Ơn Thiên triệu / Trúc An
    . . .Trở lại với chúng ta, những con người sẽ bước đi trên con đường chí hướng của cô giáo lý viên ấy, Đạo Muội nghĩ cũng như cô, không thể một mình chiến đấu với quỷ dữ nếu không có sức mạnh siêu nhiên. Vì thế, mình phải “sửa mình trong sạch” để Thầy ngự vào mà dìu dắt mình vượt qua những khó khăn thử thách, có trừ được ma quỷ nơi chính mình, mới mong xua được ma quỷ nơi người.

    ĐÔI ĐIỀU TÂM ĐẮC KHI HỌC LỜI ĐỨC KHỔNG THÁNH VÀ TIÊN NHO / Huệ Ý
    ĐÔI ĐIỀU TÂM ĐẮC KHI HỌC LỜI ĐỨC KHỔNG THÁNH VÀ CÁC ĐẤNG TIÊN NHO DẠY Bài nói chuyện tại Hội trường Thuyết minh giáo lý Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý ngày 01-9 canh Dần (08-10-2010) . . .Đức Khổng Tử sanh ngày Canh Tý tháng 11 (tháng Tý) năm 21 đời vua Linh Vương Nhà Chu năm Canh Tuất (năm 551 trước tây lịch), tại huyện Khúc Phụ, Làng Xương Bình, nước Lỗ, nay thuộc tỉnh Sơn Đông. Cha đặt tên Khổng Khâu, tên chữ là Trọng Ni. Cha là Ông Thúc Lương Hột. Mẹ là bà Nhan thị Trưng Tại. - Năm ba tuổi đã thích cúng tế. - Thành nhân làm Uy lại coi việc tính toán đo lường. - Kế làm Tư chức lại coi việc chăn nuôi trồng tỉa. - Năm 34 tuổi diện kiến với Đức Lão Tử. Sau đó đi chu du liệt quốc. - Năm 56 tuổi về nước Lỗ giữ chức Trung Đô Tể (giữ quốc thành của nước Lỗ), kế làm quan Tư Không rồi Đại Tư Khấu kiêm Tướng quan (Tể tướng). Ngài thi hành pháp công chém đại phu Thiếu Chính Mão. - Khi hội với nước Tề ở Giáp Cốc, tài ngoại giao của Ngài buộc Tề phải trả các đất đã chiếm của nước Lỗ. Tài cao đức trọng thì bị nhiều dèm pha, Ngài phải từ chức ra đi. Từ năm 68 tuổi, Ngài chuyên vào công tác văn hóa để lại sự nghiệp cho muôn đời là san định Kinh: Thi, Thư, Lễ; tự viết kinh Xuân Thu và viết Thập Dực cho Kinh Dịch. . . .

    Tưởng niệm Đức Quảng Đức Chơn Tiên / Phạm Văn Liêm
    Bài nói chuyện của ĐH Phạm Văn Liêm ( Phó Chưởng Quản Cơ Quan Phổ Tế HT. Truyền Giáo Cao Đài) về cuộc đời, sự nghiệp của Cố ĐT. Huệ Lương Trần Văn Quế, nguyên Phối Sư Chủ Trưởng Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài, nhân buổi lễ Kỷ niệm Khai Minh Đại Đạo và Tưởng niệm Ngài (Tiên vị Quảng Đức Chơn Tiên)

    ĐẠO LÀ CON ĐƯỜNG DUY NHẤT CỦA VẠN LINH SANH CHÚNG / Thiện Chí
    Bài nói chuyện tại Hội trường Thuyết minh giáo lý Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo ngày Rằm tháng 10 Canh Dần (20-11-2010). Song song với lịch sử nhân loại, các tôn giáo lần lượt ra đời trên khắp thế giới do tín ngưỡng tự nhiên và đáp ứng nhu cầu tâm linh của con người. Đối diện cuộc sống thực tế của thế gian trong những thời kỳ đen tối do chiến họa, thiên tai, thù hận, gây ra thống khổ cho nhân sanh, các bậc Giáo chủ động lòng từ bi, lập nên các giáo thuyết, truyền bá đạo lý hầu phục hồi lương tâm con người và chấn chỉnh kỹ cương xã hội. Trước bao nhiêu nguy cơ đe dọa đời sống, con người đón nhận các tôn giáo như cứu tinh và suy tôn các Giáo chủ là Đấng cứu thế. Đó là lẽ đương nhiên, cũng là cơ hội để các tôn giáo cứu đời. Tuy nhiên, với mặc cảm tội lỗi và tự ti trước thần quyền, người đời trở nên thụ động, tiêu cực, mãi lo cầu xin cứu độ mà vô tình đánh mất bản vị cao quí của mình trong trời đất. Thế nên, người tín hữu bình thường sẽ lẩn quẩn trong cái đạo nhất thời, không ý thức cái Đạo vĩnh cửu là con đường tiến hóa miên viễn của chúng sanh.

    Nhiệm vụ người Thanh Thiếu Niên / Đức Cao Triều Phát
    Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, Tuất thời Rằm tháng 10 Tân Hợi (2-12-71) THI CAO cả thay ! vi diệu thay ! TRIỀU nguyên đại hội thế gian này; PHÁT huy nguồn sống chung nhơn loại, Cậy có thanh niên hiện hữu đây. [ . . .] Hỡi các em Thanh Thiếu Niên Phổ Thông Giáo Lý! Đứng trước tình thế đạo đời hiện tại, các em có băn khoăn, có ngỡ ngàng chăng trên đường phụng sự cho lý tưởng đời mình ? Thanh Thiếu Niên Phổ Thông Giáo Lý phải là cộng đồng lý tưởng. Nói cách khác là cộng đồng gương mẫu, làm thế nào xã hội trông vào nhận thấy đây là một xã hội an lành tiến bộ thu hẹp. . .

    Hiến Dâng / Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo
    NGỌC MINH ĐÀI, Tuất thời Rằm tháng Giêng Kỷ Dậu (3/3/69) GIÁO TÔNG ĐẠI ĐẠO THÁI BẠCH KIM TINH, Bần Đạo mừng chư hiền đệ hiền muội. THI : Thế loạn khuyên người rán định tâm, Huyền linh phép báu đã trao cầm; Gìn thân tế chúng cơn phong bão, Mới biết đạo mầu lý diệu thâm. Về phần Thanh Thiếu Niên, hãy trọn một ý chí tự nguyện hiến dâng trong số 12 thanh niên, 12 thiếu nữ tình nguyện để phục vụ chánh đạo hoằng dương chánh lý hầu nối tiếp con đường tạo thế nhơn hòa cho non sông an định, dân tộc thái bình. Phần tự nguyện nầy các trò hãy suy xét cho kỹ và cũng đừng sợ sệt gì cả, bởi đời người trước sau cũng phải tuần tự tiến đến, từ một đến kết quả của số định. Trong khoảng ấy, nếu các trò không muốn, hay hoặc muốn, cũng đặt mình vào một cương vị nào đó để tự lập đời mình, thì sự chọn lựa trên đường chân thiện mỹ sẽ là bảo đảm hơn trên các phương diện vi nhân xử thế.

    Ý nghĩa Ngũ nguyện / Đức Đông Phương Chưởng Quản
    Muốn nhứt thống tư tưởng để tiến đến nhứt thống lý tưởng phải hành thế nào? Giản dị lắm chư hiền đệ muội! Phương cách đó đã được hằng ngày tụng niệm mà mỗi người đạo không ai không thuộc làu phương pháp ấy. Đó là bài "Ngũ nguyện" vậy.

    Cửu huyền thất tổ / Thích Giác Hoàng
    Ý nghĩa của bốn chữ “Cửu Huyền Thất Tổ”

    Chu lễ và Thánh Chu Công / Trần Ngọc Tâm
    Những ai học Dịch đều hiểu rõ và nhớ ơn các Thánh – Phục Hy, Văn Vương, Chu Công Đán và Đức Khổng Tử. Đây là Tứ Thánh đã có công chế tác, san định và hoàn chỉnh bộ Thiên thơ Kinh Dịch cách đây mấy ngàn năm, và cho đến ngày nay vẫn được hậu thế tiếp tục học hỏi, nghiên cứu để áp dụng theo những lời dạy của các Thánh xưa trong bộ Kỳ Thư Bảo Điển này. Tài liệu viết về Đức Chu Công rất hạn chế – chỉ có trong quyển Luận Ngữ và Trung Dung ở chương 19. Nhưng không vì vậy mà chúng ta sẽ không tìm hiểu được thân thế và công đức to lớn của ngài. Bài viết sau đây để chúng ta tìm hiểu Lễ đời nhà Chu.

    VỊ THẦN MINH CAO NHẤT / Chí Thật
    Ca dao Việt Nam có câu: “Tu đâu cho bằng tu nhà; Thờ cha kính mẹ mới là chơn tu.” Kinh Tứ Thập Nhị Chương có dạy: “…Cha mẹ là vị Thần minh cao nhất trong các Thần minh.” Kinh Đại Tập có đoạn chép: “ Gặp thời không có Phật, khéo thờ cha mẹ tức là thờ Phật.” Qua đó, chúng ta thấy rằng đối với con cái, cha mẹ phải được tôn kính như một vị Thần minh cao nhất, vì cha mẹ không chỉ tạo cho con mảnh hình hài mà còn nuôi dưỡng con thành người. Cha mẹ là chiếc lá chắn an toàn che chở suốt đời cho con. Do vậy, đạo làm con là phải giữ tròn chữ hiếu. Con người thực hành được Hiếu đạo, chính là tạo được công đức rất lớn.

    ĐỒNG NGUYÊN VẠN GIÁO / Đức Vạn Hạnh Thiền Sư
    VẠN HẠNH THIỀN SƯ, Bần Tăng chào mừng chư hiền đệ hiền muội lưỡng ban đàn nội. THI Chuỗi dài ý hệ cõi Nam Giao, Thích, Đạo, Nho tông những sắc màu, Đã có trường thi Tam Giáo trước, Nhịp đầu để nối nhịp theo sau.

    “ĐẠO LÀ CON ĐƯỜNG DUY NHỨT CỦA VẠN LINH SANH CHÚNG” / Ban Biên Tâp
    “Từ thuở khai Thiên tịch Địa sắp bày trần thế đến ngày nay, các con chỉ hiểu đạo khai trong những thời kỳ hỗn loạn để cứu thế, hay đạo khai trong cơ biến dịch đất trời. Đến ngày nay, Thầy đã dạy rất nhiều và rất rõ ràng cho các con từ mấy mươi năm qua, đạo là con đường duy nhứt của vạn linh sanh chúng, từ Thầy ban phát đến thế gian, và từ thế gian các con trở lại cùng Thầy. [. . .]” Ngọc Minh Đài, Tuất thời 29 tháng chạp Bính Ngọ (8-2-67)

    Sau trước nếu một lòng tự quyết,
    Thì đạo, đời, muôn việc do ta,
    Chánh tâm thành ý đó là,
    Tu thân xử thế tề gia vẹn toàn.
    Lỡ một kiếp đâu còn cơ hội,
    Trễ một ngày khó đổi ngàn vàng,
    Đừng rằng thế sự đa đoan,
    Ví như một giấc mộng tràng rồi thôi.

    Đức Giáo Tông Đại Đạo, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 14-3 Quý Hợi

    Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


    Hãy gửi góp ý của bạn tại đây