Giới khẩu kinh / Thánh giáo Đức Vân Hương Thánh Mẫu
    GIỚI KHẨU KINH (Trích Minh Thiện Chơn Kinh-Ngọc Linh Thánh Tịnh "Phụng Lầu" ấn tống năm Kỷ Hợi 1959) * * * . . .Người dương thế thường hay lầm lỗi, Biết vì đâu nên nỗi sai ngoa; Cũng vì cái miệng nói ra, Những lời bất chánh mới gia tội tình.

    Trí và Thức / Tường Chơn
    Trí và Thức là hai lãnh vực mà có nhiều người học đạo chưa phân biệt được rõ ràng. Thực là một điều đáng tiếc. Có bài thơ như vầy trong kinh Đạo Giáo : Học Đạo chi nhơn bất ngộ chơn,    Chỉ vị tùng tiền nhận Thức thần.    Vô lượng kiếp lai sanh tử bổn,    Si nhơn hoán tác Bổn lai nhơn. Nghĩa là : Học Đạo lắm người hay hiểu sai,    Chỉ vị nhìn lộn Thức thần hoài.    Vô ngằn kiếp số gây sanh tử,    Mà kẻ ngu si tưởng Bổn lai. Trong bài thơ nầy, người ta đối chọi hai chữ Thức thần và tánh Bổn lai. Thức thần nói tắt là Thức, còn tánh Bổn lai tức là Trí. Đó là hai chữ mà hôm nay chúng tôi muốn đem ra luận giải cùng quý vị.

    Chân dung người tín hữu Cao Đài / Hồng Phúc
    Cách đây hơn 80 năm một sự kiện hi hữu chưa từng thấy trong lịch sử nhân loại đã xảy ra trên đất nước VN, Đức Thượng Đế giáng trần khai mở một đại cuộc cứu độ trong thời Hạ nguơn mạt pháp, nhằm giúp loài người thoát khỏi những bế tắc trong đời sống nhân sinh, đồng thời nhận ra nguồn cội tâm linh mà quay về cho kịp với tiến trình của vũ trụ. Sự kiện hi hữu đó đã khởi đầu cho sự hình thành một nền tôn giáo mới với danh xưng Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ hay đạo Cao Đài mà Giáo chủ chính là Đấng Tạo Hóa đã khai sinh muôn loài vạn vật, tá danh Cao Đài Tiên Ong Đại Bồ Tát Ma Ha Tát. Ngài đã chọn đất nước VN  làm điểm xuất phát  để mở cơ tận độ  cùng với sự phò tá của các vị Giáo Tổ và toàn thể chư Phật Tiên Thánh Thần đã từng có mặt trong Nhứt và Nhị Kỳ Phổ Độ.

    Cửu Nương day nữ phái / Xuân Mai st.
    Là tín hữu Đạo Cao Đài, chắc hẳn không ai là không biết đến công đức của Đức Phật Mẫu -  Bà Mẹ thiêng liêng của toàn cả Vạn linh, cai quản Khí Hư Vô, làm chủ Phần Âm trong toàn cả Càn khôn vũ trụ. Nhưng ngoài ra, tín hữu Đạo Cao Đài không những nhớ đến công đức của Đức Phật Mẫu mà bên cạnh đó còn có  " 13 Mụ bà" gồm Cửu vị Nữ Phật và bốn vị: Quảng Sanh Phật, Dưỡng Dục Phật, Chưởng Hậu Phật, Thủ Luân Phật. Đó là hội các bà mẹ bảo trợ con người, nhằm độ người từ lúc hoài thai, lớn lên, chết, rồi chuyển kiếp…

    Bồ tát Quan Thế Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn / Thanh Sương
    Bài Thuyết đạo tại Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo ngày 19-6-Đinh Hợi (01-8-2007) ________ [Ảnh bên: Tượng Quan Thế Âm Bồ Tát Thiên Thủ Thiên Nhãn tại Linh Sơn Cổ Tự, đường Cô Giang, Q1, TP.HCM-Dưới tựong có xưng danh hiệu Ngài: "Nam Mô Đại Từ Đại Bi Thị Hiện Thiên Thủ Thiên Nhãn Linh Cảm Ứng Quan Thế Âm Bồ Tát"] * * * Hôm nay là 19 tháng 6 âm lịch, kỷ niệm  ngày thành đạo của đức Quan Thế Âm Bồ Tát. Quan Thế Âm Bồ Tát rất gần gủi với đời sống tâm linh của các dân tộc Châu Á nói chung như Ấn Độ, Tiểu Á, Tây Tạng, Trung Quốc, Triều Tiên,  Nhật Bản, Kampuchia…Riêng Việt Nam đã biết đến oai lực của Ngài từ thuở bình minh của dân tộc. Ngài là một vị Bồ Tát đã đắc quả từ lâu nhưng không nhập Niết Bàn, vẫn qua lại nơi cỏi ta bà để cứu độ chúng sanh vơi 12 lời đại nguyện

    Người giáo sĩ tập hạnh đại thừa / Huệ Ý
    Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo dạy: "Bần Đạo bảo chư Thiên ân đệ muội hãy ý thức về Tâm Hạnh Đại Thừa, đó là lẽ tất nhiên của hành giả -  về nhân vị -  về giá trị -  cũng như sự tu chứng tâm linh. Nếu trên bước Đại Thừa mà Hành Giả thiếu Tâm Hạnh Đại Thừa thì -  tâm đức sẻ mờ lu -  thường bị chư ma hàng phục, -  sanh sân si hỉ nộ, tật đố chủ quan..... -  Hằng bị lôi kéo vào cảnh vô thường mà không hay biết. Do đó chư hiền đệ muội phải thận trọng." (CQPTGLĐĐ, 15.Giêng Tân Dậu)

    Sám hối / Thiện Hạnh
    Đức Chí Tôn dạy rằng: \"Mỗi khi đứa nào lầm lỡ một việc gì, rán mà sám hối ăn năn, sám hối Thầy nói đây là tự giác trở về với linh giác, chớ không phải sám hối là đọc kinh nghe các con.\" ([1]) [1] Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế, Ngọc Minh Đài, 15-7 Kỷ Dậu (28-7-1969).

    Tu kỷ - đãi nhân / Lê Anh Minh dịch
    9. TU KỶ  修 己 – ĐÃI NHÂN  待 人 191. Xí giả bất lập, khóa giả bất hành. Tự hiện giả bất minh; tự thị giả bất chương; tự phạt giả vô công; tự căng giả bất trường. Kỳ ư Đạo dã, viết dư thực chuế hành, vật hoặc ố chi. Cố hữu Đạo giả bất xử. [Đạo Đức Kinh, chương 24] 【Dịch】 Nhón chân lên, không đứng được. Xoạc chân ra không đi được. Tự coi là sáng nên không sáng. Tự xem là phải nên không hiển dương. Tự kể công nên không có công. Tự khoe mình nên không trường tồn. Về phương diện Đạo mà nói, đó là các thứ thừa thải. Có người ghét chúng. Nên người có Đạo không màng.

    Hãy tự biết mình / Thiện Chí
    "Hãy tự biết mình" là lời khuyên có ý nghĩa rất sâu xa từ ngàn xưa của các bậc minh triết. Đức Lão Tử sinh khoảng thế kỷ thứ VI trước CN, từng viết trong Đạo Đức Kinh (CH.33): " Tri nhân giả trí; tự tri giả minh." (Biết người là trí (khôn); biết mình là sáng suốt), nhằm đề cao đức tính tự biết bản thân, thành thật nhận định trung thực phẩm chất của chính con người mình, nên được gọi là "minh".Còn cái biết về kẻ khác là cái tri thức của giác quan hay kinh nghiệm, không cần có bản lãnh sáng suốt vượt trên tư ngã.. Triết gia Hy lạp Socrates (399 – 470 TCN) cũng nổi tiếng với phương ngôn "Hãy tự biết mình" và tự khẳng định rằng : " Có một điều tôi biết chắc chắn là tôi không biết gì cả", ý nói cái biết thế giới hiện tượng không phải là cái biết đích thật, tức không phải chân lý.

    Ngũ nguyện thánh thất an ninh / Thánh giáo Đức Bồ Tát
      NGŨ NGUYỆN : THÁNH THẤT AN NINH Minh Lý Thánh Hội, Tuất thời, 14 tháng Giêng Kỷ Dậu (2/3/69) TAM thiên lục bá đạo bàng môn, TRẤN TĨNH nhân gian thức mộng hồn; OAI đức nếu người không chín chắn, NGHIÊM trừng thiên luật khó bôn chôn. QUAN thân tế chúng hà nhân sự. ÂM điệu độ đời bậc Thế Tôn; NHƯ thị ngã văn tùy chánh đạo, LAI triều chiếu triệu nhập Thiên môn. TAM TRẤN OAI NGHIÊM QUAN ÂM NHƯ LAI, Bần Đạo chào chư hiền đệ hiền muội.

    Quan Thế Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn / Ban Biên Tập
    HÌNH TƯỢNG ĐỨC QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT THIÊN THỦ THIÊN NHÃN và TAM KỲ PHỔ ĐỘ Từ đại nguyện của Đức Quan Thế Âm Bồ Tát đến những truyền tích về công hạnh và lòng kính ngưỡng quyền năng cứu độ của Ngài trong giới tu Phật cũng như trong dân gian nhiều nước, đã cảm ứng thành nghệ thuật điêu khắc những pho tượng Bồ Tát thiên thủ thiên nhãn. Chiêm ngưỡng tượng Quan Thế Âm Bồ Tát ngàn tay ngàn mắt, người tín hữu Cao Đài không khỏi liên tưởng đến Đức Quan Thế Âm trong hàng Tam trấn oai nghiêm Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ mà trên thiên bàn các Thánh thất đều có tượng thờ ngang hàng với Đại tiên Lý Thái Bạch và Hiệp Thiên Đại Đế Quan Thánh Đế Quân.

    Bộ thiết giáp của người tu / Thiện Hạnh
    BỘ THIẾT GIÁP CỦA NGƯỜI TU Trong Thánh Ngôn Hiệp Tuyển, Quyển 1, Thầy đã dạy như sau: "Bởi vậy cho nên Thầy chẳng vì ghét mà không lời khuyến dụ; cũng chẳng vì thương mà không sai quỉ dỗ dành. Thầy nói trước cho các con biết mà giữ mình; chung quanh các con, dầu xa dầu gần, Thầy đã thả một lũ hổ lang ở lộn với các con. Thầy hằng xúi chúng nó thừa dịp mà cắn xé các con; song trước Thầy đã cho các con mặc một bộ thiết giáp, chúng nó chẳng hề thấy đặng, là đạo đức của các con. Vậy ráng gìn giữ bộ thiết giáp ấy hoài cho tới ngày các con hội hiệp cùng Thầy. Nghe và ráng tuân theo."[1] [1] Thánh Ngôn Hiệp Tuyển, Quyển 1, 1948, trang 9.

    Dưỡng dục quần sanh đức hiếu sanh,
    Khai Minh Đại Đạo, Đạo tài thành,
    Tam Kỳ tận độ an thiên hạ,
    Thánh đức âu ca hưởng phước lành.

    Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế, CQPTGL, Rằm tháng 10 Quý Sửu

    Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


    Hãy gửi góp ý của bạn tại đây