Thắp đuốc Đại Đạo / Ban Biên Tập
    THẮP ĐUỐC ĐẠI ĐẠO ĐỂ GIEO NIỀM TIN SIÊU VIỆT CAO ĐÀI Đức Chí Tôn khai đạo đã hơn 80 năm, đứng trước thực trạng một tôn giáo Cao Đài với nhiều Hội thánh song hành, dù ở cương vị nào với tâm tư tình cảm ra sao, người tín hữu Cao Đài đều phải chấp nhận thực tế cơ đạo ngày nay.

    Sứ mạng phục hồi bản thể / Đức Bát Nhã Thiền Sư
    "Dầu tôn giáo nào cũng đều giáo dân vi thiện, đều áp dụng giới luật quy điều, trì tâm tu kỷ. Tuy trên hình thức có vẻ đặc biệt, nhưng suy kỹ thì đó là nếp sống của con người hiền thánh, tiên phật. Bởi vì thế gian là cõi tạm; mọi cái hữu hình được hiện bày trên thế gian do vạn vật hóa sanh theo đức háo sanh của Tạo Hóa. Tất cả những hình tướng vạn hữu đều do cơ vi luân động của Đạo mầu mà luân chuyển trường tồn, sanh sanh hóa hóa. Những hình thái biến hiện muôn màu, những hương thơm tho, những ánh sáng chan hòa đẹp đẽ làm cho tâm hồn nhơn loại ưa thích mến chuộng, theo đuổi và say sưa đến nỗi quên mất tánh lành vốn cũ, chất phác hồn nhiên, gây nhiều tội nghiệp trái oan, để tiến mãi trong vòng thiên luân vô định.

    Không gian và thời gian trong vũ trụ / Thiện Quang
    Không gian và thời gian trong vũ trụ Thiện Quang Bài thuyết minh giáo lý nội bộ tại Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo, 01-05 Đinh Hợi (15-06-2007 _________ Khi nhìn những bức ảnh chụp các phi hành gia đi bộ trong khoảng không vũ trụ (space walk), chúng ta có một ý niệm rất cụ thể về con người trong không gian và thời gian. Ý niệm đó được Đạo học chỉ nam diễn đạt như sau: "Trong suốt đời người, không thể tách rời ngoài vũ trụ thực tại. Trời Đất Kiền Khôn bao trùm lấy con người, xoay chuyển trong thời gian, không gian hằng hữu."[1] [1] Đạo học chỉ nam, chương 4, tiết 2, mục 2.

    Nghĩ về Ý thức hệ Cao Đài / Ban Biên Tập
    Theo Tự Điển Tiếng Việt (1991) của Viện Ngôn Ngữ Hà Nội, Ý thức hệ được định nghĩa như sau: "Ý thức hệ là hệ thống tư tưởng và quan điểm thường phản ảnh quyền lợi cơ bản khác nhau của các giai cấp, các từng lớp xã hội." Theo "The American Heritage Illustrated Encyclopedic Dictionary": "Ý thức hệ là phần trọng tâm hay chính yếu của tư tưởng, phản ảnh các nhu cầu và nguyện vọng của cá nhân, tập thể hay một nền văn hóa."

    Ý nghĩa ngày 13 tháng 3 âm lịch / Đạt Tường sưu tầm
    Ý NGHĨA NGÀY 13 tháng 3 Hạ tuần tháng 2 Quý Sửu – 1973, giải thích lý do vì sao Ơn Trên đốc thúc việc xây cất phải cố gắng làm để kịp khánh thành ngôi "Vĩnh Nguyên Tự tái thiết" tại tỉnh Long An vào ngày 13 tháng 3 Quý Sửu, Đức Đông Phương Chưởng Quản đã dạy: "Bần Đạo giải thích về đạo số cho chư hiền được rõ: Ngày 13 tháng 3, Tiền Khai Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, Chí Tôn đã chọn ngày ấy phong Thánh cho tam vị Đại Thiên Phong Chức Sắc đầu tiên. Đó Là Thượng Trung Nhựt Lê Văn Trung, Ngọc Lịch Nguyệt Lê văn Lịch, Hộ Pháp Phạm Công Tắc. "Sau đây Bần Đạo dạy về việc hành lễ Khánh Thành An Vị Vĩnh Nguyên Tự: Chư hiền đệ muội có biết tại sao Chí Tôn Thượng Đế đã chọn ngày 13 tháng 3 để cử hành cuộc lễ đó chăng ? Sao lại không chọn thời gian khác để có đủ thì giờ chu toàn công việc tái thiết được hoàn mỹ thêm hơn ? Để khỏi mất thì giờ, Bần Đạo giải thích về đạo số cho chư hiền được rõ (…) Chí Tôn Thượng Đế đã chọn ngày an vị khánh thành sắp tới đây để các sứ đồ con cái của Ngài ôn nhớ lại kỷ niệm thời kỳ khai nguyên lập đạo. Vì tác dụng, nhu cầu cho việc truyền bá đạo pháp cứu độ quần sanh (…) Thế nên, trong phạm vi hiện hữu với khả năng cố gắng tối đa của nhơn sanh chỉ tới chừng ấy, Chí Tôn vẫn cho phép hành lễ trong năm này để kịp thời sử dụng trong công cuộc cứu rỗi." (Đức Đông Phương, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 20.02 Quí Sửu 24.03.1973)

    Tư tưởng Đạo gia: Tư khảo - Trị thế / Lê Anh Minh dịch
    Tư tưởng Đạo gia 道家思想 ● Lê Anh Minh dịch TƯ KHẢO  思 考 – TRỊ THẾ  治 世 313. Bất dục dĩ tĩnh, thiên hạ tương tự định. [Đạo Đức Kinh, chương 37] 不欲以靜,天下將自定。《道德經 • 第三十七章》 【Dịch】Không ham muốn dễ được yên tĩnh, do đó thiên hạ sẽ ổn định. 314. Trị đại quốc, nhược phanh tiểu tiên. [Đạo Đức Kinh, chương 60] 治大國,若烹小鮮。《道德經 • 第六十章》 【Dịch】Cai trị một nước lớn giống như nấu con cá nhỏ.

    Tam kỳ phổ độ / CQPTGLĐĐ
    Cụm từ Tam Kỳ Phổ Độ bao hàm hai ý nghĩa: Ý thứ nhất:  Diễn tả lần lượt cho ba lần  (ba kỳ) Trời gieo mối Đạo xuống trần gian; gồm Nhất kỳ (kỳ thứ nhất), Nhị kỳ (kỳ thứ nhì), và Tam kỳ (kỳ thứ ba). Ý thứ hai: Nói riêng cho lần phổ độ thứ ba.  Danh hiệu Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ còn có nghĩa là Đạo Cao Đài.  Phần trình bày này nhằm phân tích ý thứ nhất:  Tam Kỳ Phổ Độ là ba đợt Trời dạy Đạo cho nhân sinh, và như vậy bao hàm luôn ý thứ hai.

    Tác phong đạo hạnh / Huệ Ý
    Yếu tố quyết định của hạnh là tâm. Sau khi nhập môn, chúng ta phải có ngôn ngữ, cử chỉ khác hơn hôm trước, Ơn Trên dạy phải "khác hơn người thế tục". Đó là tác phong đạo hạnh. Hạnh là sự thể hiện của tâm, đức bên trong hành giả qua ánh mắt, khuôn mặt, lời nói, hành động. Đức Cao Triều Tiền Bối dạy "Tâm đức là bát nhã thoàn đưa người qua bĩ ngạn. Tác phong đạo hạnh gây sự cảm mến đến nhơn tâm giác ngộ."[1] Đức Mẹ dạy: "Tiền nhân xưa chỉ đoan sửa tánh, Mà kết chung nhập thánh siêu phàm; Nay con đạo hạnh vững cầm, Dày công tu sửa sẽ làm Phật Tiên."[2] [1] CQPTGL, 11-02 nhuần Ất Sửu. [2] CQPTGL, 03-8 Mậu Ngọ.

    Cao Đài - nguyên lý về tính nhất thể / Nhóm nghiên cứu Phong-Tâm-Thọai
    Cao Đài – nguyên lý về tính nhất thể trong tôn giáo Cao Hoàng Phong, Võ Văn Tâm, Nguyễn Quang Thoại Là một phần của đề án nghiên cứu "Cao Đài – một tổng luận về tính nhất thể" nhằm triển khai yếu điểm giáo lý "Cao Đài" cho mọi thành phần xã hội không phân biệt xu hướng tín ngưỡng, bài viết này chỉ ra rằng Cao Đài là một nguyên lý hiện diện khắp nơi trong cuộc sống mà con người có thể cảm nhận bằng trực giác từ trong sâu thẳm của tâm linh. Cách tiếp cận của bài này là dựa trên những định nghĩa về "Cao Đài" trong quyển Yếu Điểm Giáo Lý Đại Đạo và có so sánh với một số tự điển bên ngoài.

    Một chuyến liên giao / Chí Thật
    Ngày mùng 1 tháng 3 Đinh Hợi (thứ ba 17/04/2007) được sự phân công của Ngoại Giao Vụ, phái đoàn chúng tôi gồm ba nhân viên: Chí Thật, Minh Đức và Đinh Thị Hạnh, đi dự lễ tại thánh thất Nguyệt Cảnh. Xuất phát từ Cơ Quan lúc 20g25 phút ngày 29 tháng 3 Đinh Hợi, hai con ngựa sắt chở chúng tôi ra phòng vé công ty xe khách Mai Linh số 500 Lê Hồng Phong. Làm thủ tục mua vé xong, có xe trung chuyển đưa chúng tôi ra bến xe xa cảng miền tây lúc đó 21g35 phút, cũng là thời điểm chúng tôi khởi hành đi Cà Mau.

    HỌC KINH THÁNH TRONG TAM KỲ PHỔ ĐỘ / Hồng Phúc
    Cách đây 2005 năm, Chúa Giêsu đã giáng sinh trong thân phận làm người để mở con đường đưa con người tìm đến sự bình an nơi cõi thế, đồng thời dẫn dắt con người trở về Nước Trời là quê hương xưa cũ sau khi rời bỏ xác thân tứ đại. Kỷ niệm ngày Chúa giáng sinh phải được hiểu là một sự nhắc nhở những ai có niềm tin nơi Đấng Cứu Thế hãy thắp lên ngọn tâm đăng để tìm thấy sự cứu rỗi từ Ngài.

    Lễ an vi tại Bát Bửu Phật Đài / Thánh giáo Đức Thế Tôn
    Bát Bửu Phật Đài, Ngọ thời Rằm tháng 7 năm Tân Sửu (25 8 1961) LỄ AN VỊ ĐỨC THẾ TÔN. THI PHỔ  chiếu Tam Tông Đạo nhứt nguyên, HIỀN  nhân  phối hợp quán chơn truyền ; BỒ đoàn tâm niệm ly  ma chướng  TÁT  phước vô cùng chưởng hạnh duyên.  Bần Đạo chào chung chư liệt vị đàn tiền.  Giờ nay Bần Đạo rất vui mừng được thấy ân phúc của Trời ban bố cho chư liệt vị tứ phương đồng giác ngộ lại đường siêu thoát. THI Chứng  Lễ Phật Đài vị Thế Tôn , Ngàn năm lưu lại cảnh cô thôn ; Thích, Nho, Đạo hiệp lại ba giềng mối, Sanh chúng may ra thoát vực cồn. Bần Đạo  lai đàn báo tin có GIÁO CHỦ  lai lâm, chư liệt vị khá trang nghiêm  cung nghinh tiếp lịnh. Bần Đạo ban ơn chư liệt vị,  Thăng.

    Tà thần thấy người đang dục vọng,
    Đã tu hành còn mộng mị huyền,
    Thừa cơ khuyến dụ rủ ren,
    Thiêu thân đành phải vì đèn lụy thân.

    Đức Quan Âm Bồ Tát, Liên Hoa Cửu Cung, 03-01 Ất Tỵ, 04-02-1965

    Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


    Hãy gửi góp ý của bạn tại đây