Mùa Xuân với người giáo sĩ / Huệ Ý
    Bài thuyết minh giáo lý của Giáo Sĩ Huệ Ý, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo. Tháng 3-2007 (Đinh Hợi)

    Đa thần, độc thần và phiếm thần / Thiện Chí sưu tầm
    Nghiên cứu lịch sử hay nguồn gốc các tôn giáo, người ta thường phân lọai các tôn giáo về mặt đức tin nơi Thần Thánh thành ba lọai: _ Tôn giáo đa thần (polytheism) _ Tôn giáo độc thần (monotheism) _ Tôn giáo phiếm thần (pantheism)

    Đầu tư thế hệ tiếp nối / Đạt Tường
    Trong đời sống xã hội, gia đình nào cũng kỳ vọng vào con cái. Cha mẹ thể hiện trách nhiệm qua việc chăm lo từ miếng ăn cái mặc, phương tiện vui chơi đi lại, học hành. Với những bậc phụ huynh đã từng trải trong đời, thấy rõ giá trị của việc học cho tương lai. Từ đó, cha mẹ dầu khổ cực cách mấy cũng ráng đầu tư tối đa vào việc học hành chữ nghĩa và nghề nghiệp cho con em. Nhưng quả thật ít có gia đình, ngoài hai phần vừa kể trên, cha mẹ lại có thêm sự quan tâm đầu tư đúng mức về tinh thần và tâm linh cho con cháu. Nhân sinh đã như thế, đạo hữu cũng chưa có mấy người thoát được ra ngoài lối mòn thói quen suy nghĩ thông thường đó của con người trong đời sống.

    Do đâu có hòa bình an lạc cho thế giới? / Thánh giáo Đức Mẹ & Đức Đạo Tổ
    Đức Vô Cực Từ Tôn: "Kìa con ! Đời đang loạn lạc, người  người mong vọng hòa bình, tôn giáo đang chia rẽ, tín đồ  đạo hữu mong vọng điều hiệp  nhứt, mà hòa bình do nơi  đâu hỡi con ? Hòa bình  hay hiệp nhứt, Đức  Thượng Đế đã ban  cho mỗi con từ  khi mới đến trần gian. Con hãy tìm đem ra mà sử dụng. Tâm con hòa bình, thế giới sẽ hòa bình, tâm con hiệp nhứt, tôn giáo sẽ hiệp nhứt. Các thứ ấy con không thể cầu ở tha lực tha nhân mà có đâu con ![1] [1]Thánh Thất Bình Hòa, 14 rạng Rằm tháng 8 Canh Tuất (14-9-70)

    Tìm hiểu hai câu huấn từ của Đức Đạo Tổ / Tường Khai
    Trong những kỳ lễ cúng Tứ Thời chúng ta đều có đọc kinh VÌ THIÊN ĐẾ do Đức Đạo Tổ dịch ra tiếng Việt Nam từ bài kinh XƯNG TỤNG CÔNG ĐỨC Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế viết bằng chữ Hán mà bên đạo Cao Đài đọc hằng ngày (Thái Cực Thánh Hoàng…). Nếu so sánh hai bài chữ Việt và chữ Hán, chúng ta thấy nghĩa lý hai bài giống y nhau. Tuy nhiên, bài chữ Việt có dư ra hai câu chót : "Chi hơn an mạng thuận thời, Vun trồng cây đức, lẽ đời vậy vay." Cúng lâu ngày, đọc kinh thường xuyên, hai câu chót này đập mạnh vào tâm trí chúng ta. Chúng ta hãy đi sâu phân tích hai câu này, giải mã nó để tìm hiểu thêm ý nghĩa lời dạy của Đức Đạo Tổ gởi cho Minh Lý môn sanh chúng ta.

    Công phu / Chí Thật
    Đức Đông Phương Lão Tổ dạy: Công phu là để tâm an định, Nên đạo nên người chốn thế gian. (CQPTGLĐĐ, 04-6 Tân Dậu, 05-7-1981) "Tâm an định"là kết quả của hành giả trong suốt quá trình thực hành công phu luyện kỷ. Kết quả đó được ứng dụng trong đời sống nhân sinh, thực hiện sứ mạng vi nhân xử thế đúng thời hợp đạo, song song đó là tá trợ với các Đấng trong công cuộc hoằng dương chánh pháp Đại Đạo, hầu tái tạo cõi dinh hoàn Thượng ngươn Thánh đức, thiên hạ thái bình, lạc nghiệp âu ca, được sống trong cảnh trời Nghiêu đất Thuấn, nhà ngủ không đóng cửa, ngoài đường của rơi không ai lượm… được như thế là chúng ta thực hành đúng tôn ý của Đức Tôn Sư Đông Phương Lão Tổ: "Nên đạo nên người chốn thế gian". Từ lúc khai Đạo cho đến ngày nay có hai hình thức công phu phổ biến trong đạo Cao Đài đó là cúng và tịnh (thiền định).

    Từ Chánh niệm đến vô niệm / Thiện Chí
    Từ chánh niệm đến vô niệm Thiện Chí Người tu hành chín chắn trước sau đều phải học tâm pháp. Điểm rốt ráo của tâm pháp là dạy cho hành giả thực hành tâm thanh tịnh, kềm tâm giữ ý để khỏi vọng tưởng mọi sự mọi việc. Vọng tưởng tức là tạp niệm. Dứt vọng tưởng, tâm hoàn toàn thanh tịnh là tâm vô niệm.

    Mùa Xuân suy gẫm / Huyền Như Như Tịnh
    MÙA XUÂN SUY GẨM Nhựt nguyệt xoay vần mới hạ, thu, đông, nay xuân lại đến. Cây xanh đâm chồi nẩy lộc, muôn hoa đua nở, mọi người tạm nghỉ công việc trong năm để đón xuân. Mùa xuân đem lại cho vạn vật những nét thanh tân, những hương vị ngọt ngào, khí hậu thái hòa để trưởng dưỡng vạn vật tiến lên từng giai đoạn. Trong cảnh xuân ấy có xuân tâm của vạn vật, một sức sống mảnh liệt của muôn loài.

    Tâm sự của mùa Xuân / Thiện Chí
    Thời gian là dòng sông vĩnh cửu, nhưng nếu không có bốn mùa thì lấy chi để đánh dấu thời gian. Mỗi mùa có những sắc thái riêng, mà Xuân lại được ca ngợi đón chào nồng nhiệt nhất, thì Xuân càng vinh hạnh biết bao! Nên Xuân đến, Xuân đi, rồi Xuân lại về!

    Phong cách thưởng Xuân Cao Đài / LẬP HẠNH
    PHONG CÁCH THƯỞNG XUÂN CAO ĐÀI Giáo sĩ LẬP HẠNH Từ Đông sang Tây, từ xưa đến nay, mọi người đều tỏ ra rất trân trọng và yêu thích mùa Xuân. Bởi lẽ Xuân đem lại sức sống, sự ấm áp và tươi đẹp. Cũng vì thế, Xuân được xem là mùa đứng đầu trong bốn mùa. " Tứ quí nhơn gian Xuân tại thủ" Và người ta đã nghĩ ra nhiều cách đón Xuân, mừng Xuân, thưởng Xuân

    Xuân tạo thế nhân hòa / Thánh giáo Đức Đông Phương Lão Tổ
      Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 9 giờ đêm 01 tháng 01 Quí Hợi THI ĐÔNG mãn xuân sang ấy lẽ thường, PHƯƠNG châm giải thoát dụng thần phương; LÃO lai thiếu tráng điều công lệ, TỔ đức gầy nên đạo vĩnh trường.

    Ý nghĩa mùa xuân / Giáo sĩ Hoàng Mai
    Xuân là mùa hội tụ tinh hoa, hương sắc đất trời ; xuân mang nét thanh tân, hương vị ngạt ngào, đầm ấm, vui tươi khắp mọi nơi , từ đồng quê  cỏ nội hoa lá thắm tươi khoe hương, khoe sắc, muôn chim ca hót tưng bừng ; cho đến thành thị phố phường, hoa đăng, rực rở ; người người nhộn nhịp đón xuân . "Sắc thiên nhiên điểm màu non nước, Ánh xuân quang tỏa rực bầu trời;

    Biết đạo ai ơi biết lẽ Trời,
    Đừng nên mong vọng chuyện xa khơi,
    Tu nhân kết quả nhân hành thiện,
    Tích đức công dày đức độ đời.

    Đức Đại Đồng Tổng Lý , Huờn Cung Đàn, 01-4 nhuần Quý Mão, 22-5-1963

    Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


    Hãy gửi góp ý của bạn tại đây