Quan niệm và biểu tượng về Thượng Đế / Ngô Nhựt Quang
    Quan niệm và biểu tượng về Thượng Đế trong Đạo Đức Kinh 1. Giới thiệu. Khi qua ải Hàm Cốc, Đức Lão Tử chỉ để lại một bộ kinh duy nhất cho ông Doãn Hĩ làm phương tu hành, đó là Đạo Đức Kinh (ĐĐK). Về sau, ĐĐK trở thành quyển kinh tổ của Đạo Giáo. Trên phương diện triết học, học thuyết của Đức Lão Tử trong ĐĐK được xem là hoàn chỉnh nhất về một vũ trụ quan làm cơ sở cho một nhân sinh quan mới mẻ thời Tiên Tần. Vũ trụ quan của Lão học thâu tóm trong một chữ ĐẠO -- Bản nguyên vũ trụ -- mà không đề cập đến quan niệm Thượng Đế như các học thuyết khác. Để làm rõ mối liên hệ giữa ĐẠO và Thượng Đế, bài viết này dùng cách tiếp cận là so sánh đối chiếu quan niệm về Đạo trong ĐĐK và quan niệm về Thượng Đế trong vũ trụ luận Đại Đạo.

    Truyền thống Hội Yến Bàn Đào / Kim Dung st.
    TRUYỀN THỐNGHỘI YẾN BÀN ĐÀO TẠI CƠ QUAN PTGLĐĐ Nhớ lại khi xưa, lúc ban đầu của tổ chức Nữ Chung Hòa thời kỳ tái lập, Đức Mẹ và chư Phật Nữ Tiên Nương đã gieo ý thức cho nữ phái rất nhiều và nhất là ý thức về ý nghĩa sâu sắc của Đại lễ Hội Yến Bàn Đào.

    Dòng tu Bảo Thọ / Tài liệu của Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài
    DÒNG TU BẢO THỌ (tại Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài [Đà Nẵng] ) Dòng tu Bảo Thọ, do Chị lớn Trần Doãn Cơ gầy dựng.Chị lớn sinh năm Nhâm Tý (1912) tại làng An Tráng, phủ Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Con cụ ông Trần Tương và cụ bà Trần Thị Mỹ (pháp danh ông bà Trần Tri Cẩn, Trần Tịnh Mỹ).. Chị lớn sinh ra và lớn lên trong một gia đình nho phong đạo học, vốn bản chất thông minh dĩnh ngộ. Năm 8 đến 12 tuổi theo học tiên sinh Huỳnh Ngọc Trác, là học trò giỏi được tiên sinh thương yêu.

    Bài thuyết pháp của Tổ Sư Bồ Đề Đạt Ma / Chí Tín st.
    I. Vài nét về hành trạng của Đạt Ma Tổ Sư Đức Bồ Đề Đạt Ma 菩提達磨 (Bodhidharma, đầu thế kỷ 6 Công nguyên), người Ấn Độ, là tổ thứ 28 của Thiền Ấn Độ. Tổ sang Trung Hoa để truyền Phật pháp của Thiền tông và trở thành Đệ Nhứt Tổ Thiền Trung Hoa. Ngài đến Trung Hoa vào năm 520, gặp Lương Võ Đế 梁武帝 hỏi đạo. Rất tiếc Ngài không có duyên với vua Lương nên không thuyết phục được vua vì hai vị quan điểm bất đồng, Vũ Đế quá thiên về thinh âm sắc tướng, xây cất chùa chiền, in kinh độ tăng, còn Tổ lại chuyên về Tâm. Vì thấy không hóa độ được Lương Võ Đế và khó truyền Phật pháp đắc lực ở phương Nam nên Đức Đạt Ma Tổ Sư vượt sông Dương Tử, đi lên phương Bắc. Dừng chân tại Thiếu Lâm Tự, ngài ngồi xoay mặt ngó vào vách, tham thiền chín năm (cửu niên diện bích 九年面壁). Tương truyền Ngài bỏ thế gian năm 529, để lại rất nhiều huyền thoại, như: Đạt Ma cỡi nhánh lau vượt sông Dương Tử, Đạt Ma quảy chiếc giày phi hành trên dãy núi Thống Lãnh, v.v.

    Giao cảm / Ban Biên Tập
    Thu về: mùa thâu liễm Tiết trời đã vào Thu, những đám mây xám làm bầu trời thấp xuống và mưa rả rích, những hàng cây co lại trong gió Thu lành lạnh, mọi người ngần ngại ra ngoài mà tâm hồn hình như cũng lắng đọng nỗi niềm riêng… (Ảnh: Chiều thu vàng-Thiện Chí-06)

    Cầu siêu / Đạt Tường
    KINH CẦU SIÊU CỨU RỖI CỬU HUYỀN (Ảnh: Địa Tạng Vương Bồ Tát, cầm ngọc Như ý và cây tích trượng có 6 vòng tượng trưng sự cứu độ chúng sanh khỏi luân hồi lục đạo(*)  ) Khởi đầu chúng ta hãy xem một trích đoạn xử án của Đức Phong Đô Đại Đế [1] tại Thánh Tịnh Ngọc Linh-Biên Hoà. "Tối ngày 25 tháng 9 năm Đinh Dậu 1957 ngoài trời tối đen, Ban Lễ đã lo chu đáo lễ phẩm nơi Thiên Bàn để qua 8 giờ 30 có lập đàn cơ. Trên trần của chánh điện có treo 2 ngọn đèn "măng xông" [2] thắp bằng dầu hôi và bơm hơi vào đầy đủ, dùng cho đến khuya rồi sẽ bơm lại. Khi đàn cơ bắt đầu, đồng tử xuất khẩu cho bài thi xưng danh là Ac Độc Quỉ Vương giáng trấn đàn, hộ giá Phong Đô Đại Đế. Từ khi cơ bắt đầu chuyển thì hai ngọn đèn "măng xông" đang xì hơi đều đều sáng chói, tự nhiên lu dần hoá ra một cảnh âm u, mờ mờ chỉ còn vừa đủ xem chữ để cho điển ký biên chép. [1] Theo kinh Minh Thánh Phong Đô Đại Đế là 1 trong những chức danh của Ngài Quan Vũ sau khi đã thoát khỏi luân hồi. [2] Tiếng Pháp là Manchon

    Cư trần lạc đạo / Thiện Hạnh
    Trần gian là trường tiến hóa cho vạn linh sanh chúng, nhưng đồng thời cũng là nơi con người chịu sự chi phối của luật nhân quả. Thật vậy, kết quả của hiện kiếp do duyên nghiệp gây ra từ tiền kiếp và có thể cả ở kiếp hiện tại theo Luật nhồi quả (đối với trường hợp hành giả tu giải thoát, quyết đoạn tuyệt với kiếp lai sanh).

    Hình tượng con mắt trong văn hóa cổ Ai Cập / Lê Văn Lộc
    Những công trình nghiên cứu khảo cổ Kim Tự Tháp Ai Cập đã cung cấp cho nhân loại những khám phá thú vị bổ ích về nền văn minh Cổ Ai Cập. Một trong những khám phá đó có liên quan đến những giá trị văn hóa và tâm linh của đời sống người Cổ Ai Cập: khám phá về quan niệm của người Cổ Ai Cập đối với Con Mắt.

    Thần tiên diệu bút / Đạt Tường
    Nhân tiết Trung Thu, chúng ta hãy thưởng thức nội dung đạo lý từ lời dạy của Đức Mẹ Diêu Trì Kim Mẫu cùng hình thức chiết ra bài Thi Khoán Thủ từ bài Phú (chứ không phải từ Thi Bài như bấy lâu nay).

    Cửu Nương Cao Thọai Kiết / Đạt Truyền & Đạt Linh
    Trong một kiếp giáng sanh xuống trần gần đây nhứt tại Bạc Liêu, Cửu Nương có tên là CAO THOẠI KIẾT (theo gia phả). Chữ KIẾT tức là giọng địa phương đọc chữ CÁT   , nghĩa là tốt lành. Cô sanh ngày 16-01 Bính Thân (28-02-1896 theo lịch vạn niên và gia phả, nhưng trên mặt mộ ghi năm 1895), tại ấp Vĩnh Hinh, xã Vĩnh Lợi, tổng Thạnh Hưng, hạt Bạc Liêu (nay là thị xã Bạc Liêu). Cô Cao Thoại Kiết được gia đình gả cho ông Nguyễn Bá Tính, con thứ của đốc phủ Nguyễn Bá Phước. Khoảng hai năm sau cô Kiết thọ bệnh và mất ngày 27-5 Canh Thân (10-7-1920) lúc 24 tuổi.

    Sứ mạng Chung Hòa / Bach Hạnh
    Sứ mạng Chung Hòa là trách nhiệm quan trọng của Nữ Phái Tam Kỳ Phổ Độ để góp công quả vào mục đích tận độ quần linh của Đức Chí Tôn Thượng Đế trong Kỳ Ba Đại Ân Xá trên hai phương diện: Thế Đạo đại đồng Thiên Đạo giải thoát

    Dưỡng sinh - Tị hại / Lê Anh Minh dịch
    Tư tưởng Đạo gia 道家思想 - Lê Anh Minh dịch

    Sau trước nếu một lòng tự quyết,
    Thì đạo, đời, muôn việc do ta,
    Chánh tâm thành ý đó là,
    Tu thân xử thế tề gia vẹn toàn.
    Lỡ một kiếp đâu còn cơ hội,
    Trễ một ngày khó đổi ngàn vàng,
    Đừng rằng thế sự đa đoan,
    Ví như một giấc mộng tràng rồi thôi.

    Đức Giáo Tông Đại Đạo, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 14-3 Quý Hợi

    Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


    Hãy gửi góp ý của bạn tại đây