Tiểu sử Đức Lão Tử / Web:Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh
    Lão Tử tức Thái Thượng Lão Quân , họ Lý tên Nhĩ, tự là Bá Dương, hiệu Lão Đam, là một vị tư tưởng gia nổi tiếng vào những năm cuối thời đại Xuân Thu. Trong Đạo Giáo, được tôn là vị Tổ sáng lập nên tín đồ xưng Ngài là “Đạo Đức Thiên Tôn”, “Thái Thượng Lão Lý Quân”, “Thái Thượng Đạo Tổ”, “Vô Cực Lão Tổ”, “Tam Thanh Đạo Tổ”, “Lão Quân Gia”, “Vô Cực Chí Tôn”, “Vô Cực Thánh Tổ. Ngài sanh ngày mười lăm tháng hai năm Canh Thìn , tức năm thứ mười đời vua U Vương nhà Châu (Chu), người ở lý (xóm ấp) Khúc Nhân, làng Lại, huyện Khổ , thuộc nước Sở. (hiện nay là Lộc Ấp (鹿邑) thuộc tỉnh Hà Nam-NT)

    Lược dịch nghĩa kinh Tiên giáo (Thái Thượng Chí Tâm Qui Mạng Lễ)) / Tủ sách Đại Đạo
    Ngày Rằm tháng 2 Âm lịch là ngày Kỷ niệm Khánh đản Đức Thái Thượng Lão Quân. Dưới đây là bài Kinh xưng tụng công đức vô biên của Ngài (Kèm theo lược dịch từng câu)

    Âm Dương Ngũ Hành theo Vũ trụ quan Cao Đài / Trần Ngọc Tâm
    Cứ mỗi độ Xuân về là nhớ đến Kinh Dịch. Bởi Xuân ứng với Đức Nguyên của quẻ Kiền, người học Dịch tuy chưa nắm hết ý nghĩa sâu xa của Thánh Nhân trong Kinh Dịch, tuy với sự hiểu biết còn nông cạn cũng phải viết lên những điều suy nghĩ đã được học hỏi qua lớp Kinh Dịch Căn Bản tại CQPTGL.

    Học lời Ơn Trên dạy về sự yên lặng / Huệ Ý
    Đức Chí Tôn dạy : “Con dừng chân nghe tiếng gọi sau lưng để trở về với Đạo. Đạo là yên lặng, Quyền Pháp ở nơi kín nhiệm. Trí người dù khôn ngoan đến đâu, mưu chước dù bí mật đến đâu, hễ mưu hại ai chán chường thì có mặt trời, mặt trăng sao chớp soi rọi, trong bóng tối thì không ngoài con mắt mầu nhiệm của THẦY. Con đã theo THẦY sao không học THẦY phép đó?” (Trung Hưng Bửu Tòa, ngày 26-7-ĐĐ.33 (Mậu Tuất), (09-9-1958)

    Ý nghĩa ngày lễ Thượng ngươn Thiên Quan Tứ Phước / http://vn.360plus.yahoo.com/kimchung_y4/article?new=1&mid=888
    Từ xưa đến nay, đồng bào Việt và Hoa đến ngày rằm tháng Giêng, nhân tiết xuân còn đượm, thường hay tổ chức hành hương các chùa để cầu phước, mong được mua may bán đắt, danh lợi hanh thông… Tục này đi kèm theo câu nói dân gian: “Ăn chay cả năm không bằng ngày rằm tháng Giêng.” Một trong những điểm hành hương tiêu biểu tại miền Nam là chùa Bà (chùa Thiên Hậu) ở số 18 đường Hùng Vương, phường Phú Cường, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. . .

    Thánh giáo ngày Thiên Quan Tứ Phước / Đức Chí Tôn
    NGỌC HOÀNG THƯỢNG ĐẾ KIM VIẾT CAO ĐÀI GIÁO ĐẠO NAM PHƯƠNG, Thầy các con ! Thầy mừng các con ! Thiên Quan tứ Phước Thầy đến trần gian để ban ơn lành cho các con, đã dày công quả công trình trong tam kỳ phổ độ, và Thầy cũng gởi gấm ơn lành cho tất cả các con cái của Thầy, nhờ nơi các con được chầu Thầy hôm nay chuyển hóa.

    Thánh giáo giao thừa / Đức Chí Tôn và Chư Tiền Khai Đại Đạo
    Nam Thành Thánh Thất, Tuất thời, Mùng 1 tháng Giêng Canh Tuất (6-2-1970) (Bộ Phận Hiệp Thiên Đài Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý - Đ.Tử Thanh Căn) THI Sớm bể chiều non mỏi cánh đâu, Chẳng ham vui cũng chẳng đeo sầu; Thế nhân ai muôn cùng Ta dạo, Trong tiết xuân trời tự tánh thâu. BẠCH HẠC ĐỒNG TỬ, Tiểu Thánh chào đẳng đẳng chư vị Thiên sắc đạo tâm lưỡng phái đàn tiền. Nhân dịp xuân về, Tiểu Thánh vâng lịnh giáng báo tin có Đức Chí Tôn giá ngự, Tiện đây, Tiểu Thánh đề một câu thơ chúc xuân mới trần gian cùng toàn Đạo. THI Xuân thế phô bày vạn ý thơ, Xuân tâm hiện tướng thuận Thiên cơ; Xuân hoa nở rộ vườn xuân Đạo, Xuân cả toàn linh trọn hưởng nhờ. Vậy chư vị thành tâm nghiêm lễ tiếp giá, Tiểu Thánh xuất ngoại ứng hầu, thăng ./.

    Cao Thượng Ngọc Hoàng Tâm Ấn Diệu Kinh / Lê Anh Minh
    Tại Việt Nam, bản kinh này xuất hiện trong một đàn cơ ở Thiên Thơ Đài (Phước Hải, tỉnh Bà Rịa). Sau đó bản kinh được in trong quyển Thoát Hoá Thiên Kinh do Đâu Suất Thiên Cung - Thanh Tịnh Đàn của Cao Đài Đại Đạo Tiên Thiên Hư Vô (chưởng pháp: Linh Châu Tử) xuất bản năm 1951 tại Mỹ Tho . . .

    XUÂN LÀ LẼ ĐẠO TỰ NHIÊN / Ban Biên Tập
    Thời đại ngày nay, sự phân hóa tư tưởng loài người đã cùng cực; lòng tự tôn ngã mạn khiến cho người ta tự cho tư tưởng mình là chân lý tối thượng, làm cho thế nhân bị lầm lạc hoặc hoang mang không biết đâu là lý tưởng của kiếp người. Đức Thượng Đế bèn khai Tam Kỳ Phổ Độ để soi rọi Chân lý đích thực. Đó là Đạo. Đạo không phải là đạo này đạo nọ. Đạo là luật tiến hóa, là luật nhân quả, là sự sống tự nhiên của muôn loài.

    Tuyên ngôn của Đức Cao Đài / Trần Văn Rạng
    Nhịp Cầu Giáo Lý tiếp nhận "yêu cầu đăng báo" bài "Tuyên ngôn của Đức Cao Đài" của tác giả Trần Văn Rạng. Trong tinh thần mở rộng diễn dàn văn hóa đạo đức và nghiên cứu giáo lý Đại Đạo, Ban Biên Tập NCGL xin giới thiệu bài viết cùng chư đạo hữu, đạo tâm độc giả. Những quan điểm và những trích dẫn trong bài là ý kiến riêng của các tác giả.

    Mẹ dạy đầu Xuân / Đức Diêu Trì Kim Mẫu
    Hỡi các con ! Hẳn các con có nghe câu : "Thiên Địa tuần hoàn, châu vi phục thỉ". Tuy lời nói đơn sơ nhưng đúng với lý thiên nhiên của Tạo hóa. Từ thuở tạo thiên lập địa, Bàn Cổ sơ khai, thì các con còn là bổn tánh chơn như chất phác hiền lương, sống lẫn lộn thú cầm, chỉ biết đói ăn khát uống. Vì đức háo sanh của THƯỢNG ĐẾ muốn các con vượt lên một mức để phân tách với thú cầm, nên cho các vị thánh đức lâm phàm cải tạo đời sống các con thành một giá trị trên vũ trụ và xây dựng cho các con một nền tảng nhân đạo vững chắc muôn đời vẫn còn sử dụng.

    Cảm ứng trong Tam giáo và phương tu phản bổn huờn nguyên. / Đại Mạng
    Hôm nay, tôi xin được phép dùng nội dung “Cảm ứng luận” để trình bày phần nói về cái nghĩa cảm ứng theo Đạo giáo. Sau đó, là sự dẩn dụ lý cảm ứng qua lời dạy của Thánh nhơn và về lý cảm ứng trong hai đường lành dữ : hễ cảm lành thì ứng lành, cảm dữ thì ứng dữ. Phần tiếp theo sẽ luận đến cảm ứng theo Thích giáo và Nho giáo và sau cùng là hiệp lý tam giáo để luận cảm ứng trong phương tu “ Phản bổn huờn nguyên”. Phần trình bày sẽ có các đề mục sau đây: 1. Nghiên cứu về ý nghĩa cảm ứng của Đạo giáo; 2. Dẩn dụ cảm ứng trong Thánh ngôn; 3. Chỉ rõ lý cảm ứng trong hai đường lành dữ; 4. Luận về cảm ứng theo Thích giáo và Nho giáo; 5. Kết luận hiệp lý tam giáo. 6. Cảm ứng trong phương tu “Phản bổn huờn nguyên”

    Phổ là rộng khắp cùng thế giới,
    Thông là nguồn suối tới muôn phương,
    Giáo là dạy nẻo chỉ đường,
    Lý là lẽ thật chủ trương thới bình.

    Đức Lý Giáo Tông, 20-5 Ất Tỵ, 19-6-1965

    Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


    Hãy gửi góp ý của bạn tại đây