Khai cơ để mở cửa Huyền, / Đức BÁC NHÃ THIỀN SƯ
    Pháp tu luyện huyền môn Bác Nhã, THÍCH, ĐẠO, NHO gồm cả thiên nhơn; Cũng đồng phá vọng hiển chơn, Thành PHẬT nhập THÁNH, đắc đơn cũng là.

    Ý Thu / Cố Đại Tỉ Diệu Chơn Minh
    . . .Hòa tan Tâm mình trong lòng Vô Cực Từ Tôn Kim Mẫu. Ôi ! Bao vinh quang tuyệt vời. Thật tuyệt ! Hòa tan làm Một, Tâm siêu việt thời không, nằm ngoài công lệ, chỉ có một Tâm đại thể, thoát khỏi hai gông kềm âm dương ngũ hành, hoàn toàn độc lập, tự do. Đây là cái độc lập thật sự, tự do thật sự, dầu ngoại cảnh gọi là thực tế há dễ so sánh được !

    KHÔN ĐẠO THUẬN NHU / Ban Biên Tập
    Đặc biệt , đối với Nữ phái, thánh nhân thường dạy Đạo Khôn phù hợp với Âm tính mềm mại, ôn hòa; có đức bảo dưỡng , chở che, tha thứ; lại có lòng vùa giúp, tá trợ cho mọi người đạt đến thành công. Khôn đạo rất thâm sâu, Ban Biên Tập mạo muội sưu tầm dưới đây một số thánh ngôn để quí huynh tỉ tham khảo, mong rằng gợi lên được ít nhiều ý đạo trên đường tu công lập đức.

    NHỮNG MẪU CHUYỆN TRUNG THU / Nghi Phong
    Lúc ra đi, Mẹ đã trang bị cho mỗi đứa con một cái túi “ VẠN BỬU NAN” đựng 8 báu Trung Tín, Le, Nghĩa, Liêm Sĩ, Hiếu Để, để làm thiết giáp cho linh căn khi lăn lóc vào đời. Mẹ dặn dò : “ khi xuống hồng trần, các con phải luôn luôn đeo cái túi này trong mình, 8 báu chớ rời xa, vì nếu mất đi một món cũng khó trở về với Mẹ. Nếu túi và báu đều mất hết thì con phải bị vĩnh viễn đọa địa ngục, Mẹ nát cõi lòng. Còn như con đem túi và báu trở về đầy đủ thì Mẹ cho con được ngồi tòa sen. Các con ráng nhớ !”

    Thánh giáo Cửu vị Tiên Nương và Đức Diêu Trì Kim Mẫu / Thiện Chí chú giải
    VÔ thượng vô vi đạo thống truyền, CỰC hành vạn tượng hóa huyền thiên. TỪ tâm tận độ qui tam giới (13), TÔN ý viên dung hiệp nhứt nguyên. DIÊU điện Bàn Đào ân phổ chiếu, TRÌ trung thánh thủy phước ban truyền. KIM loan giá hạc thừa (14) loan giá, MẪU tử tương phùng hữu hạnh duyên.

    Đi tìm cái lý xác thực của ĐỨC TIN CAO ĐÀI / Thiện Chí
    "Bần Tăng muốn bảo với chư liệt vị đạo hữu như thế này: Các hình thức phô bày trong vạn hữu, các pháp biến hiện ở trần gian đều do nhân duyên của mỗi con người cấu tạo. Cảnh và tâm là hai mà một, một mà muôn ngàn duyên nghiệp chủng tử hằng sa. Thì giờ đã điểm đúng với Thiên cơ, tất cả mọi cái giả sẽ trở về với vạn vật để chi phối mà tạo nhân duyên, còn lại, nếu người giác ngộ ắt nhận thấy cái thực để nắm giữ và dưỡng nuôi cho trở thành một hột giống trên cõi tối thượng niết bàn hay vào nơi vô sinh bất diệt. Đó mới chính thực là Đạo, là quyền năng sở hữu của Tạo Hóa ban cho con người, và con người là một trong tam tài có thể huyền đồng thiên địa như Lão Tử, Thích Ca, v.v... Bần Tăng luận có hơi dài dòng, vì Bần Tăng muốn cái chân giá trị của các hàng Thiên ân hướng đạo trong Đại Đạo phải được biểu lộ một cách xứng đáng, và chân giá trị của người tín đồ đạo hữu trong Đại Đạo được thực sự chứng minh ở chỗ giác ngộ phi thường giữa cõi đời đầy chông gai cạm bẫy."

    Quan niệm về chữ Hiếu trong Tam kỳ Phổ độ / Đạt Tường
    Cao Đài Giáo hướng dẫn nhân sinh giải quyết cùng một lúc hai mặt Thế Đạo và Thiên Đạo trong mục đích của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Vì thế CHỮ HIẾU cũng được các Đấng Thiêng Liêng giảng dạy theo đường hướng vừa nêu. Nhân mùa Vu Lan, chúng ta hãy cùng nhau ôn lại những lời dạy về chữ Hiếu qua Thánh Giáo Cao Đài.

    SUY NGẪM VỀ “NHỨT NGUYỆN ĐẠI ĐẠO HOẰNG KHAI” / Thiện Chí
    Người đạo Cao Đài phải có ý thức sứ mạng thật sáng tỏ. Theo đuổi mục đích “Thế đạo đại đồng, Thiên đạo giải thoát” dưới tôn chỉ “Tam giáo qui nguyên, ngũ chi phục nhất”, không phải để hoài cổ hay ca tụng các tôn giáo xưa và mơ ước hão huyền về một thiên đàng tại thế, mà phải chứng minh được khả năng xây dựng thế giới hòa bình, an lạc của con người tiến bộ toàn diện cả hai mặt nhân sinh (social life) và tâm linh (spiritual life).

    VỀ ĐẠI ĐẠO HOẰNG KHAI - Hay suy nghĩ về câu hỏi người đệ tử Cao Đài hiện nay có hoằng khai Đại Đạo được hay không? / Thanh Long
    Những suy nghĩ về câu hỏi người đệ tử Cao Đài hiện nay có hoằng khai Đại Đạo được hay không?

    Song tu tánh mạng / Hồng Phúc
    “Tánh là bản thể, là căn bản của con người, viên minh thường trụ, hồn nhiên thiên lý, vốn có một không hai, chơn thật mà thiêng liêng, ở Thánh không thêm, ở phàm không bớt. -Phật giáo gọi là Chơn Như, Pháp giới tánh, Như Lai tạng, Diệu giác Ngươn minh… -Đạo giáo gọi là Thiên tánh, Linh căn, Huyền đức,, Lý tánh, Lương tân,… -Nho giáo gọi là Thiên lương bổn tánh, Thiên mạng chi tánh, Minh đức, Lương tri, Lương năng, Tánh lý” Trong Đại Thừa Chơn Giáo, Đức Chí Tôn dạy: Tánh là nguyên lý(…) rất linh diệu thiêng liêng của Trời đã phân ra mà ban cấp cho mỗi người, nên lý ấy tức là Tánh vậy(…)Tánh tức Tâm. -Mạng hiểu đơn giản là thân sống của con người, thuộc về phần hữu hình, là nhục thể, là xác thân được kết hợp từ 4 chất là đất, nước, lửa, gió, nên gọi là thân tứ đại,do âm khí hậu thiên của Trời phú bẩm cho cha mẹ sở sanh; cũng gọi là nguyên tinh, nguyên khí. Tánh và Mạng là hai mặt của một bản thể, là sự un đúc từ Lý và Khí của Trời Đất mà thành hình thể. Hình thể đã có, thì Mạng phải chịu trong vòng sinh diệt, biến đổi. Tánh- Mạng con người trong cuộc sống thế gian bị chi phối bởi ngoại cảnh hữu hình, tạo nên tình thức và ý thức.

    Dung Hòa / Hiệp Thiên Đại Đế Quan Thánh Đế Quân
    . . . “Đã hơn hai lần, Tam Trấn Oai Nghiêm đã nói : mỗi phần tử cá nhân của người tín hữu cũng như mỗi tổ chức hành đạo trong các chi phái Đạo Cao Đài là mỗi hột cát rất tốt, những hột xi măng rất tốt. Nhưng đến ngày nay chưa kết thành một bã hồ tốt đẹp đúng mức cho việc xây cất ngôi nhà Đại Đạo duy nhứt, là bởi chưa có một bàn tay người thợ lành nghề biết chế nước dung hòa đúng phân độ tỷ lệ giữa các vật liệu ấy. Nghĩ cũng thương thay !

    Cao Đài Vấn Đáp 72 câu / BAN VĂN HÓA CQPTGL
    Quyển “Cao Đài Vấn Đáp” do Ban Văn Hóa Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo biên soạn, nhằm giới thiệu tôn giáo Cao Đài một cách ngắn gọn. Hình thức vấn đáp sẽ giúp độc giả bước đầu nắm được các nội dung quan trọng của đạo Cao Đài gồm : I.- Sơ lược sử đạo. II.- Cơ cấu tổ chức. III.- Mục đích tôn chỉ. IV.-Nghi lễ và cách thờ phượng. V.- Giáo lý căn bản VI.- Cách thức tu hành và giữ đạo của tín đồ. Dĩ nhiên, bảy mươi hai câu vấn đáp không đủ giới thiệu hết hình thức lẫn nội dung của nền Đạo, nhưng tối thiểu cũng giải đáp được những câu hỏi thường gặp về đạo Cao Đài. Rất mong nhận được nhiều ý kiến của các bậc đạo tâm thức giả, để quyển sách nhỏ nầy hoàn bị hơn khi tái bản. BAN BIÊN SOẠN

    Biết đạo ai ơi biết lẽ Trời,
    Đừng nên mong vọng chuyện xa khơi,
    Tu nhân kết quả nhân hành thiện,
    Tích đức công dày đức độ đời.

    Đức Đại Đồng Tổng Lý , Huờn Cung Đàn, 01-4 nhuần Quý Mão, 22-5-1963

    Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


    Hãy gửi góp ý của bạn tại đây