời 30 rạng mùng 1 Đinh Tỵ (17.02.1977)

    Đàn giao thừa / Đức Vô Cực Từ Tôn
    Thiên Lý Đàn, Tý thời 29 rạng mùng 1 tháng Giêng Canh Tuất (5-2-1970) (Đàn Giao Thừa)

    Tà thần thấy người đang dục vọng,
    Đã tu hành còn mộng mị huyền,
    Thừa cơ khuyến dụ rủ ren,
    Thiêu thân đành phải vì đèn lụy thân.

    Đức Quan Âm Bồ Tát, Liên Hoa Cửu Cung, 03-01 Ất Tỵ, 04-02-1965

    Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


    Hãy gửi góp ý của bạn tại đây