Lễ an vi tại Bát Bửu Phật Đài / Thánh giáo Đức Thế Tôn
    Bát Bửu Phật Đài, Ngọ thời Rằm tháng 7 năm Tân Sửu (25 8 1961) LỄ AN VỊ ĐỨC THẾ TÔN. THI PHỔ  chiếu Tam Tông Đạo nhứt nguyên, HIỀN  nhân  phối hợp quán chơn truyền ; BỒ đoàn tâm niệm ly  ma chướng  TÁT  phước vô cùng chưởng hạnh duyên.  Bần Đạo chào chung chư liệt vị đàn tiền.  Giờ nay Bần Đạo rất vui mừng được thấy ân phúc của Trời ban bố cho chư liệt vị tứ phương đồng giác ngộ lại đường siêu thoát. THI Chứng  Lễ Phật Đài vị Thế Tôn , Ngàn năm lưu lại cảnh cô thôn ; Thích, Nho, Đạo hiệp lại ba giềng mối, Sanh chúng may ra thoát vực cồn. Bần Đạo  lai đàn báo tin có GIÁO CHỦ  lai lâm, chư liệt vị khá trang nghiêm  cung nghinh tiếp lịnh. Bần Đạo ban ơn chư liệt vị,  Thăng.

    Âm nhạc và thánh ca trong tôn giáo / Ban Biên Tập
    Lễ nhạc và thánh thi Cao Đài Trong buổi sơ khai của đạo Cao Đài, Đức Chí Tôn đã dạy chư tiền bối tiền khai Đại Đạo lập ra nhac lễ của Đạo.( Ảnh: Ban nhạc lễ tại Đền thánh Tòa thánh Tây Ninh) Thánh giáo trong quyển Thánh Ngôn Hiệp Tuyển I có ghi rõ: 27 juin 1926 18 tháng 5 Bính Dần Ngọc-Hoàng Thượng-Ðế Viết Cao-Ðài Giáo Ðạo NamPhương Nhơn, con phải khởi sự kể từ ngày nay cho tới ngày Ngọc-Ðàn Vĩnh-Nguyên-Tự tập nhạc đủ lại hết. Như nhập lễ thì đừng đánh trống Bác-Nhã, mà đánh Ngọc-Hoàng-Sấm, nghĩa là mỗi hồi mười hai tiếng, đổ xuống đủ 12 hồi, ba lần như vậy. Bạch-Ngọc-Chung cũng giọng ấy. Khi nhập lễ xướng "Khởi-Nhạc", thì phải đánh trống và đờn bảy bài cho đủ. Chừng hiến lễ, phải đờn Nam-Xuân ba bài, vị Lễ Sanh phải hiến lễ bảy lái, đi chữ Tâm. Tới khi thài, thì đờn "Ðảo-Ngũ-Cung", rồi con lại bắt đầu đờn lại, cho chư Môn-đệ tụng kinh. […]

    Quyền Pháp - tình thương và sự sống / Đỗ Thị Duyên, Thùy Nhiên, Đào Thiên Niên, Hương Lan
    Đỗ Thị Duyên, Thùy Nhiên, Đào Thiên Niên, Hương Lan Bài viết này là một phần trong đề án nghiên cứu "Quyền pháp – tình thương và sự sống", nhằm trình bày yếu điểm giáo lý "Quyền Pháp" bằng một ngôn ngữ gần gũi hơn với xã hội, sao cho người đời có thể nhìn thấy được những ứng dụng thực tiễn của chủ đề giáo lý này trong đời sống hàng ngày. Trong quyển Yếu Điểm Giáo Lý Đại Đạo, hai chữ "Quyền Pháp" được giải thích như sau: "Quyền là tình thương, Pháp là sự sống."[1] Còn trong Đạo Học Chỉ Nam, "Quyền là hình thức thể hiện trước đối tượng, Pháp là thể hiện trước bản thân"[2]. Mục đích của bài viết này là diễn dịch những định nghĩa như vậy bằng một cách thức đơn giản hơn, để xã hội dễ tiếp thu hơn. [1] Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, Yếu Điểm Giáo Lý Đại Đạo, tr. 89. [2] Đạo Học Chỉ Nam, chương 4, tiết 4, mục 1.

    Cứu độ nhân sinh và cứu độ tâm linh / Ban Biên Tập
    Sứ mạng ĐĐTKPĐ là sứ mạng cứu độ toàn diện cho thế giới nhân lọai, nghĩa là chủ trương vừa  xây dựng xã hội an lạc tiến bộ tại thế gian, vừa đáp ứng nhu cầu tâm linh của con người. Mục đích toàn diện đó phát xuất từ nguyên lý chánh trung của Đại Đạo, bởi vì Đại Đạo bao hàm cả Thượng Đế và chúng sanh, bản thể và hiện tượng. Và tất cả những gì, những ai mang lấy sự sống và sự tiến hóa đều thuộc về Đại Đạo.

    Thế pháp Di Lạc Hạ nguơn / Vạn Hạnh Thiền Sư
    THI Đạo tâm tại hề Phật tại tâm, Vọng cầu bôn ngoại thị hôn trầm, Nhơn nhơn tự hữu Như Lai tánh, Tánh đắc Như Lai pháp diệu thâm. Vạn Hạnh Thiền Sư, khánh hỉ, khánh hỉ chư Thiên ân sứ mạng, chư đạo tâm đạo hữu.

    Khái lược về Công phu / Thiện Hạnh
    KHÁI LƯỢC VỀ CÔNG PHU Bài nói chuyện tại Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo ngày 15 tháng 3 năm Đinh Hợi (1-5-2007) Thiện Hạnh Tam công là phương pháp tu hành của người môn đệ Cao Đài trong Tam kỳ Phổ độ bao gồm công quả, công trình và công phu. Một cách khái quát, công quả là giúp đời tế chúng, công trình là rèn luyện thân tâm, còn công phu là tham thiền nhập định hầu đạt đến giải thoát tại trần gian và siêu xuất thế gian.

    Tín hữu Cao Đài Campuchia / Đạt Tường
    Năm 1947, hai mươi năm sau khi bắt đầu tạo dựng Thánh Địa Tây Ninh, Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc một hôm vui miệng có kể câu chuyện sau: "Việc khai phá rừng già không phải là việc dễ. Nhơn công phải đương đầu với muôn ngàn nỗi gian lao khổ ải. Khó chịu nhứt là bệnh sốt rét rừng, chói nước. Chư tín hữu người Việt ở lục tỉnh lên làm công quả không chịu nổi với trận giặc rét này. Công quả được ít ngày thì các vị ấy lần lượt xin về hết. Nếu tình thế ấy cứ tiếp tục thì không biết khi nào mới khai phá xong khu rừng. Nhưng may thay ! Ơn Trên chuyển số người Tần Nhơn (Cao Miên) đến làm công quả có đến vài trăm người. Họ là những người lực lưỡng, chịu nắng, chịu mưa giỏi lại quen với lối sống trong rừng nên làm việc đắc lực lắm. Có điều này đặc biệt là trong số hai trăm nhơn công ấy lại có một người là cốt của một vị Thần...

    Thần tiên diệu bút / Đạt Tường sưu tầm
    THẦN TIÊN THI DIỆU BÚT (20 ) Kỳ này, chúng ta hãy thưởng thức sự phối hợp thi thơ giữa Đức Chí Tôn và Đức Lý Giáo Tông qua một hình thức khá độc đáo: Chiết thi bài, câu thất bỏ một, câu bát bỏ hai đọc xuống ! Đàn cơ cách nay đúng 40 năm. (qua bài thơ chiết được, chúng ta cũng thấy cách gọi tuổi năm đạo)

    Danh lợi - Đắc thất / Lê Anh Minh dịch
    Tư tưởng Đạo gia 道家思想 ● Lê Anh Minh dịch 15. DANH LỢI  名 利 – ĐẮC THẤT  得 失 337. Danh dữ thân thục thân, thân dữ hóa thục đa. Đắc dữ vong thục bệnh. Thị cố, thậm ái tắc thậm phí. Đa tàng tất hậu vong. Tri túc bất nhục. Tri chỉ bất đãi. Khả dĩ trường cửu. [Đạo Đức Kinh, chương 44] 名與身孰親?身與貨孰多?得與亡孰病?是故,甚愛必甚費,多藏必厚亡。知足不辱,知止不殆,可以長久。《道德經 • 第四十四章》 【Dịch】Danh với thân, cái nào quý hơn? Thân với của, cái nào trọng hơn? Được với mất, cái nào khổ hơn? Cho nên, yêu lắm ắt hao phí nhiều. Chứa lắm ắt mất nhiều. Biết đủ sẽ không nhục. Biết dừng sẽ không nguy. Có thể trường cửu.

    Kỷ niệm tái thiết Vĩnh Nguyên Tự / Thiên Vương Tinh
    Kỷ niệm tái thiết Vĩnh Nguyên Tự _______ Bài nói chuyện tại VĨNH NGUYÊN TỰ ngày 15-3 Đinh Hợi (01-5-2007) [Ảnh: Đạo Trưởng Thiên Vương Tinh thuyết đạo trong buổi lễ kỷ niệm]

    Truyền thống đạo nhà / Thiện Chí
    Hôm nay chúng ta qui tụ về đây tham dự lễ kỷ niệm ngày tái thiết Vĩnh Nguyên Tự cùng với bổn đạo địa phương. Về hình thức, cuộc lễ kỷ niệm không có gì khác hơn các lễ kỷ niệm của các Thánh Thất Thánh Tịnh khắp nơi. Ngôi cổ tự đã được tạo lập cách đây gần 100 năm, và đã tái thiết cách đây 30 năm. Kiến trúc là "Kiến trúc chùa" rất hoàn chỉnh, nhưng đơn giản không nguy nga rưc rỡ như các nơi khác. Điểm độc đáo của ngôi chùa là một ngôi chùa Cao Đài ! Và nếu chúng ta hồi cứu một chút lịch sử và tâm huyết của tiền nhân sáng lập, sẽ thấy cuộc lễ có một ý nghĩa rất đặc biệt. Đó là ý nghĩa PHỤC HƯNG TRUYỀN THỐNG ĐẠO NHÀ.

    Tiểu sử Ngài Ngô Minh Chiêu / Trích Sử Đạo "Từ Khởi nguyên đến Khai minh"
    Nhân ngày kỷ niệm Đức Ngô Minh Chiêu đăng thiên 13 tháng 3 âm lịch, NCGL trân trọng giới thiệu Tiểu sử của Ngài trích từ quyển Sử Đạo do Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo xuất bản năm 2005.

    Cõi trần thế bể dâu lắm lúc,
    Vòng trái oan câu thúc bao lần,
    Sắc tài danh lợi ái ân,
    Trăm năm ràng buộc tấm thân đọa đày.
    Sớm giác ngộ con quày bước lại,
    Phá vô minh đoạn máy luân hồi,
    Đạo là lẽ sống con ôi,
    Trong con thì Đạo, đất trời là tâm.

    Đức Diêu Trì Kim Mẫu, CQPTGL, 14-8 Nhâm Tuất

    Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


    Hãy gửi góp ý của bạn tại đây