ĐẤNG TỪ BI QUAN THẾ ÂM TẤM GƯƠNG SÁNG CỦA MUÔN ĐỜI / Giáo sĩ Kim Dung
    Lòng từ huệ bao la lớn rộng Đem tình thường sự sống sẻ chia Trần gian vạn khổ còn kia Lòng người Bồ Tát đâu lìa chúng sanh (Đức Quan Âm)

    GÓP PHẦN TÌM HIỂU “QUYỀN PHÁP ĐẠO” / Thiện Chí
    “Quyền pháp Đạo không là điều cai trị. Quyền pháp Đạo chính là sự thương yêu, giải thoát cai trị để tiến hóa.”

    TÔI LÀ AI ? / Thiện Chí
    Trong đời sống hằng ngày, có lúc nào bạn chợt tự hỏi “ Tôi là ai ?”. Câu trả lời hiếm khi là có hoặc giả không hề! Bởi vì ai mà không tự biết mình ? _ Biết mình là biết những gì? Biết mình ở đây không chỉ là biết lý lịch cá nhân, mà còn tự khẳng định lối sống của mình, phong cách quan hệ xã hội, sở thích và thành kiến; những ứng xử trong mọi tình huống giữa đời sống thực tế. Tất cả những điều đó hình thành con người xã hội của mỗi cá nhân. Những “yếu tố xã hội” ấy từ đâu đến? _ Nó đến từ nền giáo dục, từ tập quán gia đình, từ truyền thống dân tộc, qua đó, tùy theo nhận thức, tư duy bản thân mà đối tượng trở nên thành đạt hay thất bại, hạnh phúc hay đau khổ. _ Hạnh phúc ? Thế gian vẫn còn tranh cãi thế nào là hạnh phúc thật. _ Đau khổ ? Nguyên nhân thực sự là gì, bên trong hay bên ngoài?

    ĐỨC THÁI THƯỢNG ĐẠO TỔ và ĐẠO ĐỨC TIÊN GIA / Thiện Chí
    Nhân lễ Kỷ niệm Khánh đản Đức Thái Thượng Đạo Tổ vào ngày Rằm tháng 2 năm Đinh Dậu, một trongTam giáo ĐạoTổ, công đức vô biên thời Tam Kỳ Phổ Độ, xin được giới thiệu cùng chư đạo hữu đề tài ĐỨC THÁI THƯỢNG ĐẠO TỔ và ĐẠO ĐỨC TIÊN GIA.

    NGÀY XUÂN, NGHĨ VỀ CHỮ LỄ TRONG CÂU ĐỐI CỦA MỘT NHÀ GIÁO XƯA / NGUYỄN QUANG TRỊ
    Cuối năm 2014, sau khi hoàn thành sách về “Đức Giáo tông Nguyễn Ngọc Tương” – Giáo tông Hội thánh Cao Đài Ban Chỉnh Đạo, tôi lại vinh hạnh được Thượng Hội và Ban Thường trực Hội thánh Cao Đài Tiên Thiên mời làm đồng chủ biên công trình biên khảo, về “Ba vị Giáo tông của nền Đạo Cao Đài Tiên Thiên”

    ĐỨC TIN CỦA NGƯỜI TÍN ĐỒ CAO ĐÀI TRONG SINH HOẠT TÔN GIÁO / Thiện Chí
    ĐỨC TIN CỦA NGƯỜI TÍN ĐỒ CAO ĐÀI TRONG SINH HOẠT TÔN GIÁO Thiện Chí (Nguyễn Văn Trach) Đức tin Cao Đài xác minh vũ trụ tâm linh có những giai tầng tiếp diễn con đường tiến hóa của vạn hữu, mà sự thoát xác vĩnh viễn của con người là một chuyển biến thăng hoa siêu việt. Nếu tâm linh tại thế đã tiến hóa, chủ thể tâm linh xuất thế sẽ tiếp tục tiến hóa cao hơn. Cứu cánh tiến hóa phải đạt đến tâm linh viên mãn. Và trong vũ trụ chỉ có một tâm linh viên mãn tuyệt đối là Thượng Đế.

    XU HƯỚNG HÀNH ĐẠO CỦA ĐẠO CAO ĐÀI TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA, HỘI NHẬP QUỐC TẾ / Thiện Chí
    Trước khi bàn về “Xu hướng hành đạo của đạo Cao Đài trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế”, chúng ta hãy thử đề ra những lãnh vực có xu hường toàn cầu hóa trên thế giới hiện nay. 1. Lãnh vực tôn giáo 2. Lãnh vực văn hóa và truyền thông 3. Lãnh vực môi trường 4. Lãnh vực hòa bình thế giới

    TIỀM LỰC SÂU THẲM / THiện Chí
    Thánh giáo dạy người hướng đạo chơn tu phải phát huy tiềm lực sâu thẳm mới đạt được những thành tựu công trình đúng theo Thánh ý Thiên cơ. Tiềm lực là nguồn năng lượng hay sức mạnh ẩn tàng bên trong, không phải là động năng của những hành vi đối phó các sự việc thông thường trên đường hành đạo. Nó rất sâu thẳm nên hành giả phải dụng công khơi dây. Ví như viên ngọc tuyệt mỹ dưới đáy biển, người sưu tầm phải chịu khó nhọc đem bí quyết kình ngư lặn lội nhiều phen mới phát hiện. được.

    NGAI CỦA ĐỨC HỘ PHÁP / Châu Đạo California
    Ngày mùng 10 tháng 4 năm Kỷ Hợi ( 17-5-1959 ) lúc 13 giờ 30, Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc thoát xác qui Thiên tại Miên Quốc. Tính theo Dương lịch, thời gian lưu vong của Đức Ngài tại Miên Quốc là 3 năm 3 tháng. Hôm nay, nhân lễ Kỷ Niệm Đức Hộ Pháp Qui Thiên năm thứ 52, chúng ta đang hướng tất cả tấm lòng sùng kính sự nghiệp của Ngài thọ lịnh tử Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế ban cho nhơn loại một mối Đạo Trời, là Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, là ơn cứu độ lần III ngay trong thời Hạ Nguơn Mạt Pháp.Đó là sự nghiệp về Tâm Linh.

    VỀ LÝ TƯỞNG XÂY DỰNG “TÔN GIÁO TOÀN CẦU” / Thiện Chí
    Trong lịch sử nhân loại, từ mấy ngàn năm, do nhu cầu tâm linh của con người, các tôn giáo đã lần lượt được các Giáo chủ sáng lập, truyền bá rộng rãi trên thế giới. Nhưng với bản sắc của nguồn gốc địa phương, bản sắc văn hóa của từng dân tộc, nền giáo lý và các nghi thức đặc thù, giữa các tôn giáo có nhiều dị biệt, khiến cho tín đồ của tôn giáo này không thông cảm, thậm chí không chấp nhận các tôn giáo khác. Tệ hại hơn nữa, kỳ thị lẫn nhau, dẫn đến tranh chấp hay chiến tranh tôn giáo.

    TÓM LƯỢC SỨ MẠNG CƠ QUAN PTGL ĐẠI ĐẠO / Thiện Chí
    I. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ II. ĐƯỜNG LỐI và CHỨC NĂNG HÀNH ĐẠO CỦA CƠ QUAN III. MỤC ĐÍCH CƠ QUAN (trích Chương III –điểu 3 / Bản Qui Điều Cơ Quan) IV. HỌAT ĐỘNG CƠ QUAN (trích Chương IV-điều 4 / Bản Qui Điều Cơ Quan) V. TỔNG QUÁT VỀ SỨ MẠNG CQPTGLĐĐ VI. KẾT LUẬN

    Thiền viện Chân Không / HÒA THƯỢNG Thích Thanh Từ
    Sau đây, chúng tôi sẽ có những lời giải thích về mục đích của tôi khi thành lập Thiền viện Chân Không. Tất cả Tăng, Ni và Phật tử, những người đã có mặt lúc trước, chắc không còn lạ gì với Thiền viện Chân Không. Nhưng những người mới đến hoặc là mới học thì chưa biết rõ. Giờ đây tôi nói lên mục đích của tôi khi thành lập Thiền viện này như thế nào.

    Phật Tiên buổi chót đến hồng trần,
    Kêu gọi người đời rõ lý chân,
    Chớ để linh tâm vùi tục lụy,
    Nên ngừa cám dỗ của tà thần.

    Đức Quan Âm Bồ Tát, Liên Hoa Cửu Cung, 03-01 Ất Tỵ, 04-02-1965

    Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


    Hãy gửi góp ý của bạn tại đây