TUỔI TRẺ ĐẠI ĐẠO VỚI VIỆC PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA ĐẠO ĐỨC DÂN TỘC / Bảo Trân
    Tóm lược. Bài viết này chủ yếu diễn giải lời dạy của Đức Lý Giáo Tông về việc cần phát huy truyền thống văn hóa đạo đức dân tộc của dân tộc Việt Nam theo đường lối Tam giáo quy nguyên, vạn giáo nhất lý và Thiên nhơn hiệp nhứt. Đây là đường hướng, chiến lược quan trọng giúp cho người tín đồ Cao Đài nói chung, tuổi trẻ Đại Đạo nói riêng góp phần thực hiện mục đích Đại Đạo là xây dựng thế đạo đại đồng. Từ khóa: dân tộc Việt Nam, dân tộc được chọn, văn hóa đạo đức, văn hóa dân tộc, Tam giáo quy nguyên, vạn giáo nhất lý, Thiên nhơn hiệp nhứt, bản thể đại đồng nhân loại

    TÍNH CHẤT DÂN TỘC VÀ SỰ KHẾ HỢP BẢN THỂ ĐẠI ĐỒNG NHÂN LOẠI / Trần Ngọc Như Quỳnh
    Tóm lược. Dựa trên những nét đẹp đạo đức trong truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam, kết hợp với thánh giáo dạy về nhân bản của Đức Đông Phương Chưởng Quản, bài viết cố gắng đưa ra những lập luận hướng đến mục đích khẳng định nhân bản là yếu tố căn bản, cốt lõi của tính chất dân tộc, quyết định sự hình thành và phát triển của truyền thống văn hóa dân tộc. Đồng thời, đề xuất một phương thức giúp tuổi trẻ Đại Đạo có thể giữ gìn, phát huy, “làm nổi bật thuần túy tính chất của dân tộc mà luôn khế hợp với bản thể đại đồng nhân loại” .(2) Từ khóa: văn hóa, đạo đức, văn hóa đạo đức, nhân bản, đại đồng, bản thể đại đồng nhân loại.

    Nhân sinh quan Cao Đài ứng dụng cho đời sống con người trong thời đại ngày nay / Ban Biên Tập
    Đề tài đặt vấn đề mối quan hệ giữa Nhân sinh quan Cao Đài và bối cảnh xã hội nhân loại ngày nay hay sự ứng phó của Nhân sinh quan này với các vấn nạn của đời sống mới.

    TRUNG THU HỘI YẾN HIẾN DÂNG LÊN ĐỨC MẸ / DAT TUONG
    Đêm Trung Thu Bàn Đào Hội Yến, Cuộc tương phùng u hiển tình thâm; Chứng lòng Mẹ mới giáng lâm, Nương huyền linh điển âm thầm nhủ khuyên. Giác ngộ phải nhớ đàng quay lại, Bằng muội mê khổ hải trầm luân; Con ôi! Thế lộ trông chừng, Noi theo chánh đạo chớ dừng bến mê. . .

    THU VỀ NHỚ LỜI TỪ MẪU / Thánh giáo Đức Diêu Trì Kim Mẫu
    Chín trùng Mẹ đến với con thơ, Chứng ở lòng con biết kỉnh thờ, Ân huệ sẵn dành bao Hạ quí, Phước hồng chan rưới mấy Thu sơ. Nhơn tâm miễn đặng noi đường chánh, Thế đạo may ra thoát cảnh mờ, Mỗi độ Thu về ghi bút ngọc, Giữ gìn tu học ấy Thiên cơ.

    CON NGƯỜI NGÀY MAI / Quan Thế Âm Bồ Tát
    Buổi đời mạt pháp, nhơn loại tập nhiễm thói hư nết xấu của Đời, từ vô thỉ dĩ lai chồng chất ngập đầy trong khuôn Trời đất, cảnh sống phàm phu nhích chơn hả miệng đều là tội lỗi, loài người gây tạo dẫy đầy ác họa, nào biết nào hay, phải chịu vấn quanh trong sáu đường, ba nghiệp, làm sao thức tỉnh thế gian quày chơn trở lại.

    LUYỆN KỶ / BÁC NHÃ THIỀN SƯ
    Luyện kỷ phục sơ tánh trọn lành Trăm ngày tận diệt gốc vô minh Tâm can có chủ thần yên ổn, Tai mắt vô quyền hết sự sanh Tánh mạng song tu hay nhập Thánh Âm dương lưỡng hiệp đặng trường sanh Quay về nhà cũ không phiền não. Luyện kỷ phục sơ tánh trọn lành

    .Phân tích ý nghĩa Thiên Nhãn bằn Phương pháp phân tích ý nghĩa biểu tượng nghi lễ của nhà nhân học Victor Turner / Phan Thị Bảo Trân
    Tóm lược. Trong bài báo này, chúng tôi trình bày phương pháp phân tích ý nghĩa biểu tượng nghi lễ của Victor Turner – một người đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển cách tiếp cận để nghiên cứu biểu tượng nghi lễ thuộc lĩnh vực nhân học biểu tượng. Sau đó, chúng tôi vận dụng phương pháp này để phân tích ý nghĩa Thiên Nhãn trong đạo Cao Đài và rút ra những thuộc tính quan trọng của nó. Từ phương pháp của Turner và từ quá trình phân tích ý nghĩa Thiên Nhãn, chúng tôi rút ra một số thuộc tính phổ biến của biểu tượng và một phương pháp tổng quát để phân tích ý nghĩa biểu tượng nghi lễ nói chung. Từ khóa: Thiên Nhãn, biểu tượng, ý nghĩa biểu tượng, nghi lễ, nhân học, Victor Turner

    MỖI NGƯỜI CHÚNG TA ĐÓNG GÓP ĐƯỢC GÌ CHO NHÂN LOẠI? / Thiện Chí
    Quan điểm MỖI NGƯỜI CHÚNG TA ĐÓNG GÓP ĐƯỢC GÌ CHO NHÂN LOẠI? Một nhà tư vấn chính sách , Simon Anholt, mới đây đã thực hiện một bảng thống kê gọi là “Good Country Index” (1) để đánh giá khả năng đóng góp cho nhân loại dựa theo thông tin của Liên Hiệp Quốc và World Bank. “Good Country Index” phân tích đóng góp của 125 nước trên các mặt khoa học công nghệ, văn hóa, hòa bình và an ninh quốc tế, trật tự thế giới, khí hậu, thịnh vượng, bình đẳng, sức khỏe. . . Điều chúng ta lưu ý ở đây, bản thống kê đã cảnh báo là Việt Nam là nước có mức “đóng góp cho nhân loại” được xếp hạng áp chót, chỉ trên Libya (tức 124/125). Đánh giá nêu trên, trước khi nêu lên những lý do khách quan này khác, khiến mỗi người Việt Nam chúng ta sẽ tự hỏi, cá nhân mình và dân tộc mình có thể đóng góp được gì cho nhân loại, hay vì ta không hề đóng góp nên có kết quả như thế?

    CHỚ ĐỂ BẢN NĂNG NỔI DẬY / Thiện Chí
    Các nhà khoa học, nhân chủng học cũng như các tôn giáo đều công nhận CON NGƯỜI là một sinh vật tiến hóa cao nhất trên hành tinh. Tuy nhiên dù loài người đã và đang tiến bộ, văn minh đến đâu, sự sống sinh lý tự nhiên vẫn còn tùy thuộc bản năng tự hữu (1) Bản năng là năng lực sinh tồn của sinh vật từ thảo mộc , thú cầm đến con người. Nơi con người, lý trí và tâm linh đã thăng tiến đến mức được gọi là thượng đẳng chúng sinh khả dĩ chế ngự được thú tánh thuộc bản năng.

    ĐÔI ĐIỀU VỀ CHỮ THIÊN TRONG ĐẠO CAO ĐÀI / Huệ Ý
    Thiên là từ Hán Việt để diễn đạt TRỜI của chúng ta. Từ lâu Đức Cao Đài dạy: Thầy mong con biết Thầy, hiểu Đạo, Cho thế gian cải tạo thanh bình… Biết Thầy, hiểu Đạo là lễ phẩm trân trọng chúng ta kính dâng lên Đức Chí Tôn. Trong giới hạn của kiến giải và khuôn khổ của thời gian, đạo đệ xin trình bày đôi điều về CHỮ THIÊN TRONG ĐẠO CAO ĐÀI.

    NIỀM VUI CAO ĐÀI / Thiện Quang
    Sáng 28-09-2013, Tu viện Phănxicô Đakao đã tổ chức một buổi gặp gỡ, hội thảo và chia sẻ liên tôn giáo nhân mùa kỷ niệm Ngày Về Trời của Thánh Phănxicô Atxidi (tiếng Ý: San Francesco d'Assisi). Theo tinh thần sống hòa bình và vui tươi của Thánh Phănxicô, cũng như theo chủ trương đối thoại liên tôn giáo của Ngài, buổi hội thảo đã diễn ra quanh chủ đề “Quan niệm NIỀM VUI theo Phật giáo, Cao Đài và Công giáo”. Dưới đây là bài tham luận hội thảo của Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo.

    Sau trước nếu một lòng tự quyết,
    Thì đạo, đời, muôn việc do ta,
    Chánh tâm thành ý đó là,
    Tu thân xử thế tề gia vẹn toàn.
    Lỡ một kiếp đâu còn cơ hội,
    Trễ một ngày khó đổi ngàn vàng,
    Đừng rằng thế sự đa đoan,
    Ví như một giấc mộng tràng rồi thôi.

    Đức Giáo Tông Đại Đạo, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 14-3 Quý Hợi

    Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


    Hãy gửi góp ý của bạn tại đây